Viết Thư UPU Lần Thứ 51 Tiểu Học - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Thể lệ của cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 51:
  • Hướng dẫn viết thư UPU lần thứ 51 tiểu học:

Viết thư UPU là một trong những chương trình đã gắn bó với biết bao nhiêu thế hệ học sinh. Và cũng như thường lệ cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 51 tiểu học được phát động.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh các bài thi viết thư quốc tế UPU năm 2022 về đề tài: Hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu hiện nay.

Thể lệ của cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 51:

– Thời gian tham dự thi:

Từ ngày 02/12/2021 đến ngày 02/03/2022 (tính theo dấu của bưu điện).

– Đối tượng dự thi:

Bao gồm tất cả các học sinh Việt Nam từ 09 – 15 tuổi.

– Nơi nhận bài dự thi:

Báo Thiếu Niên Tiền phong và Nhi Đồng: Số 05 Hòa Mã – phường Phạm Đình Hổ – quận Hai bà Trưng – Thành phố Hà Nội.

– Các quy định về bài tham gia dự thi:

+ Bài thi phải cho vào phong bì có dán tem và gửi thường qua đường bưu điện.

+ Trong nội dung dự thi, học sinh không được nêu cụ thể tên, trường lớp và địa chỉ của mình.

+ Bài dự thi được viết dưới dạng một lá thư, độ dài của lá thư không quá 800 từ, viết tay trên một mặt giấy. Nội dung bài viết phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân chưa được đăng báo hoặc in sách.

+ Ở góc trên cùng bên trái bài dự thi, ghi đầy đủ thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện, tỉnh hoặc địa chỉ nơi đang sinh sống. Bài thi không ghi đầy đủ nội dung trên sẽ bị loại.

+ Có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài (viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm).

Những dấu hiệu nhận biết biến đổi khí hậu toàn cầu

Hướng dẫn viết thư UPU lần thứ 51 tiểu học:

– Với chủ đề: Hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu

“Write a letter to someone influential explainning why and how they should take action on the climate crisis.”

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em viết một lá thư theo thể lệ đã được đưa ra. Ví dụ:

“Kính gửi bác Antonio Guterres – Tổng thư ký Liên Hợp quốc.

Cháu là một học sinh rất bình thường học tại một ngôi trường yên bình ở một vùng quê.

Thưa bác, với trách nhiệm là một học sinh cũng như một công dân trên toàn cầu cháu luôn mong muốn góp một chút sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước phát triển cũng như giữ cho môi trường luôn xanh – sạch đẹp.

Tuy nhiên, những năm gần đây cháu nhận thấy các thông tin về khí hậu và môi trường đều xoay quanh vấn đề trái đất của chúng ta đang đứng trước những nguy hiểm khó lường trước tình trạng biến đổi khí hậu. Việt Nam – quê hương của cháu là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng,… và nhiều hoạt động kinh tế trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân.

Để dẫn chứng cho những thông tin của cháu, cháu xin phép đưa ra dẫn chứng như sau: Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5% – 10%. Vào giữa thế kỳ có mức tăng từ 5% – 15%. Trong đó, một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc trung Bộ, Trung trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỉ mức tăng nhiều nhất có thể lên tới trên 30% và được phân bố ở Bẵ Bộ, trung Bộ và một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đối với mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm và năm 2100 là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là 25 cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung.

Từ đó, để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên trái đất thì mỗi người dân hãy nâng cao ý thức trách nhiệm của mình bằng cách hạn chế sử dụng phương tiện đi lại cá nhân, hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp, ngưng sử dụng các loại túi nilon trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật hay tham gia trồng cây, bảo vệ rừng.

Cháu mong rằng trong thời gian tới đây Liên Hợp quốc sẽ quan tâm hơn nữa đến việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó thường xuyên. Cùng với đó là năng lực dự báo, tổ chức thực hiện cùng điều khiển, cảnh báo, phương tiện phòng – chống thiên tai ở các khu dân cư nhất là tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai.

Cháu lấy làm vinh hạnh khi bác đang đọc những dòng thư tay nhỏ bé này. Cháu sẽ cố gắng góp sức nhỏ bé của mình để góp phần hạn chế đến mức thấp nhất trước khủng hoảng khí hậu.”

Như vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi đã hướng dẫn các em những nội dung về Viết thư UPU lần thứ 51 tiểu học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu lên những quy định, thể lệ của cuộc thi các em nên hết sức chú ý tới vấn đề này để không bị loại thư một cách đáng tiếc.

Từ khóa » Cách Viết Thư Upu Lần Thứ 51 Lớp 5