Viết Văn Phải Dài, Nỗi Niềm Trăn Trở Khi Mùa Thi đến Gần
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Viết dài - thước đo của điểm số và thỏa mãn? Có một thực tế là học sinh khi đi thi môn Ngữ văn chỉ băn khoăn thấp thỏm có viết được dài không? Viết đúng theo form không? Quan tâm tới học sinh, nhiều giáo viên thường hỏi “Em viết được mấy tờ?” thay vì “Đề khó không? Em làm bài này như thế nào?”. Tôi từng nghe thấy học sinh đi thi chọn học sinh giỏi chia sẻ: “Đề hôm nay khó quá ạ, vấn đề lí luận nằm ngoài tầm bọn em, nhưng tiêu chí của em là chả hiểu gì cũng phải 5 tờ, kiến thức tính sau, cứ phải dài đã thì mới hy vọng vào khung giải được ạ”. Câu trả lời hồn nhiên ấy có khiến chúng ta nghĩ ngợi, từ đâu mà học sinh hiện nay lại hình thành cách nghĩ và đặt ra mục tiêu như vậy đối với các bài làm văn? Các giáo viên tham gia chấm thi môn Ngữ văn trong kỳ thi chọn học sinh giỏi, thi tuyển sinh vào 10, thi Tốt nghiệp THPT đều có chung nhận xét về sức viết của học sinh thật đáng “khâm phục”. Bài thi 120 phút mà viết tới bốn tờ, còn bài thi 180 phút cứ năm, sáu thậm chí bảy tờ giấy thi. Không hiểu chữ đâu mà nhiều thế? Thế nên, cầm trên tay những bài làm văn của học sinh gồm năm, sáu tờ giấy thi, vui vì sức viết của học trò thật tốt nhưng nhiều giáo viên không khỏi băn khoăn, trăn trở. Suy nghĩ, viết dài để đạt điểm cao, trong vai trò giám thị, nhiều lần tôi chứng kiến đa số học sinh sau khi nhận đề liền cắm cúi viết một mạch. Nhiều em còn vận dụng những “thủ thuật kéo dài” rỉ tai nhau như: mỗi dòng chỉ viết khoảng năm, sáu chữ, khoảng cách các chữ nhoãng thưa, không viết sát lề, trích dẫn thơ để cách dòng, làm sao “bôi” ra nhiều tờ giấy thi càng tốt... Và thế là, không cần gạch ra dàn ý khi viết bài (đỡ mất thời gian), không cần viết đúng trọng tâm hay mạch ý toàn bài có logic hay không. Dường như viết dài cho học sinh cảm giác tự tin, tràn trề hy vọng, thỏa mãn vì như vậy được coi là “làm được bài”. Bài hay nhưng không dài thì sao? Văn chương cổ đặc biệt coi trọng sự cô đọng, hàm súc “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn của dân tộc cũng từng căn dặn: “Khi viết cố gắng phải ngắn gọn, song phải có nội dung”; rằng: "Viết dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác, nhưng không có ích cho người xem. Chỉ làm tốn giấy mực, mất công người xem". Đại văn hào Hemingway cũng đề cao lối viết hàm súc theo nguyên lý “Tảng băng trôi”. Thế nhưng trên thực tế đã và đang tồn tại một xu hướng có thể nói là cổ xúy cho lối hành văn lan man, mờ mịt. Điều này đã làm giảm đi niềm yêu thích học văn, đẩy học sinh vào nỗi lo sợ hoang mang khi làm bài thi môn văn. Thi viết văn hay thi viết dài?
