Vitamin B2 (Riboflavin): Công Dụng Và Liều Dùng • Leep.app

Vitamin B2 (còn gọi là riboflavin) là thành phần cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển chức năng và hoạt hóa các vitamin khác trong cơ thể.

Loại vitamin B2 (riboflavin) xuất hiện nhiều trong thực phẩm hằng ngày, Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về vitamin B2 nhé!

Vitamin B2 (riboflavin) là gì?

Vitamin B2 là một loại vitamin B, còn được gọi là riboflavin. Riboflavin thường được sử dụng kết hợp với các vitamin B khác trong các sản phẩm phức hợp vitamin B.

Công dụng của vitamin B2

Vitamin B2 tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể, cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của tế bào. Ngoài ra, vitamin này được sử dụng để ngăn ngừa thiếu vitamin từ chế độ ăn uống và đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể.

Bổ sung vitamin này bằng đường uống giúp:

  • Ngăn ngừa mức độ thấp của riboflavin (thiếu riboflavin) trong cơ thể.
  • Duy trì tóc và móng khỏe mạnh.
  • Làm đẹp da và chậm quá trình lão hóa.
  •  Chữa bệnh loét miệng, đa xơ cứng, mất trí nhớ bao gồm bệnh Alzheimer, huyết áp cao, bỏng, bệnh gan, rối loạn máu, chuột rút cơ, mỏi mắt, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp…

Vitamin B2 giúp da đẹp, tóc và móng khỏe hơn

Vitamin B2 giúp da đẹp, tóc và móng khỏe hơn

Hàm lượng dùng vitamin B2

Hàm lượng sử dụng được dựa trên tình trạng sức khỏe hoặc theo yêu cầu bác sĩ. Chi tiết liều dùng và lượng dùng thông thường được khuyến nghị không gây ra các tác dụng phụ như sau:

Liều dùng mỗi ngày đối với người lớn

  • Phụ nữ: 1,1 mg. Trường hợp, phụ nữ mang thai dùng 1,4 mg và phụ nữ đang cho con bú dùng 1,6 mg mỗi ngày.
  • Nam giới: 1,3 mg.
  • Để ngăn ngừa và điều trị lượng riboflavin thấp (thiếu riboflavin): 5-30 mg .

Liều dùng mỗi ngày đối với trẻ em:

  • Trẻ sơ sinh – 6 tháng tuổi: 0,3 mg.
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: 0,4 mg.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 0,5 mg.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 0,6 mg.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 0,9 mg.
  • Nam trưởng thành từ 14 – 18 tuổi: 1,3 mg.
  • Nữ trưởng thành từ 14 – 18 tuổi: 1,0 mg.
  • Để ngăn ngừa và điều trị lượng riboflavin thấp (thiếu riboflavin): 2 mg một lần, sau đó 0,5 – 1,5 mg trong 14 ngày hoặc 2 – 5 mg mỗi ngày trong tối đa 2 tháng hoặc 5 mg cho 5 ngày mỗi tuần và tối đa trong 1 năm.

Tác dụng phụ của vitamin B2 (riboflavin)

Vitamin B2 thông thường an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Tuy nhiên, có thể làm thay đổi màu nước tiểu chuyển sang màu vàng tươi. Tác dụng này là vô hại và sẽ biến mất khi ngừng sử dụng vitamin.

Trường hợp, trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: phát ban, ngứa hoặc sưng (đặc biệt là mặt / lưỡi / cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở thì cần liên hệ nhân viên y tế ngay lập tức để được hướng dẫn kịp thời.

Thực phẩm chứa vitamin B2

Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B2 bao gồm: sữa, trứng, rau xanh, bột mì, bánh mì, ngũ cốc tăng cường, hạnh nhân, măng tây, thịt gà sẫm màu và thịt bò nấu chín. Loại vitamin này hỗ trợ sự phân hủy protein, carb và chất béo, giúp chuyển hóa chúng thành năng lượng và hỗ trợ cả những chất chống oxy hóa khác trong cơ thể. Đây là yếu tố cần thiết để cơ bắp phát huy tối đa cho các bài tập giảm mỡ tăng cơ.

Các loại thực phẩm chứa vitamin B2 có lợi cho sức khỏe

Các loại thực phẩm chứa vitamin B2 có lợi cho sức khỏe

Vitamin B2 trong tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một số tương tác thuốc với vitamin B2 có thể hiệu quả như:

  • Kết hợp với niacin giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
  • Khoáng chất và vitamin khác hỗ trợ làm giảm số lượng cơn đau khi bị đau nửa đầu.
  • Axit folic và pyridoxine làm giảm mức homocysteine ​​xuống 26% ở những người có mức homocysteine ​​cao gây ra bởi các loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa co giật.
  • Thiamine, axít folic và vitamin B12 làm giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung,…

Riboflavin kết hợp khoáng chất và vitamin không hỗ trợ trẻ suy dinh dưỡng tăng chiều cao hoặc cân nặng, không giúp ngăn ngừa ung thư phổi, không làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sốt rét ở trẻ em.

Các lưu ý khi sử dụng vitamin B2

  • Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
  • Cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng, các loại thuốc, tá dược thuốc, thức ăn và các chất dị ứng khác để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy dùng nó ngay khi bạn nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên.

Khi nào nên đến bác sĩ khám

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng

Cách bảo quản

  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản theo được ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Bạn nên bảo quản vitamin B2 trong tủ lạnh, tránh để ở ngăn đông, nơi ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
  • Không xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ vào các đường thoát nước trừ khi được yêu cầu. Tiêu hủy thuốc hết hạn hoặc không thể sử dụng theo đúng hướng dẫn của cơ quan xử lý rác thải.

Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học nữa nhé.

 Nguồn tham khảo

Riboflavin (Vitamin B2) Oral : Uses, Side Effects, Interactions, Pictures, Warnings & Dosing – WebMD https://www.webmd.com/drugs/2/drug-6044/riboflavin-oral/details/ Ngày truy cập: 24/01/2021

Riboflavin: Uses, Side Effects, Interactions, Dosage, and Warning https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-957/riboflavin/ Ngày truy cập: 24/01/2021

What are food sources of vitamin B2 (riboflavin)? https://www.webmd.com/food-recipes/qa/what-are-food-sources-of-riboflavin/ Ngày truy cập: 24/01/2021

Từ khóa » Tác Dụng Thuốc Vitamin B2