Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Gtel đang Có Bao Nhiêu Thuê ...
Có thể bạn quan tâm
Bộ TT&TT vừa tổng kết thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động trả trước.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ TT&TT vừa tổ chức Hội nghị tổng kết thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động trả trước. Ông Đỗ Hữu Trí - Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Bộ, ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông và ông Nguyễn Khắc Lịch - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.
Tham dự có đại diện các Cục, Vụ chức năng của Bộ TT&TT, các Sở TT&TT và các doanh nghiệp viễn thông di động.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: mic.gov.vn)
Theo báo cáo về kết quả đợt thanh tra diện rộng của Thanh tra Bộ TT&TT, tại thời điểm thanh tra, tổng số thuê bao trên mạng của 5 doanh nghiệp viễn thông là gần 130 triệu thuê bao, trong đó VNPT gần 32 triệu, Viettel gần 67,5 triệu, MobiFone hơn 26 triệu, Vietnamobile 4,4 triệu, Gtel gần 239.000.
Tịch thu 6.900 SIM, xử phạt 777 triệu đồng
Trước đó, ngày 17/9/2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã có Công văn số 3139/BTTTT-TTra chỉ đạo Sở TT&TT các tỉnh thành triển khai thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao trả trước trên phạm vi toàn quốc và Công văn số 3164/BTTTT-TTra gửi UBND các tỉnh thành, Bộ Công thương, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường, công an tỉnh cùng phối hợp với Sở để thực hiện đợt thanh tra từ ngày 1/10/2019 đến 20/11/2019.
Các Sở TT&TT đã thanh tra tại 140 chi nhánh trực thuộc của 5 doanh nghiệp viễn thông và các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Thanh tra Bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và Cục An ninh thông tin và Truyền thông (Bộ Công an) thanh tra tại Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone. Sở TT&TT thành phố Hà Nội tiến hành thanh tra tại Công ty Cổ phần Viễn thông Vietnamobile và Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn Cầu.
Trong đợt thanh tra đã tịch thu 6.900 SIM đã được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ. Tổng số tiền xử phạt của Thanh tra Bộ và các Sở TT&TT khoảng 777 triệu đồng.
Theo đại diện Thanh tra Bộ, đợt thanh tra diện rộng lần này được triển khai tương đối đồng bộ, bài bản trên phạm vi toàn quốc, đã kịp thời chấn chỉnh các vi phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ thuê bao di động trả trước, qua đó các doanh nghiệp cũng đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với người dân, xã hội trong quá trình hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các Sở TT&TT tại các địa phương trong lĩnh vực này.
Một điểm sáng trong đợt thanh tra lần này là từ tháng 8/2019, Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel và Tổng Công ty MobiFone đã áp dụng công nghệ AI trong đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước để nhận diện, bóc tách thông tin trên giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân và so sánh hình ảnh chụp trực tiếp người thực hiện giao kết hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung với ảnh chứng minh nhân dân/căn cước công dân để tăng tính chính xác của thông tin thuê bao.
Nguyên nhân SIM rác vẫn được bán trên thị trường
Theo nhận định của Thanh tra Bộ, đợt thanh tra diện rộng lần này vẫn phát hiện tình trạng bán SIM rác của các mạng trên thị trường. Nguyên nhân cụ thể của tình trạng này được chỉ ra là:
- Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông (CCDVVT) ủy quyền thực chất là các hộ kinh doanh bán SIM, thẻ cào, điện thoại di động… trước đây, được một doanh nghiệp khác thiết lập thành địa điểm kinh doanh trực thuộc.
- Các điểm CCDVVT đã lợi dụng quy định cá nhân, tổ chức có thể đăng ký sử dụng nhiều thuê bao để thực hiện các thủ tục đăng ký thông tin cho nhiều SIM rồi thực hiện việc bán SIM đã kích hoạt trước. Doanh nghiệp đăng ký sử dụng nhiều nhất là 88.637 thuê bao di động.
