Viết Nhanh Về Thư Viện Quốc Gia Việt Nam - Here I Write

Bỏ qua nội dung

Vậy là mình đã ngồi làm việc ở Thư viện Quốc gia (TVQG) được một tháng. Mình nghĩ nhiều người (như mình trước đây) từng gặp cái tên này, đi qua tòa nhà này nhưng không dám/muốn vào vì nhiều lý do. Sau khi trải nghiệm, mình thấy nơi này có thể trở thành điểm dừng chân (gần) lý tưởng cho rất nhiều người.

Nếu bạn đang muốn biết thêm về cách thức làm thẻ, vào đọc sách/làm việc ở TVQG thì hi vọng bài viết này có thể giúp được bạn.

  1. Địa chỉ, gửi xe– 31 Tràng Thi (có thể đi xe bus đến các điểm dừng 6-8 Tràng Thi, 37, 49, 48, cạnh 56 Hai Bà Trưng, đối diện số 4 Triệu Quốc Đạt rồi đi bộ đến TVQG)– Bước vào cổng, khu gửi xe máy ở bên tay phải, cần xuống xe tắt máy và dắt xe từ cổng nhé (lúc ra thì không cần dắt :))). 5k/lượt gửi xe (không vào thư viện cũng gửi được luôn).
  2. Làm thẻ– Phòng làm thẻ ở bên tay trái (khi bước vào cổng), đối diện phòng bảo vệ.– Thời gian làm việc: 8h00 đến 11h30 và 13h30 đến 16h30 (đừng đến khi còn dưới 10 phút vì cô làm thẻ nghỉ rất đúng giờ lol), thứ 2 đến thứ 7, trừ ngày nghỉ lễ quốc gia và ngày nội dịch (THƯỜNG là thứ 5 thứ hai trong tháng).– Lệ phí: thẻ thường 120k/năm, các thẻ còn lại và đối tượng được miễn giảm các bạn tự tìm nhé :))– Cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, trẻ em cần mang giấy khai sinh.– Trình tự: Vào phòng -> đợi (nếu có người đến trước) -> thấy nhân viên gọi thì ra đưa CMND, tiền và nhận phiếu thông tin để điền -> gửi lại phiếu -> chụp ảnh -> đợi nhận thẻ -> nhận thẻ. (Hôm mình đi gặp mấy gia đình làm thẻ cho các bé thì hơi lâu một chút nên mất khoảng hơn 30 phút, mấy người sau mình thì chỉ 10 phút đã có thẻ rồi).
  3. Phòng đọcMình vào TVQG chỉ để làm việc nên chưa khám phá hết các phòng đọc. Vậy nên mình chỉ nói về những phòng có thể ngồi làm việc thôi nhé.– Khu nhà ngay chính giữa thư viện là nhà A, phần sảnh tầng 1 thường để trưng bày và tổ chức sự kiện, hai bên có một vài ghế ngồi và máy tính. Khu này mình chưa ngồi nên không biết có cần đăng ký không, các bạn có thể hỏi lễ tân (ở góc bên trái khi vừa vào cửa nhà A).– Hãy mạnh dạn đi qua sảnh nhà A và các bạn sẽ thấy nhà D, dính vào nhà A nhưng là nhà D nhé. Nhà D là nơi có các phòng đọc mình thường ngồi. Tầng 2, 3, 4, 5 đều có phòng đọc và (hình như) các phòng này đều có thể ngồi làm việc. Một số phòng có máy tính để bàn cho người dùng (tầng 2), còn lại chỉ có máy tính lớn để tra cứu thông tin sách.– Tầng 2:+ Phòng S.hub: bàn ghế mới, nhiều quạt, có điều hòa, có máy tính, nhiều ổ điện, thoáng gió nhưng hơi đông và nghe rõ tiếng đường phố nên hơi ồn (bên đường có mấy hàng bán loa đài hay mở nhạc to thử loa cho khách luôn).+ Phòng Công nghệ thông tin (đối diện phòng S.hub): nhiều máy tính bàn, có bàn dài làm việc, không biết nhiều ổ cắm không (vì mình không ngồi).– Tầng 3: Có phòng Báo và Tạp chí, phòng Doanh nhân (có sân ngoài trời nhưng mất thêm phí nhá), chưa ngồi nên không biết thế nào.– Tầng 4 + 5 (vì tương tự nhau): Có các phòng đọc KHTN, KHXH và Đa ngôn ngữ, nhiều bàn, yên tĩnh, bàn ghế hơi cũ, ít ổ cắm (Tầng 5 nhiều hơn) nên hãy mang theo ổ cắm riêng nếu cần dùng nhé, hơi nóng hơn tầng 2 nhưng cảnh thoáng và đẹp hơn (vì ở trên cao mà), ít bị ảnh hưởng bửi tiếng động ngoài đường phố. Có thang máy ở cuối hành lang tầng 1 đó, không cần leo bộ đâu.– Còn mấy tòa nhà ở hai bên nữa nhưng mình chưa nghiên cứu nên không biết có phòng đọc không hay chỉ là kho sách thôi.
