Vinamilk đặt Mục Tiêu 12.000 Tỷ đồng Lãi Trước Thuế Năm 2022, Tăng ...

VNM:

Giá hiện tại Thay đổi Xem hồ sơ doanh nghiệp TIN MỚI

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã VNM) vừa công bố báo cáo thường niên 2021 trong đó đáng chú ý là chiến lược phát triển giai đoạn 2022 - 2026 chưa có đột phá đáng chờ đợi.

Cụ thể, trong năm 2022, Vinamilk dự kiến nới rộng thị phần thêm 0,5% lên 56% năm 2022 và tổng doanh thu cũng tăng nhẹ gần 5% lên 64.070 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế (LNTT) dự kiến chỉ ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm 2021. Nếu không thể vượt kế hoạch, đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp đầu ngành sữa tăng trưởng lợi nhuận âm.

Mục tiêu đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021 - 2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.

Vinamilk đặt mục tiêu 12.000 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2022, tăng nhẹ thị phần lên 56% - Ảnh 1.

Nguồn: Vinamilk

Thực tế, LNTT của Vinamilk đã chững lại trong khoảng 12.000 - 13.000 tỷ đồng 5 năm trở lại đây trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng dù tốc độ không cao. Nguyên nhân chủ yếu do biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp. Năm 2021, biên lãi gộp của Vinamilk đạt 42,5%, giảm mạnh so với mức 46,4% của năm 2020 trong khi con số trung bình giai đoạn 2016 - 2019 là 47,3%.

Năm 2021, Vinamilk còn chịu tác động tiêu cực do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Theo đánh giá của Chứng khoán VCBS, trong các năm tới, giá sữa bột nguyên liệu đầu vào là sữa nguyên kem (WMP) và sữa tách béo (SMP) vẫn trong xu hướng tăng. Giá đường cũng trong xu hướng tăng mạnh do Việt Nam áp Thuế CBPG đối với đường có nguồn gốc từ Thái Lan.

VCBS đánh giá thị trường sữa tươi nội địa sẽ dần ổn định trong năm 2022, VNM sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2-3 năm tới. Thay vào đó, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy VNM tăng trưởng từ hai con số từ 2023-2024 trở đi. Ước tính doanh thu từ thịt bò trong 2 năm đầu tiên dự kiến đạt 2.000 tỷ đồng.

Vinamilk đặt mục tiêu 12.000 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2022, tăng nhẹ thị phần lên 56% - Ảnh 2.

Lợi nhuận của Vinamilk đã chững lại trong 5 năm trở lại đây

"Rớt" khỏi top 10 vốn hóa trên sàn chứng khoán

Khả năng tăng trưởng hạn chế khiến cổ phiếu VNM không còn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Minh chứng là việc khối ngoại đã bán ròng triền miên cổ phiếu này trong năm 2021 với giá trị lên đến hơn 6.600 tỷ đồng và xu hướng này vẫn còn đang tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2022.

Trong phiên cơ cấu ETF vừa qua, khối ngoại đã tiếp tục bàn ròng 150 tỷ đồng cổ phiếu VNM trong đó các quỹ ETFs ước tính đã xả ra gần 3,6 triệu đơn vị. Động thái này đã nhấn chìm cổ phiếu này xuống mức thấp nhất phiên tại 76.000 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 10% từ đầu năm và gần sát với vùng đáy 2 năm.

Vốn hóa thị trường tương ứng lùi xuống dưới 159.000 tỷ đồng (~7 tỷ USD), giảm gần 40% so với thời điểm đạt đỉnh đầu năm 2018. Điều này đã khiến Vinamilk từ vị thế từng là doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán nay đã bị rơi ra ngoài top 10 về vốn hóa. Với kế hoạch kinh doanh chưa có nhiều đột phá, ngày trở lại thời hoàng kim của "gã khổng lồ" ngành sữa sẽ còn rất xa vời.

Vinamilk đặt mục tiêu 12.000 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2022, tăng nhẹ thị phần lên 56% - Ảnh 3.

Cổ phiếu VNM vẫn miệt mài dò đáy

https://cafef.vn/vinamilk-vnm-du-kien-nam-thu-2-lien-tiep-tang-truong-loi-nhuan-am-co-phieu-rot-khoi-top-10-von-hoa-tren-san-chung-khoan-20220318172312989.chn

Từ khóa » Giá Trị Vốn Hóa Của Vinamilk