Vịt Trời ấp Trứng - Báo Nông Nghiệp Việt Nam

* Tại sao vịt không biết ấp trứng mà trong tự nhiên, vịt trời vẫn sinh sản bình thường? Vậy vịt hoang dã ấp trứng bằng cách nào?

Mạnh Dũng (nguyễn dungnm86@gmail.com)

Trong các loại thuộc loài vịt, thì chỉ có vịt nhà, tức vịt nuôi là không biết ấp trứng, còn lại, ngan tức vịt xiêm, ngỗng, vịt trời... đều biết ấp trứng. Việc không biết ấp trứng của vịt nhà là do được thuần hoá khá sớm, và loài người đã không cho vịt ấp để chúng liên tục đẻ trứng, giống như gà công nghiệp, nên chúng mất dần bản năng ấp trứng và sau cùng, chúng chỉ biết đẻ chứ không biết ấp.

Giống vịt trời rất lạ. Thời gian ấp trứng hầu như do vịt đực, vịt con nở, vịt đực lại dẫn đi kiếm ăn để cho vịt cái rảnh rang, nhàn hạ tự kiếm mồi nuôi thân vỗ béo, thay lông rồi tiếp tục đẻ. Vịt đực khá chung tình. Con vịt cái không may chết thì vịt đực vẫn nuôi con đủ lông đủ cánh mới thôi. Chẳng may vịt đực chết thì vịt cái bỏ tổ trứng ấy ngay, đi tìm con vịt đực khác.

* Các nguyên tố hóa học đều là hỗn hợp của 1 hay nhiều đồng vị. Vậy trong thiên nhiên nguyên tố nào có nhiều đồng vị nhất?

Nguyễn Cảnh Toàn (toanglobal@yahoo.com.vn)

 Theo các chuyên gia hóa học thì trong số 80 nguyên tố có đồng vị bền, số đồng vị bền lớn nhất quan sát được cho một nguyên tố là mười đồng vị (ở nguyên tố thiếc- Sn). Xenon là nguyên tố duy nhất có 9 đồng vị bền. Không nguyên tố nào có 8 đồng vị bền. Bốn nguyên tố có 7 đồng vị bền, chín nguyên tố có 6 đồng vị bền, chín nguyên tố có 5 đồng vị bền...

 Một nguyên tố có thể có nhiều đồng vị (cùng một nguyên tử số Z, nhưng khác nhau về số khối lượng A). Trong đó, có thể có đồng vị bền (hạt nhân của nó không tự biến đổi thành hạt nhân khác) và đồng vị không bền (còn gọi là đồng vị phóng xạ: Hạt nhân của nó có thể tự biến đổi thành những hạt nhân khác).

Từ đó dẫn đến các định nghĩa: Nguyên tố bền là nguyên tố có ít nhất một đồng vị bền. Và ngược lại, nguyên tố không bền hay nguyên tố phóng xạ là nguyên tố mà tất cả các đồng vị của nó đều là phóng xạ.

Trong các nguyên tố đứng trước nguyên tố Uranium trong bảng Tuần hoàn nguyên tố có những 11 nguyên tố không bền hay nguyên tố phóng xạ, đó là: Technetium (ký hiệu Tc,Z=43), Promethium (Pm,61), Bismuth (Bi,83), Polonium (Po,84), Astatine (At,85), Radon (Rn,86), Francium (Fr,87), Radium (Ra,88), Actinium (Ac,89), Thorium (Th,90) và Protactinium( Pa,91).

* Cấu tạo của một ăngten TV như thế nào? Ta có thể tự tay làm một cái không và làm như thế nào?

Trần Gia Lạc (tgialac90@yahoo.com.vn)

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì ăngten là thiết bị đầu ra của máy phát thanh hoặc ở đầu vào của máy thu sóng điện từ; làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu. Ăng ten bao gồm nhiều phần tử. Tín hiệu đến các phần tử này được tính toán và xử lý giúp ăng ten xác định được hướng của nguồn tín hiệu, tập trung bức xạ theo hướng mong muốn và điều chỉnh theo sự thay đổi của môi trường tín hiệu.

Công việc tính toán này đòi hỏi thực hiện theo thời gian thực (realtime) để ăng ten có thể thu hay phát theo nguồn tín hiệu. Với tính chất như vậy, ăng ten phải đảm bảo có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng của hiện tượng đa đường và can nhiễu.

 Chức năng của ăngten là: Cải thiện chất lượng tín hiệu của các hệ thống truyền thông vô tuyến bằng cách triệt can nhiễu, loại bỏ hiệu ứng đa đường và thu hoặc phát đúng hướng mong muốn. Cải thiện dung lượng hệ thống do tăng khả năng sử dụng lại tần số trong cùng một cell.

Công suất phát thấp cho phép thời gian sử dụng năng lượng lâu hơn, và do đó có thể giảm kích thước và khối lượng của các thiết bị đầu cuối. Hơn nữa, việc phát công suất thấp sẽ làm giảm ảnh hưởng đến các kênh kế cận. Thích hợp với hệ thống truyền thông vô tuyến.

Ăng ten tốt phải do các cơ quan chuyên môn thiết kế và sản xuất. Bạn nên mua ăng ten vì cũng đâu có đắt. Không nên mày mò tự làm lấy vừa mất thời gian, vừa khó lòng có được chất lượng tốt.

Từ khóa » Vịt Có Tự ấp Trứng được Không