- Các điểm CCDVVT lợi dụng thông tin cá nhân của khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ trước đây để tiếp tục giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
- Có tình trạng sao chép, trao đổi ảnh chụp chủ thuê bao, ảnh chụp chứng minh nhân dân, căn cước công dân giữa các chủ điểm CCDVVT để giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Điểm b Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 49/2017/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp viễn thông di động phải kiểm tra, giám sát, bảo đảm các số thuê bao đó được sử dụng cho bản thân, con đẻ, con nuôi đối với chủ thuê bao là cá nhân; cho nhân viên, thiết bị đối với chủ thuê bao là tổ chức”. Tuy nhiên do không quy định rõ về nội dung kiểm tra, giám sát là gì, thời điểm kiểm tra như phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ, hợp đồng lao động,... nên nhiều tổ chức, các nhân đã đăng ký vài chục nghìn thuê bao nhưng không thể khẳng định doanh nghiệp viễn thông có thực hiện kiểm tra trước khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay không.
- Doanh nghiệp chiết khấu trực tiếp cho các đại lý với mức chiết khấu cao cho phát triển thuê bao mới, dẫn đến các đại lý đăng ký và kích hoạt bán SIM rác.
Chia sẻ về kinh nghiệm ngăn chặn, xử lý SIM rác, tin nhắn rác tại địa phương mình, đại diện lãnh đạo Sở TT&TT Thừa Thiên - Huế cho biết, Huế đã sử dụng dịch vụ phản ánh hiện trường (1 trong 10 dịch vụ giám sát đô thị thông minh đang được triển khai) để huy động toàn dân cung cấp thông tin hỗ trợ Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ của mình. Những thông tin từ người dân chính là cơ sở để kiểm tra xử lý nhanh các hoạt động vi phạm. Cụ thể Thanh tra Sở đã phối hợp với Công an kiểm tra một cá nhân, thu giữ hơn 2.100 SIM rác dùng vào hoạt động lừa đảo.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Hữu Trí - Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT nhận định, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, các doanh nghiệp viễn thông đã tận dụng tốt cơ hội để thực hiện chuyển đổi số với các giải pháp Hội nghị trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, quản lý thuê bao trả trước sử dụng công nghệ AI... Trong thời gian tới, đề nghị các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục nghiên cứu phát triển phần mềm AI nhận diện người sử dụng một cách thống nhất.
Đối với việc xử lý tin nhắn rác, các doanh nghiệp viễn thông cần tích cực vào cuộc hơn nữa nhằm đưa ra những giải pháp giải quyết một cách hiệu quả. Việc siết chặt SIM rác về thực chất mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vì dư địa cho phát triển thị trường viễn thông không còn nhiều. Nếu các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến chi phí ngày càng lớn và lợi nhuận ngày càng giảm.
Đồng thời, Thanh tra Bộ sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến đến từ các Sở và doanh nghiệp liên quan đến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 25/2011/NĐ-CP.
Nguồn: [Link nguồn]
Việt Nam có thêm mạng di động Reddi, sử dụng đầu số 055Nhà mạng này cung cấp dịch vụ dựa trên việc thuê lại hạ tầng từ các nhà mạng khác.
Bấm xem >>Từ khóa » Tổng Số Thuê Bao điện Thoại ở Việt Nam
-
Vẫn Còn Gần 60 Triệu Thuê Bao Di động Chỉ để... "a-lô ... - VnEconomy
-
Việt Nam Có 148,5 Triệu Thuê Bao điện Thoại - VTC TELECOM
-
Việt Nam Có Gần 93 Triệu Thuê Bao Smartphone - ICTNEWS
-
Việt Nam Có Gần 124 Triệu Thuê Bao Di động - An Ninh Thủ đô
-
Việt Nam Hiện Có 93,5 Triệu Thuê Bao Sử Dụng Smartphone
-
Việt Nam Hiện Có 130,4 Triệu Thuê Bao điện Thoại, 15,7 ...
-
Cả Nước Có 93,5 Triệu Thuê Bao Sử Dụng Smartphone
-
Dữ Liệu Thống Kê - Cục Viễn Thông
-
Thuê Bao Băng Rộng Di động Của Việt Nam Tăng Trưởng Mạnh
-
Việt Nam Có Gần 124 Triệu Thuê Bao Di động - Báo An Giang Online
-
Việt Nam Có Trên 65 Triệu Thuê Bao 3G Và 4G Trong Năm 2020
-
Số Thuê Bao điện Thoại - Chuyên Trang Thông Tin Kinh Tế - Xã Hội
-
Mã điện Thoại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt