Vietnam Airlines Công Bố Chiến Lược Phát Triển đường Bay HN-TP ...
Có thể bạn quan tâm
Với việc đưa hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới triển khai vào đường bay Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam Airlines xác định chiến lược trọng tâm vào trục bay chính này để chiếm lĩnh thị phần hành khách nội địa trong bối cảnh chờ đường bay quốc tế vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đường bay lớn thứ 2 trên thế giới
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu hàng không châu Á-Thái Bình Dương (CAPA) tháng 12/2020, đường bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện xếp thứ hai trên thế giới về tải cung ứng, chỉ sau Seoul-Jeju (Hàn Quốc). Đây là đường bay trục trong mạng bay của Vietnam Airlines, được khai thác ngay từ khi hãng thành lập và có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines Group cũng như trong việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của Việt Nam.
Năm 2020, sản lượng hành khách trên đường bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 25% tổng số khách nội địa của Vietnam Airlines (bình quân cứ 4 khách của Vietnam Airlines đi tàu bay sẽ có một người đi hành trình Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh).
Nếu tại thời điểm tháng Tư, lượng khách giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 15% so với cùng kỳ thì đến tháng Năm, lượng khách đã phục hồi 100%. Hiện tại, trung bình mỗi tuần Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines và Pacific Airlines) đang cung ứng khoảng 104.000 ghế, vận chuyển 92.000 lượt khách giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tương đương 98% so với cùng kỳ và chiếm 57% tổng thị trường.
Trước vai trò chiến lược và nhu cầu lớn của đường bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam Airlines không ngừng cải tiến, ra mắt các sản phẩm, dịch vụ trên đường bay này nhằm tăng sức hút và mang đến cho hành khách trải nghiệm tốt nhất.
Hãng đã đầu tư phát triển đội tàu bay thân rộng thuộc top đầu châu Á-Thái Bình Dương, lớn thứ hai tại Đông Nam Á với hai dòng Airbus A350 và Boeing 787, cụ thể gồm 14 chiếc Airbus A350-900, 11 chiếc Boeing 787-9, 3 chiếc Boeing 787-10 để phục vụ đường bay giữa Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh và các đường bay quốc tế đến châu Âu, Australia.
[Vietnam Airlines sẽ phục hồi 'sức khỏe' hoàn toàn vào năm 2023]
Bên cạnh đó, hãng cũng đẩy mạnh phối hợp với Pacific Airlines - thành viên của Vietnam Airlines Group trong hoạt động khai thác đường bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo chiến lược phát triển thương hiệu kép (dual-brand) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng với dải sản phẩm phong phú, lịch bay linh hoạt và các loại hình dịch vụ phù hợp với yêu cầu của mọi đối tượng hành khách.
“Sự kết hợp này đã góp phần củng cố thị phần của Vietnam Airlines Group luôn duy trì ở mức trên 50% ở tuyến đường bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên toàn thị trường nội địa,” lãnh đạo Vietnam Airlines cho hay.
Hướng tới hãng hàng không kỹ thuật số
Để nâng tầm đường bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một sản phẩm cốt lõi tại thị trường hàng không nội địa, ngay từ tháng 7/2020, Vietnam Airlines đã đưa ra bộ nhận diện và tên gọi riêng là VNAXPRESS-đường bay Hồ Chí Minh với những ưu điểm vượt trội so với các hãng hàng không khác.
Đơn cử, trung bình mỗi ngày có gần 40 chuyến bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được Vietnam Airlines và Pacific Airlines thực hiện với tần suất 30 phút-1 tiếng/chuyến, đáp ứng tối đa nhu cầu di chuyển của hành khách ở mọi thời điểm.
Giờ khởi hành của các chuyến bay được bố trí vào khung giờ tròn (5 giờ, 6 giờ, 7 giờ...) trải đều từ 6 đến 21 giờ hàng ngày, giúp hành khách dễ dàng ghi nhớ để lên kế hoạch mua vé.
Đặc biệt, các chặng bay giữa Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh được tăng cường khai thác bằng tàu bay thân rộng với tần suất 2 tiếng/chuyến, mang đến cho hành khách cơ hội trải nghiệm thường xuyên các dòng tàu bay hiện đại bậc nhất thế giới.
Riêng với các chặng bay giữa Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh hành khách có thể mua vé sát giờ bay đến 60 phút trước giờ khởi hành thay vì 180 phút như thông thường qua ứng dụng di động, website, đại lý của Vietnam Airlines.
[Vietnam Airlines dẫn đầu Tốp thương hiệu tốt nhất Việt Nam năm 2020]
Trong trường hợp đến sân bay sớm, hành khách có thể được mời lên chuyến bay có giờ khởi hành sớm hơn nếu chuyến bay còn chỗ trong vòng 120 phút so với giờ cất cánh ngay cả khi đã qua khu vực soi chiếu an ninh.
