Vịnh Cam Ranh – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Vịnh Cam Ranh | |
---|---|
Vịnh Cam Linh | |
Vịnh Cam Ranh | |
Vịnh Cam RanhVị trí Vịnh Cam Ranh trên bản đồ Việt Nam | |
Ảnh vịnh Cam Ranh chụp từ vệ tinh | |
Vị trí | Khánh Hòa |
Tọa độ | 11°59′53″B 109°13′9″Đ / 11,99806°B 109,21917°Đ |
Loại | Vịnh biển |
Nguồn nướcbiển/đại dương | Biển Đông |
Lưu vực quốc gia | Việt Nam |
Vịnh Cam Ranh là một vịnh nước sâu ở Việt Nam, thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động.[1] Vì địa thế chiến lược mà Cam Ranh được sự chú ý quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân của Pháp cũng như hải quân và không quân của Hoa Kỳ và Liên Xô đã từng dùng vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược đáng kể nên từ thời Pháp thuộc người Pháp đã dùng nơi đây làm căn cứ hải quân ở Đông Dương.
Vào đầu thế kỷ 20 Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Đế quốc Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905 [2]. Hạm đội này sau bị đại bại trong Trận Tsushima. Khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Chiến tranh thế giới thứ hai thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942.
Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa khối Liên Xô và Hoa Kỳ. Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm. Cuối năm 1991, Liên Xô tan vỡ; chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, theo dõi hoạt động của Trung Quốc còn các chiến cụ và quân nhân được rút về Nga. Còn lại là nhân viên kỹ thuật tình báo.
Trong cuộc điều đình kéo dài thời hạn thuê quân cảng Cam Ranh thì Việt Nam đòi Nga phải trả tiền thuê hằng năm là 200 triệu Đô la Mỹ. Chính phủ Nga không chịu điều khoản này nên ngày 2 tháng 5 năm 2002, lá cờ Nga được hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ Cam Ranh. Hiện tại, chính quyền Việt Nam có dự định phát triển căn cứ này với mục đích dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark của Mỹ.
Kể từ 2004 đến nay, kế hoạch của Việt Nam là thu hồi việc sử dụng vịnh Cam Ranh; thay vì làm căn cứ cho nước ngoài, vịnh Cam Ranh sẽ chuyển dần sang mục đích dân sự.[3][4]
Tháng 9 năm 2014, Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển (giai đoạn 1) thuộc dự án đầu tư Khu dịch vụ hàng hải, sửa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển tại căn cứ quân sự Cam Ranh. Giai đoạn 2 của dự án xây dựng cảng quốc tế Cam Ranh là một cơ sở hậu cần hiện đại, có uy tín, sánh ngang với các hải cảng lớn trên thế giới và đến hàng thế kỷ sau vẫn không bị lạc hậu.
Ngày 8 tháng 3 năm 2016, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân Việt Nam tổ chức lễ khai trương cảng quốc tế Cam Ranh, một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam tiếp nhận được tàu sân bay tải trọng 110.000 DWT (dead weight tonnage), tàu khách có dung tích 100.000 GRT (gross tonage) và sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan đến 200m nước. Có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.[5]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Danh sách vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Cam Ranh Bay”. Encyclopædia Britannica Article. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
- ^ “Japan's Trafalgar: The Battle of Tsushima Strait”. HistoryNet (bằng tiếng Anh). 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
- ^ Bộ Ngoại giao Việt Nam (12 tháng 6 năm 2001). “Bản sao đã lưu trữ”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |7= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài= và |title= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
- ^ TTXVN (5 tháng 7 năm 2002). “Bản sao đã lưu trữ”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |7= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài= và |title= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