  4. Lưu ý– Vào phòng đọc cần xuất trình thẻ thư viện, đừng phăm phăm đi vào mà các cô chú anh chị thủ thư ghét cho đấy. Nếu có balo, túi xách thì phải lấy chìa khóa tủ gửi đồ và để túi vào đó (tủ gửi đồ ở chuối hành lang các tầng), không được mang sách in vào phòng đọc (sách photo, vở viết thì được), không được mượng sách về.– Nhân viên thư viện không giống nhân viên quán cà phê, quán ăn bên ngoài đâu nên có thể sẽ không niềm nở, nhiệt tình như chúng ta muốn, có một số rất ít còn khá quan liêu, bắt bẻ, cảm ơn có khi còn không được đáp lại (đừng sốc), nên các bạn hãy chuẩn bị tâm lý trước (làm theo chú ý của mình thì chắc sẽ không sao đâu nè).– Khi về nhớ trả khóa tủ (nếu mượn) và lấy thẻ về nhé.– Cuối tầng 1 và 3 có cây nước để bạn lấy nước uống.– Nhà vệ sinh ở cuối tầng 1 và 3 luôn, nếu đi từ ngoài vào thì NVS nam ở bên tay phải, NVS nữ ở bên trái; NVS nữ thường hết giấy nên hãy mang theo giấy hihu.– Bên ngoài phòng đọc tầng 2, 4, 5 có ghế ngồi nên các bạn có thể mang cơm rồi ra đó ăn hoặc ra ngoài sân ăn cũng mát mẻ, trong lành lắm nè.– Nếu cần tìm sách/báo/tài liệu, các bạn có thể hỏi nhân viên/thủ thư ở các tầng hoặc lễ tân. Mình thấy mọi người đều sẵn lòng trả lời, dù có nhẹ nhàng hay không nhẹ nhàng lắm. Nhưng có vẻ các chị trẻ tuổi và nhân viên nam sẽ đỡ khó chịu hơn (thật ra mình chưa gặp ai hỏi cách mượn sách mà bị mắng đâu :)))– Một vài cô nhân viên vệ sinh quét dọn hơi mạnh tay nên nếu được thì khi các cô quét, bạn có thể tránh đi cho đỡ bận tâm.– Mọi người vẫn thường để lại laptop ở bàn rồi đi ăn trưa các kiểu nhưng thư viện ít camera lắm đó nên “do it at your own risk” và đừng để đồ có giá trị trong tủ gửi đồ.
  5. Trở thành người dùng thư viện có văn hóa– Hãy giữ yên tĩnh cho bản thân và xã hội. Không ai bắt bạn ngồi im, không cử động nhưng đừng nói chuyện/nói điện thoại to, đừng rung bàn ghế gây ra tiếng/ảnh hưởng đến người ngồi cùng bàn.– Tắt chuông điện thoại, đừng mở loa ngoài của các thiết bị điện tử. Nếu lỡ quên và tắt ngay thì không nói nhưng nhiều người cố tình mở chuông và loa luôn ý, khó hiểu lắm.– Giữ gìn cơ sở vật chất và sách/báo/tài liệu trong thư viện.– Đừng mang đồ ăn có mùi, có tiếng khi nhai vào phòng đọc.– Ra về nhớ dọn sạch chỗ ngồi và mang theo rác của mình (nếu có).– Hỏi/nhờ/yêu cầu nhân viên lịch sự và nhớ cảm ơn họ. Vì dù có không vui tươi ra mặt nhưng họ cũng đã giúp bạn mà.– Nghiên cứu trước về quy định/quy trình của thư viện: https://nlv.gov.vn (cấu trúc website hơi lạc lối nên bạn có thể google từ khóa + Thư viện quốc gia cho dễ tìm)– Đừng kéo lê ghế, đẩy ghế, ủi ghế và bàn vì những hành động này sẽ tạo ra tiếng động gây ức chế đó các bạn. Hãy bê lên, nhấc lên nhé. Mình còn bê được mà các bạn nam nữ cao to cứ kéo lê ghế là sao vậy?

Tạm thời có vậy thôi. Khi nào biết thêm gì mình bổ sung sau.

(À ở thư viện nhiều cây mát lắm!)