Hành khách được bố trí tối đa sử dụng ống lồng, cùng quầy làm thủ tục và cửa lên máy bay riêng (tại sân bay Nội Bài là quầy B1, B2, B3; tại sân bay Tân Sơn Nhất là quầy B5, B6, B7). Các quầy thủ tục đều nằm ở khu vực gần lối vào cửa an ninh, giúp hành khách tiết kiệm thời gian và thuận tiện trong việc đi lại.
Ngoài các ưu điểm trên, hành khách bay giữa Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh còn được hưởng trọn các dịch vụ tiện nghi của Vietnam Airlines theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế từ mặt đất đến trên không.
Với dịch vụ trên không, hàng loạt tiện ích nổi bật đã được Vietnam Airlines tiên phong đưa lên chuyến bay như dịch vụ giải trí không dây (wireless streaming) trên tàu bay thân hẹp Airbus A321NEO, dịch vụ WiFi kết nối Internet trên tàu bay thân rộng Airbus A350, ứng dụng giải trí VNA-FPT Play... Mới đây nhất, hãng đã đổi mới suất ăn trên các chuyến bay giữa Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh và ra mắt ấn phẩm điện tử (E-reader) để hành khách có thể đọc báo, tạp chí ngay trên màn hình giải trí cá nhân.
Suất ăn trên chuyến bay của Vietnam Airlines gồm nhiều thực đơn phong phú và đa dạng ẩm thực. (Ảnh: CTV/Vietnam+)Theo đó, lần đầu tiên trên đường bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hành khách hạng Phổ thông có dịp thưởng thức các món ăn như chả cá Thăng Long, mỳ xào kiểu Mekong, cá sốt cay kiểu Hàn, cơm gà xào sả ớt, tráng miệng chè, bánh ngọt... Hành khách hạng Thương gia có thêm nhiều lựa chọn đa dạng từ ẩm thực truyền thống như hủ tiếu, xôi, cá kho miền Nam đến phong vị châu Âu như trứng cuộn pho mai, trứng nhồi nấm và xúc xích, salad Nga... Các món ăn mới được phục vụ trong khung giờ bữa chính từ 5-8 giờ, 11-13 giờ và 17 giờ 30-20 giờ.
Với dịch vụ ấn phẩm điện tử (E-reader) đang được 70% hãng bay trên thế giới đã chuyển sang phiên bản điện tử, hành khách được trải nghiệm không gian đọc rộng mở với nhiều chủ đề phong phú từ du lịch, thời trang, văn hóa đến thời sự, tài chính, kinh doanh...
Để tạo thuận lợi cho đông đảo hành khách, hầu hết ấn phẩm được phục vụ với ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Các ấn phẩm được thường xuyên cập nhật, bổ sung để mang đến những thông tin mới nhất cho hành khách.
“Việc đưa vào vận hành ấn phẩm điện tử nằm trong chiến lược tổng thể của Vietnam Airlines nhằm nắm bắt xu hướng toàn cầu và hướng tới trở thành hãng hàng không kỹ thuật số đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ đọc trên chuyến bay, đảm bảo an toàn sức khỏe cho hành khách nhờ hạn chế tiếp xúc và góp phần giảm thiểu lượng giấy in để bảo vệ môi trường,” lãnh đạo Vietnam Airlines cho hay./.
(Vietnam+)Từ khóa » Chiến Lược Của Vietnam Airlines
-
Chiến Lược Kinh Doanh Của Vietnam Airlines Trong Ngành Hàng Không
-
[PDF] BẢN THÔNG TIN TÓM TẮT - Vietnam Airlines
-
Xác định Tầm Nhìn, Chiến Lược Và Giá Trị Cốt Lõi Của VNA | Tin Tức
-
VNA Và Những Bước đi Cụ Thể Chuẩn Bị Cho Giai đoạn Phục Hồi Và ...
-
Chiến Lược Thích Nghi Của Hàng Không Truyền Thống Khi Giá Vé Giảm ...
-
Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines "đối đầu" để Thành Công
-
Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines - Đẳng Cấp Dẫn đầu Ngành
-
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VNA - HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT ...
-
Vietnam Airlines đẩy Mạnh Tái Cơ Cấu Giai đoạn 2021-2025 để Vượt ...
-
Phân đoạn Thị Trường - Chiến Lược định Vị Của Vietnam Airlines - Phân
-
[PDF] Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam - VNU
-
Vietnam Airlines Và Novagroup Ký Kết Thỏa Thuận Hợp Tác Toàn Diện
-
Chủ động Thích ứng, Tạo đà Phát Triển Cho Năm 2022 - Xem Chi Tiết Vna
-
Cổ đông Chiến Lược Của Vietnam Airlines Từ Chối Quyền Mua Cổ Phiếu