Virus Là Gì Và Chúng Có Thể Gây Ra Những Bệnh Lý Nào?
Có thể bạn quan tâm
1. Virus là gì và nguồn gốc?
Đây là vi sinh vật có kích thước vô cùng nhỏ, trung bình khoảng từ 50 - 300nm nên chỉ có thể quan sát được qua kính hiển vi điện tử. Thực tế virus chỉ là một đại phân tử Nucleoprotein mang vật chất di truyền cơ bản nên chúng không thể tự sinh sản hoặc tham gia quá trình trao đổi chất, thực hiện hoạt động sống.
Virus là những vi sinh vật vô cùng nhỏ
Virus đầu tiên được con người phát hiện là vào năm 1892 do Ivanopxki. Tuy nhiên phải đến năm 1940, khi y học phát triển hơn, con người mới lần đầu tiên quan sát được hình thể của chúng qua kính hiển vi điện tử.
Có rất nhiều loại virus đã được phát hiện, hầu hết chúng có kích thước và hình dạng nhất định, không thay đổi trong suốt quá trình phát triển hay gây bệnh. Một số dạng hình thái virus thường gặp như:
- Virus hình cầu: virus HIV, cúm, sởi, bại liệt.
- Virus hình đa diện: Herpes virus, Adenovirus.
- Virus hình que, hình sợi hay hình thể kháng: ít gặp hơn.
Virus là nguyên nhân gây ra nhiều dịch bệnh mang tính toàn cầu, lây lan rộng rãi nhanh chóng. Tiêu biểu như đại dịch Ebola do virus Ebola gây ra năm 2014, Đại dịch cúm lợn năm 2009 hay gần đây nhất là đại dịch Covid-19 do virus Corona gây ra.
Virus Corona gây đại dịch Covid-19
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa kết luận được chính xác nguồn gốc hình thành của Virus. Có 3 giả thuyết được đặt ra cạnh tranh nhau gồm:
Giả thuyết hồi quy hoặc giảm: Cho biết Virus hình thành như những sinh vật độc lập, trở thành ký sinh trùng. Theo thời gian chúng loại bỏ gen không cần thiết, trở thành chuỗi Nucleoprotein đơn giản và phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào chúng lựa chọn.
Giả thuyết đầu tiên: cho biết virus phát triển từ các phân tử phức tạp của acid nucleic và protein, có thể trước hoặc cùng thời điểm tế bào bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất.
Giả thuyết tiến bộ: cho biết virus là tiến hóa từ 1 phần của RNA hoặc DNA, thoát khỏi gen của các sinh vật lớn, trở nên độc lập và thoải mái di chuyển giữa các tế bào.
Còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của virus song không thể phủ nhân, đây là nguồn gây bệnh vô cùng nguy hiểm của loài người.
2. Đặc tính của virus
Virus không phải là tế bào sống, vì thế không giống như vi khuẩn, chúng không thực hiện các hoạt động sống, cũng không thể tự sinh sản được. Vì thế chúng chỉ có thể tồn tại khi kí sinh vào tế bào sống, sử dụng nguồn acid amin, năng lượng, enzym,… của tế bào chủ để tổng hợp virus mới.
Một đặc tính nguy hiểm của virus là khả năng sinh sản và lây lan rất nhanh chóng sang các tế bào và vật chủ khác. Khả năng và con đường lây truyền của lây truyền phụ thuộc vào cấu trúc, bản chất của vi sinh vật này. So với vi khuẩn, virus có thể lây truyền từ mẹ sang con, từ người sang người qua tiếp xúc gần trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp từ nguồn nước/thực phẩm ô nhiễm.
Virus có thể chỉ sống trên cá thể trung gian một thời gian, cho đến khi xâm nhập vào vật chủ (người hoặc động vật) mới bắt đầu được biết đến như tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Sau thời gian ủ bệnh cũng là thời gian virus nhân lên nhanh chóng trong cơ thể, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan, hệ miễn dịch cơ thể cũng sản xuất kháng thể chống lại bệnh. Lúc này triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện.
