Viết Sơ Yếu Lý Lịch (CV): 6 Lưu ý Quan Trọng - Hotcourses Vietnam
CV (Curriculum vitae) là lý lịch cá nhân với các thông tin vắn tắt về trình độ học tập, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tựu của một người. Việc biết cách viết một bản sơ yếu lý lịch (CV) hoàn chỉnh sẽ giúp bạn mở ra nhiều cánh cửa cơ hội cho công việc tương lai. Đặc biệt với các bạn du học sinh, CV chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng và giúp bạn ghi điểm ở “vòng gửi xe” với nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế.
1. CV không nên quá dài
Độ dài lý tưởng nhất của CV chỉ nên gói gọn trong từ 1 đến 2 trang. Với hàng loạt CV gửi đến công ty, nhà tuyển dụng thường sẽ chỉ dành 10 giây để lướt qua CV của bạn. Thay vì sở hữu một bản CV liệt kê toàn bộ thành tích của mình thì nên chọn lọc những yếu tố thật sự nổi bật và liên quan để đưa vào CV. Chỉ trừ trường hợp nhà tuyển dụng hoặc ban tuyển sinh học bổng yêu cầu bạn liệt kê đầy đủ mọi thông tin thì bạn mới nên viết CV nhiều hơn 2 trang.
2. Đảm bảo có đủ những mục cơ bản trong CV
-
Thông tin cá nhân: bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ email của bạn. Vì đây chính là những thông tin giúp nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn, nên hãy kiểm tra thông tin thật cẩn thận.
-
Trình độ học vấn: là toàn bộ thông tin liên quan đến quá trình học tập của bạn bao gồm tên trường, ngành học, thời gian học, … Phần này bạn nên ghi bậc học cao nhất của mình đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục và liệt kê thêm những thành tích, dự án, các khóa học nghiệp vụ chuyên môn có liên quan đến vị trí ứng tuyển mà bạn đã tham gia.
-
Kinh nghiệm làm việc: hãy liệt kê những công việc trước đây của bạn theo trình tự thời gian (công việc gần đây nhất trở về trước) và đảm bảo rằng mọi kinh nghiệm đó đều liên quan đến công việc/ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển. Nếu là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm chính thức, bạn có thể kể về chương trình thực tập trong quá trình học, dự án nghiên cứu tại trường và khéo léo móc nối với vị trí đang ứng tuyển.
-
Kỹ năng: bạn cần phân biệt rõ giữa kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và chỉ nên liệt kê những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển. Đọc kỹ mô tả công việc để từ đó chọn lọc và đưa vào CV những kỹ năng chính thể hiện bạn phù hợp với vị trí đó. Đừng quên nêu ra một vài dẫn chứng để chứng minh những kỹ năng bạn có.
-
Người tham chiếu (tham khảo): là những người từng tiếp xúc và cộng tác trong với bạn trong công việc, học tập và nghiên cứu ở một khoảng thời gian nhất định. Đó có thể là giáo sư ở trường đại học, sếp hay đồng nghiệp ở công ty cũ. Đây thường là những người có vị trí cao hơn bạn để tăng thêm độ tin cậy. Họ đã chứng kiến, ghi nhận những nỗ lực làm việc của bạn và sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của họ về tác phong làm việc bạn có. Thông tin của người tham chiếu cần được trình bày rõ ràng và chính xác như chính thông tin các nhân của bạn, bao gồm: họ tên, chức vụ, mối quan hệ của bạn với họ, tên công ty, thông tin liên lạc (email và số điện thoại) của người tham chiếu.
>> Phân biệt CV và Resume
3. Áp dụng phương pháp STAR trong mục kinh nghiệm làm việc
STAR là viết tắt của Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động) và Result (Kết quả) khá phổ biến với sinh viên quốc tế. Việc thiết kế công việc bạn làm tại các công ty, dự án trước đó theo phương pháp này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng hiểu rõ về kinh nghiệm cũng như những điều mà bạn học hỏi được từ công việc đó. Trước mắt là làm quen với STAR trong trình bày CV, song bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này trong các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn!
4. Tránh đưa đánh giá chủ quan về kỹ năng vào CV
Có một lỗi thường gặp khi các bạn sử dụng các mẫu CV có sẵn là tự tin đánh giá kỹ năng của bản thân đang ở mức nào. Chẳng hạn bạn trình bày mục kỹ năng về lập trình ngôn ngữ Java ở mức tốt, Excel tốt, làm việc nhóm ở mức khá tốt,... sẽ thể hiện sự chủ quan. Lý do là vì mức tốt bạn đặt ra chưa hẳn đúng với tiêu chí mà công ty yêu cầu. Cách hay nhất là chỉ cần thành thật liệt kê ra những kỹ năng mà bạn tự tin biết, còn việc đánh giá sẽ được chứng minh qua các vòng phỏng vấn.
5. Chỉn chu từ cách trình bày đến cách đặt tên file
Lỗi ngữ pháp, dấu câu hay lỗi chính tả là điều cấm kỵ không nên mắc phải, dù bạn viết CV bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Ngoài ra, khi gửi hồ sơ, bạn thường phải đính kèm theo nhiều loại tài liệu khác nhau. Vậy nên bạn nhớ đặt tên file CV rõ ràng và dễ dàng phân biệt với những tài liệu khác. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể thuận tiện mở CV của bạn mà không bị nhầm lẫn và cũng tránh việc tìm kiếm mất thời gian.
6. Nhờ người có kinh nghiệm xem qua CV
Nếu biết anh chị nào đó giỏi và thành công trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi, bạn hãy thử gợi ý được hỗ trợ review CV và góp ý. Đó là cơ hội quý giá để bạn biết được điều gì thật sự đắt giá và nên được nhấn mạnh trong ngành nghề cụ thể đó.
>> Một vài mẫu CV cho ứng viên
>> 6 khoá học miễn phí giúp làm đẹp CV của bạn
*Bài viết được chỉnh sửa bởi Võ Quỳnh Hương vào ngày 9/5/2022.
Từ khóa » Cv Và Sơ Yếu Lý Lịch Khác Nhau Chỗ Nào
-
CV Và Sơ Yếu Lý Lịch – đâu Là Sự Khác Biệt Cơ Bản? - Nghề Nghiệp
-
Sơ Yếu Lý Lịch Và CV Có Khác Nhau Không? Khác ở điểm Nào?
-
Sơ Yếu Lý Lịch Và CV Có Khác Nhau Không? - Joboko
-
Giải đáp Thắc Mắc CV Xin Việc Có Phải Là Sơ Yếu Lý Lịch Hay Không?
-
Sự Khác Nhau Giữa Bản CV Và Sơ Yếu Lý Lịch
-
Sự Khác Nhau Giữa CV Và Sơ Yếu Lý Lịch 2022 - Xã Hội
-
Sự Khác Biệt Giữa CV (Sơ Yếu Lý Lịch) Và Resume - Sawakinome
-
[GÓC GIẢI ĐÁP] CV Và Sơ Yếu Lý Lịch Khác Nhau Chỗ Nào?
-
Sự Khác Biệt Giữa CV Và Bản Lý Lịch
-
Cv Và Sơ Yếu Lý Lịch Khác Nhau Chỗ Nào
-
Các Nội Dung Giúp Bạn Phân Biệt Cv Và Sơ Yếu Lý Lịch Khác Nhau Chỗ ...
-
Sự Khác Biệt Giữa CV (Sơ Yếu Lý Lịch) Và Sơ Yếu Lý Lịch - Strephonsays
-
Sự Khác Nhau Giữa Sơ Yếu Lý Lịch Và CV Xin Việc - Joboko