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Điều hướng bài viết

Bài trước Một ngàyBài tiếp theoOn the come back of SNSD

13 bình luận về “Viết nhanh về Thư viện Quốc gia Việt Nam

  1. hello, cậu cho mình hỏi xíu là thư viện quốc gia có mở chủ nhật không ạ? Mình google thì thấy có mở CN, nhưng không chắc do bài post của TVQG lâu rồi

    ThíchThích

    1. Hi cậu. TVQG có mở cửa vào CN nha. CN là ngày vắng nhất luôn ý, ngồi thích lắm. TVQG thường nghỉ lễ theo lịch và nghỉ nội dịch vào thứ 5 của tuần thứ 2 trong tháng nhé. Mình hay xem lịch nghỉ ở trang này: https://www.facebook.com/thuvienquocgiavn. Với cả bây giờ mượn chìa khóa tủ gửi đồ ở ngay quầy lễ tân tầng 1 cậu nha.

      ThíchĐã thích bởi 2 người

  2. Chị ơi em muốn hỏi wifi ở các phòng đọc hiện có được phủ sóng toàn bộ và sử dụng miễn phí hay mất phí ạ? Em cảm ơn chị.

    ThíchThích

    1. Chào bạn, trong cả Thư viện đều có Wi-Fi miễn phí nhưng có password nhé (password thường dán trên bàn hoặc nếu không tìm thấy, bạn có thể hỏi nhân viên nha). Nhưng thi thoảng cũng có lúc mạng hơi yếu nếu nhiều người dùng quá nhé. Hình như có cả dịch vụ Wi-Fi riêng có phí thì phải.

      ThíchThích

  3. Bạn ơi, cho mình hỏi TVQG có làm vé gửi xe tháng không nhỉ?

    ThíchThích

    1. Chào bạn. Mình không hỏi về việc làm vé gửi xe theo tháng nên cũng không biết có vé tháng không ạ. Mình thấy nhân viên làm việc ở một số nơi gần đó cũng gửi xe ở Thư viện nên có thể là có đấy ạ. Bạn liên hệ các bác/chú bảo vệ để hỏi cho chính xác nhé.

      ThíchThích

  4. Hi bạn, cho mình hỏi giờ nghỉ trưa (11h30-13h30) thì thư viện đóng cửa phải không ạ? Mình có thể ở lại trong thư viện vào giờ nghỉ trưa được không ạ?

    ThíchThích

    1. Chào bạn,

      Buổi trưa, Thư viện vẫn mở cửa bình thường, người đọc không cần ra khỏi Thư viện đâu ạ. Bạn đến vào khoảng thời gian này cũng vẫn vào được như bình thường nhé.

      ThíchThích

  5. bạn ơi. Có được chụp lại sách ở phòng đọc tầng 3 không ạ😅😅😅

    ThíchThích

    1. Mình thấy có bạn cũng dùng điện thoại chụp một vài trang và không bị nhắc nên chắc không sao á. Còn chụp cả quyển thì mình không rõ có bị nhắc không nữa. Bạn thử đọc nội quy hoặc hỏi nhân viên thư viện xem nhé. Ở thư viện cũng có dịch vụ sao chụp tài liệu nhưng mình không rõ mức giá.

      ThíchĐã thích bởi 1 người

  6. Bạn ơi tầng 4,5 có cần để balo bên ngoài k ạ?

    ThíchThích

    1. Có nhé bạn ơi, hầu như tất cả các phòng đều yêu cầu gửi túi ở ngoài. Bạn mượn chìa khóa ở bàn lễ tân ngay tầng 1 luôn nhé.

      ThíchThích

  7. Cảm ơn những chia sẻ của bạn!

    ThíchThích

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Thư viện

  • Tháng Tư 2024(1)
  • Tháng Tám 2022(1)
  • Tháng Tư 2021(1)
  • Tháng Ba 2021(1)
  • Tháng Một 2021(1)
  • Tháng Mười Một 2020(1)
  • Tháng Sáu 2020(1)
  • Tháng Tư 2020(1)
  • Tháng Bảy 2019(1)
  • Tháng Năm 2019(1)
  • Tháng Ba 2019(2)
  • Tháng Mười Một 2018(1)
  • Tháng Tám 2018(1)
  • Tháng Tư 2018(3)
  • Tháng Hai 2018(1)
  • Tháng Mười 2017(1)
  • Tháng Tám 2017(1)
  • Tháng Tư 2017(1)
  • Tháng Ba 2017(4)
  • Tháng Mười Hai 2016(2)
  • Tháng Mười Một 2016(5)
  • Tháng Mười 2016(2)
  • Tháng Ba 2016(1)
  • Tháng Mười Hai 2015(2)
  • Tháng Mười Một 2015(6)
  • Tháng Mười 2015(6)
  • Tháng Chín 2015(5)
Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Here I write
    • Đã có 25 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Here I write
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Thư Viện Quốc Gia Hà Nội Giờ Mở Cửa