- ^ “Cảng quốc tế Cam Ranh tiếp nhận được tàu sân bay 110.000 tấn”.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vịnh Cam Ranh.- Cảng Cam Ranh Lưu trữ 2007-02-13 tại Wayback Machine
- Cam Ranh Bay Photo Album Lưu trữ 2012-02-04 tại Wayback Machine
- Steve Lentz's Cam Ranh and Nha Trang Pictures 1968/1969 Lưu trữ 2012-02-04 tại Wayback Machine
- Lá bài Cam Ranh và tranh chấp Biển Đông, BBC 2009
| ||
---|---|---|
|
| |
---|---|
Cảng biển đặc biệt(2 cảng) | Cảng biển Hải Phòng · Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu |
Cảng biển loại I(15 cảng biển) | Cảng biển Quảng Ninh · Cảng biển Thanh Hóa · Cảng biển Nghệ An · Cảng biển Hà Tĩnh · Cảng biển Thừa Thiên Huế · Cảng biển Đà Nẵng · Cảng biển Quảng Nam · Cảng biển Quảng Ngãi · Cảng biển Bình Định · Cảng biển Khánh Hòa · Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh · Cảng biển Đồng Nai · Cảng biển Cần Thơ · Cảng biển Long An · Cảng biển Trà Vinh |
Cảng biển loại II(6 cảng biển) | Cảng biển Quảng Bình · Cảng biển Quảng Trị · Cảng biển Ninh Thuận · Cảng biển Bình Thuận · Cảng biển Hậu Giang · Cảng biển Đồng Tháp |
Cảng biển loại III(13 cảng biển) | Cảng biển Thái Bình · Cảng biển Nam Định · Cảng biển Ninh Bình · Cảng biển Phú Yên · Cảng biển Bình Dương · Cảng biển Vĩnh Long · Cảng biển Tiền Giang · Cảng biển Bến Tre · Cảng biển Sóc Trăng · Cảng biển An Giang · Cảng biển Kiên Giang · Cảng biển Bạc Liêu · Cảng biển Cà Mau |
Chủ đề liên quan | Thành phố · Cửa khẩu · Sân bay |
| ||
---|---|---|
Phong cảnh | Đồi Trại Thủy • Bãi biển Trần Phú • Vịnh Nha Trang • Bãi Sạn • Hòn Chồng • Hòn Tằm • Hòn Mun • Hòn Tre • Bãi Trũ • Đầm Bấy • Vịnh Cam Ranh • Đầm Thủy Triều • Bãi Dài • Đảo Yến • Đầm Nha Phu • Suối Hoa Lan • Đảo Khỉ • Dốc Lết • Khu du lịch Ninh Thủy • Suối nước nóng Dục Mỹ • Vịnh Vân Phong • Đầm Môn • Hòn Ông • Hòn Khói • Bãi biển Đại Lãnh • Suối Đá • Suối Tiên • Hòn Bà • Thác Yang Bay • Thác Ba Hồ • Suối Ồ Ồ • Thác Tà Gụ • Trường Sa | |
Công trình | Tháp Bà • Chùa Long Sơn • Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa • Nhà thờ Núi • Viện Pasteur Nha Trang • Viện Hải dương học • Thủy Cung Trí Nguyên • Đình Phú Cang • Am Chúa • Lăng Bà Vú • Thành Diên Khánh • Làng cổ Phú Vinh • Đàn đá Khánh Sơn • Văn miếu Diên Khánh • Chợ Đầm • Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin • Bảo tàng Alexandre Yersin • Vinpearl Land • Diamond Bay • Wonderpark Resort • Chiến khu Đồng Bò-Mật khu Đá Hang • Chùa Từ Vân • Chùa Trúc Lâm • Miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến - Lê Thị Huyền Trâm • Nhà cổ Khánh Hòa • Miếu Ông Thạch • Dinh Bảo Đại • Suối khoáng Tháp Bà | |
Ẩm thực | Bánh canh Nha Trang • Bò nướng Lạc Cảnh • Nem Ninh Hòa • Bún lá cá dầm • Cháo hàu • Chả cá • Cháo tôm hùm Bình Ba • Bánh ướt Ninh Hòa • Phở Nha Thành • Bún cá Diên Khánh • Bún mực Vạn Ninh • Bún sứa • Vịt Ninh Hòa • Gà ri Ninh Hòa • Lợn Phú Khánh • Khô nai Diên Khánh • Sò huyết Thủy Triều • Hải sâm • Cá Trầu Võ Cạnh • Yến sào | |
Lễ hội văn hóa | Lễ hội Đền Hùng • Lễ hội Am Chúa • Lễ hội Tháp Bà • Lễ hội Cá Voi | |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |
Từ khóa » Cảng Cam Ranh Việt Nam Cho Nước Nào Thuê
-
Việt Nam Chính Thức-Cho Mỹ Thuê Quân Cảng Cam Ranh-TQ ...
-
Thuê Cảng Cam Ranh: Mỹ Không Muốn, Việt Nam Không Thể - RFI
-
Về Tin đồn Việt Nam Cho Trung Quốc Thuê Quân Cảng Cam Ranh
-
Việt Nam - Lá Bài Cam Ranh Và Tranh Chấp Biển Đông - BBC
-
VN Quyết định Chọn Mỹ Là đối Tác Thuê Cảng Biển Cam Ranh,tàu Sân ...
-
Liệu Việt Nam Có Dùng Lá Bài Chủ, Cho Mỹ Thuê Vịnh Cam Ranh?
-
Cảng Cam Ranh - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Duyên Nợ Của Mỹ Với Cam Ranh - Tuổi Trẻ Online
-
Người Giữ Cảng Cam Ranh - CAND
-
Việt Nam Cho Mỹ Thuê Cảng Cam Ranh ? - La Trọng Nhơn
-
Góp Phần Củng Cố Quan Hệ Hữu Nghị Việt Nam - Ấn Độ
-
"Việt Nam Sẽ Không Cho Ai Thuê Cam Ranh, Tàu Mỹ Có Thể Dùng Dịch ...
-
Cảng Cam Ranh: 30 Năm Một Chặng đường - Báo Khánh Hòa
-
Việt Nam Chính Thức Ký Công Hạm Cho Mỹ Thuê Cam Ranh 50 Nam