Một số loại virus lây lan còn có thể thay đổi DNA của vật chủ, ảnh hưởng đến bộ gen hoàn toàn bằng cách di chuyển xung quanh nhiễm sắc thể, lây DNA đưa cho 1 tế bào hoặc sinh vật khác. Sự tương tác này cũng khiến chính cấu trúc virus thay đổi, tạo ra 1 loại virus mới hoặc virus tiến hóa ảnh hưởng đến con người trong tương lai.
Virus có thể gây ảnh hưởng di truyền tới vật chủ
Vì thế, đây vẫn là tác nhân gây bệnh đáng sợ của loài người, các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm ra phương pháp điều trị triệt để virus gây bệnh.
3. Virus có thể gây ra những bệnh gì?
Virus là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh cho con người như: Viêm gan (A, B, C), đậu mùa, cảm lạnh thông thường và cúm các loại, sởi, quai bị, zona, thủy đậu, Rubella, bệnh dại, bại liệt, Ebola, HIV, SARS, HPV gây ung thư, Covid-19,…
Một số loại virus gây bệnh có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin (là virus giảm độc lực hoặc xác virus). Khi đưa vào cơ thể, chúng không có khả năng gây bệnh, nhưng giúp hệ miễn dịch cơ thể nhận ra, sản xuất kháng thể chống lại chúng. Sau đó, kháng thể chống virus sẽ tồn tại lâu dài trong cơ thể, khi virus thực sự xâm nhập, kháng thể có sẵn sẽ nhanh chóng đáp ứng tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, nhiều loại virus gây bệnh hiện nay vẫn chưa tìm ra vắc xin phòng ngừa, người bệnh mắc phải có thể tử vong nhanh chóng nếu không có can thiệp y tế kịp thời và hiệu quả. Điều trị bệnh do virus hiện còn nhiều khó khăn, kháng sinh không đạt hiệu quả tốt giống như nhiễm trùng vi khuẩn. Nhiều bệnh lý do virus chỉ có thể điều trị bằng biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng.
Rất nhiều virus có lợi cho sức khỏe người
Tuy nhiên không phải tất cả các loại virus tồn tại đều là nguyên nhân gây bệnh, giống như nhiều loại lợi khuẩn tồn tại trong ruột giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn tốt hơn, cũng có nhiều loại virus “tốt” với sức khỏe.
Như vậy, để chống lại các căn bệnh do virus, hệ miễn dịch cơ thể đóng vai trò quan trọng và quyết định. Cùng với đó là hỗ trợ y tế để giảm thiểu triệu chứng, duy trì sự sống của người bệnh. Với đặc tính lây lan và “tự tiến hóa” của mình, virus chắc chắn vẫn là bài toán nan giải của loài người trong tương lai.
Từ khóa » Hệ Gen Của Vi Khuẩn Nằm Trong Cấu Trúc Nào Dưới đây
-
Vi Khuẩn Thuộc Nhóm Tế Bào Nhân Sơ, Hệ Gen Của Vi Khuẩn Nằm ...
-
Vi Khuẩn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vi Khuẩn Là Gì? Có Những Loại Nào? | Vinmec
-
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VI KHUẨN VÀ VI RÚT
-
Tổng Quan Về Di Truyền Học - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Thành Phần Tế Bào Của Hệ Thống Miễn Dịch - Cẩm Nang MSD
-
Di Truyền Vi Khuẩn - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Cơ Chế Hoạt động Của Hệ Miễn Dịch - Medinet
-
[PDF] KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MÔN ...
-
[PDF] Mã đề 003 ĐỀ THAM KHẢO Họ, Tên Thí Sinh ...
-
[PDF] TÀI LIỆU ÔN TẬP THI TUYỂN VIÊN CHỨC Y TẾ 2019
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Vi Khuẩn
-
Những ứng Dụng điểm Nhấn Từ Khi ADN được Phát Hiện