VIMC Dự Kiến Phát Hành 100 Triệu Cổ Phiếu để Nâng Vốn điều Lệ Lên ...
Có thể bạn quan tâm
- Cổ phiếu Dược Hà Tây tăng giá gấp 4 lần, cổ đông Nhật tiếp tục muốn gom thêm
- Từ 1/1/2025 - 30/6/2025: Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng
- Ngập trong thua lỗ, Xi măng Công Thanh lĩnh thêm án phạt hơn 500 triệu đồng
- Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 12: Tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng cổ phiếu
- TCBS tiếp tục muốn tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng
- Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng
- VIMC nghiên cứu siêu dự án cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ
Cảng quốc tế cái mép (CMIT) có vốn góp của VIMC là cảng biển có năng lực tiếp nhận các tàu container lớn nhất thế giới. |
Đây là một trong những nội dung quan trọng mà HĐQT VIMC trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 được tổ chức vào ngày mai (20/4) thông qua.
Theo đó, VIMC sẽ thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu cho tối đa 100 tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đáp ứng điều kiện là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu của VIMC sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
Giá chào bán sẽ được áp dụng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 37 Điều lệ VIMC. Theo đó, HĐQT quyết định giá phát hành (nhưng không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất).
Nếu đợt phát hành cổ phiếu được thực hiện thành công, VIMC sẽ có vốn điều lệ mới là 13.005,88 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ hiện nay.
Theo Chiến lược phát triển, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư 5 năm giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 của VIMC, dự kiến, VIMC sẽ thực hiện các dự án đầu tư phát triển trong cả 3 lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải với tổng mức đầu tư đến năm 2030 là 25.000 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021-2025 dự kiến giá trị thực hiện khoảng 2.200 tỷ đồng, đến năm 2030 dự kiến khoảng 10.700 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2021, VIMC có tổng tài sản là 13.886 tỷ đồng, gồm tài sản ngắn hạn 1.869 tỷ đồng, tài sản dài hạn 12.017 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 13.886 tỷ đồng, gồm nợ phải trả 2.767 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 11.119 tỷ đồng. Tài sản của VIMC chủ yếu tập trung ở tài sản cố định (đội tàu) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Mặt khác, tại phương án CPH của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 20/6/2018, vốn điều lệ của VIMC là 14.046 tỷ đồng, trong đó, tỷ lệ sở hữu nhà nước là 65% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, do việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược không thực hiện được và tỷ lệ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng thấp nên vốn điều lệ hiện tại của VIMC là 12.005,880 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu nhà nước tại VIMC là 99,469% vốn điều lệ.
Vì vậy, HĐQT VIMC cho rằng việc tăng vốn điều lệ của Tổng công ty giai đoạn này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển của VIMC, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển tại Phương án CPH Công ty mẹ - Tổng công ty.
Theo quy định, VIMC được lựa chọn 1 trong 3 hình thức chào bán cổ phần gồm chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; chào bán cổ phần ra công chúng; chào bán cổ phần riêng lẻ.
Đối với hình thức chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, cổ đông nhà nước khó được chấp thuận tiếp tục mua thêm do tỷ lệ sở hữu nhà nước tại VIMC đang vượt quá tỷ lệ nắm giữ của nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 751/QĐ-TTg.
Đối với hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng phải đáp ứng được điều kiện: “Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán”. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2021, VIMC vẫn có lỗ lũy kế là 886 tỷ đồng. Nếu thực hiện phát hành trong năm 2022, VIMC không đáp ứng được điều kiện “không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán” để thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Như vậy, trong 3 hình thức phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ thì VIMC chỉ khả thi, đủ điều kiện để thực hiện hình thức phát hành cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ theo quy định.
Vận tốt trở lại với “ông lớn” ngành hàng hải VIMC Thắng lớn trong cả 3 lĩnh vực kinh doanh chủ chốt là vận tải biển - khai thác cảng - dịch vụ logistics sẽ giúp Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC)... #VIMC # hàng hải # MSC # cổ đông # cổ phần # đại hội đồng cổ đông # lợi nhuận Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- VN-Index tăng phiên thứ ba dù khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng
- Áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản trong năm 2025
- Tăng cường đôn đốc thu ngân sách đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024
- Cổ phiếu Dược Hà Tây tăng giá gấp 4 lần, cổ đông Nhật tiếp tục muốn gom thêm
- Từ 1/1/2025 - 30/6/2025: Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng
- Ngập trong thua lỗ, Xi măng Công Thanh lĩnh thêm án phạt hơn 500 triệu đồng
- Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 12: Tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng cổ phiếu
- TCBS tiếp tục muốn tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng
- VN-Index tăng hơn 8 điểm, lấy lại mốc 1.250 điểm
- Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng
- Sắp có bộ chỉ số đo lường tiêu chí quản trị công ty
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/12
- 2 Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém
- 3 Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng"
- 4 Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam
- 5 Thanh khoản “căng”, ngân hàng nhỏ cắn răng vay vốn đắt
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Chailease Việt Nam vinh dự đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- Olam Agri Việt Nam với sứ mệnh chuyển đổi lương thực, thức ăn chăn nuôi, chất xơ
- Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh viên thế hệ mới”
Từ khóa » Cảng Cái Mép Mã Cổ Phiếu
-
CTCP Cảng Sài Gòn - Saigon Port - Công Ty Con, Liên Doanh, Liên Kết
-
TCIT : Công Ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng - Cái Mép - CafeF
-
CMIT : Công Ty TNHH Cảng Quốc Tế Cái Mép - CafeF
-
“Bão Tan” Với Cổ Phiếu Cảng Biển | MBS
-
[PDF] SGP) Cảng Nước Sâu Nâng Tầm Doanh Nghiệp - BSC
-
Cổ Phiếu Cảng Biển Nào Sẽ “lên Ngôi”?
-
Cảng Nước Sâu Gemalink Ghi Dấu Mốc 1 Triệu Teu Chỉ Sau Một Năm ...
-
Nhóm Cảng Biển Khu Vực Cái Mép - Thị Vải Sẽ Tiếp Tục Phất Lên Trong ...
-
Cổ Phiếu Ngành Cảng Biển Liệu Có đứng Vững Trước Dịch COVID-19?
-
Cổ Phiếu Cảng Biển Hấp Dẫn Nhưng Phân Hóa
-
Cảng Cái Mép Xếp Thứ 11 Cảng Container Hoạt động Tốt Nhất Thế Giới
-
Nhóm Cổ Phiếu Ngành Vận Tải Biển Kỳ Vọng Phục Hồi Tăng Trưởng ...
-
Tăng Sức Cạnh Tranh, Nâng Tầm Cho Cụm Cảng Cái Mép-Thị Vải
-
Giới Thiệu - Tan Cang – Cai Mep International Terminal