Một bài thi học sinh giỏi viết hết 6 tờ giấy thi tương đương 24 trang - Ảnh tác giả cung cấp
Là một giáo viên Ngữ văn, người viết cho rằng, căn cốt của vấn đề liên quan đến cách dạy - cách học trong nhà trường hiện nay đó là thực trạng học vẹt, học thuộc lòng, chép theo trí nhớ. Vì vậy mà có chuyện mừng rơi nước mắt vì sự tăng trưởng điểm số ngoạn mục ở một vài học sinh và cả sự chua xót ngậm ngùi vì điểm số thụt lùi so với mong đợi của những em học sinh nào đó. Nhiều em học sinh lực học mức trung bình nhưng chịu khó học thuộc, viết nhanh thì kết quả là đạt điểm cao, còn nhiều học sinh tư duy logic, kiến thức vững nhưng “ngại” học thuộc lòng thì điểm thấp. Điều ai cũng thấy, khi học sinh mải miết làm sao viết cho dài thì làm sao có đủ thời gian chau lời, chuốt ý rồi lựa chọn dẫn chứng cho sát hợp? làm sao có thời gian tư duy để bài viết sáng tạo, lôi cuốn, chinh phục người đọc? Rõ ràng, để có bài viết dài, các em phải đưa vào tất cả những gì liên quan dù không đúng trọng tâm yêu cầu; cũng không có thời gian để chọn lựa, sắp xếp, thà lan man và không liên quan vẫn tốt hơn là logic mà ngắn gọn. Còn trong vai trò của giáo viên chấm thi, nhiều khi tâm lý hoang mang khi chấm những bài thi viết dài, học văn mẫu. Dẫu biết không phải là văn của các em nhưng “sức viết tốt quá” không thể không cho điểm cao. Còn những bài viết cô đọng, dù nhận thức được đây là văn của các em, không phải văn thuộc lòng nhưng nhiều giáo viên không đủ tự tin cho điểm tốt vì so sánh với những bài viết dài. Ai đủ kiên nhẫn thẩm dò những bài viết dài để chỉ ra ý thừa. Mặc nhiên, cứ dài là có kiến thức và kỹ năng tốt rồi. Bài ngắn mà cho điểm cao lúc chấm lại lấy gì để biện minh?... Cần dũng khí thay đổi Thay đổi thực trạng viết văn dài trước hết từ phía người thẩm văn. Giáo viên chấm bài có tâm phải nhận diện được những bài viết đúng chất của học sinh, thêm nữa phải có bản lĩnh bảo vệ được những bài văn ngắn gọn nhưng sáng tạo, hành văn giàu cảm xúc. Nếu không có nhận thức và bản lĩnh thì giáo viên dễ lung lay với ý kiến của giáo viên khác chấm cùng cặp, rằng: bài ngắn thế sao được từng ấy điểm? Bài dài thế này phải cho ngần này điểm mới đúng chứ… Với người dạy và người học, đừng chạy theo xu hướng viết dài, hãy luyện để viết đúng, viết trúng và viết bằng cái hay của văn chương, bằng cái sâu sắc của tâm hồn và sự độc đáo của cá tính. Trân trọng khả năng viết đó là tôn vinh những bài văn có “chất”, chứ không phải là những bài dài về “lượng”. Tiếng ve cháy lòng đã bắt đầu cất lên, năm học sắp kết thúc và mùa thi cũng đến gần. Bao bận rộn, lo lắng, bao áp lực dồn lên học trò cuối cấp. Chúng ta cùng quay lại chiêm nghiệm: sản phẩm kỳ vọng từ người học văn là những bài viết gọn gàng, sáng sủa, tư duy mạch lạc, lôgic, sáng tạo…, chứ không phải là những bài viết “tràng giang đại hải”.
Từ khóa » Viết Văn Dài
-
Làm Thế Nào để Viết Văn đạt điểm Cao? - Trung Tâm Gia Sư
-
Làm Sao để Viết Văn Hay? Tuyệt Chiêu Viết Văn Tràn đầy Cảm Xúc!
-
Cách Viết Văn Dài - Toàn Thua
-
Bí Kíp Giúp Bạn Làm Bài Văn Tốt - Kenh14
-
Top 11 Cách để Viết Một Bài Văn Hay Và Chất Lượng
-
Mẹo để Viết được 1 Bài Văn Dài - YouTube
-
Cách Làm Văn Dài, đúng Và đủ ý - HOCMAI Forum
-
Làm Thế Nào để Viết Thành Một Bài Văn Hay Và Có Dung Tích Dài
-
Top 10 Bài Văn Dài Nhất Việt Nam
-
Viết Lại, Viết Lại Hoặc Viết Lại Văn Bản | đổi Từ Miễn Phí - Smodin
-
Top 14 Cách Viết Văn Dài Và Hay
-
Bí Quyết điểm 9+ Môn Văn: "Viết Dài, Dai" Không Bằng "viết đúng, đủ"
-
Nam Sinh Viết Bài Văn Dài 18 Trang Giấy Khiến Không Biết Phê Gì