Vitamin B2: Vai Trò, Liều Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Vai trò của vitamin B2 (Riboflavin)
- Nguồn thực phẩm chứa vitamin B2
- Liều lượng bổ sung vitamin B2
- Thiếu hụt vitamin B2
- Quá liều vitamin B2
- Những lưu ý về tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng vitamin B2
- Tương tác khi sử dụng vitamin B2
Vitamin B2, hay riboflavin, là một trong 8 loại vitamin B rất cần thiết cho sức khỏe con người. Nó có thể được tìm thấy trong ngũ cốc, thực vật và các sản phẩm sữa. Nó rất quan trọng trong hoạt động hấp thụ các chất dinh dưỡng và duy trì các mô. Hãy cùng bác sĩ từ YouMed tìm hiểu về loại vitamin này nhé
Vai trò của vitamin B2 (Riboflavin)
Vitamin B2 giúp phá vỡ protein, chất béo và carbohydrate. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể. Riboflavin giúp chuyển đổi carbohydrate thành adenosine triphosphate (ATP). Cơ thể con người tạo ra ATP từ thức ăn và ATP tạo ra năng lượng khi cơ thể cần. Hợp chất ATP rất quan trọng để lưu trữ năng lượng trong cơ bắp.1
Vitamin B rất cần thiết cho:1
- Duy trì màng nhầy trong hệ thống tiêu hóa.
- Duy trì gan khỏe mạnh.
- Chuyển đổi tryptophan thành niacin, một loại axit amin.
- Giữ cho mắt, thần kinh, cơ bắp và làn da khỏe mạnh.
- Hấp thụ và kích hoạt sắt, axit folic và vitamin B1, B3 và B6.
- Hormone sản xuất bởi tuyến thượng thận.
- Ngăn chặn sự phát triển của đục thủy tinh thể. Vitamin này cần thiết để bảo vệ glutathione, một chất chống oxy hóa quan trọng trong mắt.
- Sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ở những khu vực thiếu vitamin.
Vitamin B2 có thể giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể và đau nửa đầu. Đồng thời, ở trẻ em mắc chứng tự kỷ, bổ sung vitamin B2, B6 và magiê dường như làm giảm nồng độ axit hữu cơ bất thường trong nước tiểu.1
Vitamin B2 cũng có thể quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Thiếu hụt riboflavin có thể là yếu tố gây ra tiền sản giật, một tình trạng gây ra huyết áp cao ở thai kỳ muộn.2
Nguồn thực phẩm chứa vitamin B2
Thực phẩm giàu vitamin B2 bao gồm:2
- Thịt nội tạng.
- Ngũ cốc ăn sáng tăng cường.
- Cháo bột yến mạch.
- Sữa chua và sữa.
- Nấm.
- Quả hạch.
Loại thực phẩm đóng góp lớn nhất lượng riboflavin trong chế độ ăn uống ở nam giới và phụ nữ Hoa Kỳ là: sữa và đồ uống chứa sữa, bánh mì và các sản phẩm bánh mì, thực phẩm hỗn hợp có thành phần chính là thịt, ngũ cốc ăn liền. Riboflavin trong hầu hết các loại thực phẩm đều ở dạng FAD, mặc dù dạng chính trong trứng và sữa là riboflavin tự do.2
Khoảng 95% riboflavin dưới dạng FAD hoặc FMN từ thực phẩm có chứa tối đa khoảng 27 mg riboflavin mỗi bữa ăn. Mức độ sinh học của riboflavin tự do tương tự như FAD và FMN. Vì riboflavin hòa tan trong nước nên khoảng 2 lần lượng riboflavin bị mất trong nước khi thực phẩm được đun sôi, hấp hoặc để trong lò vi sóng.2
Liều lượng bổ sung vitamin B2
Liều dùng cho người lớn2
Mức khuyến nghị (RDA) của riboflavin cho người lớn là:
- Nam: 1,3 mg mỗi ngày.
- Phụ nữ: 1,1 mg mỗi ngày.
- Đối với phụ nữ mang thai: 1,4 mg mỗi ngày.
- Đối với phụ nữ cho con bú: 1,6 mg mỗi ngày.
Đây là mức tiêu thụ cao nhất có khả năng không gây nguy cơ tác dụng phụ.
- Để ngăn ngừa và điều trị thiếu riboflavin: sử dụng 5 – 30 mg mỗi ngày.
- Đối với đục thủy tinh thể: kết hợp riboflavin 3 mg cộng với niacin 40 mg mỗi ngày trong 5 – 6 năm.
- Đối với nồng độ homocysteine cao trong máu: sử dụng Riboflavin 1,6 mg mỗi ngày trong 12 tuần. Hoặc kết hợp 75 mg riboflavin; 0,4 mg axit folic và 120 mg pyridoxine mỗi ngày trong 30 ngày.
- Chứng đau nửa đầu: Liều phổ biến nhất là riboflavin 400 mg mỗi ngày trong ít nhất ba tháng. Sử dụng các sản phẩm bổ sung (Dolovent; Linpharma Inc., Oldsmar, FL) 2 viên vào buổi sáng và 2 viên vào buổi tối trong 3 tháng. Liều này cung cấp tổng cộng: riboflavin 400 mg, magiê 600 mg và coenzyme Q10 150 mg mỗi ngày.
Liều dùng cho trẻ em2
Mức đề nghị (RDA) của vitamin B2 là:
- 0,3 mg mỗi ngày cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.
- Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: 0,4 mg mỗi ngày.
- 1 – 3 tuổi: 0,5 mg mỗi ngày.
- 4 – 8 tuổi: 0,6 mg mỗi ngày.
- 9 – 13 tuổi: 0,9 mg mỗi ngày.
- Nam giới 14 – 18 tuổi: 1,3 mg mỗi ngày và 1,0 mg mỗi ngày cho nữ giới 14 – 18 tuổi.
Để ngăn ngừa và điều trị thiếu riboflavin: sử dụng Riboflavin 2 mg một lần.
- Sau đó 0,5 – 1,5 mg mỗi ngày trong 14 ngày.
- Riboflavin 2 – 5 mg mỗi ngày trong tối đa hai tháng.
- Riboflavin 5 mg năm ngày mỗi tuần trong tối đa một năm.
Thiếu hụt vitamin B2
Triệu chứng thiếu riboflavin2
Thiếu riboflavin là rất hiếm. Nhưng nó có thể xảy ra khi bạn bị rối loạn nội tiết. Chẳng hạn như các vấn đề về: tuyến giáp, hoặc một số điều kiện khác.
Một người bị thiếu riboflavin có thể gặp:
- Rối loạn da.
- Lở loét ở khóe miệng.
- Sưng miệng và cổ họng.
- Môi sưng, nứt nẻ.
- Rụng tóc.
- Đỏ, ngứa mắt.
- Thiếu hụt riboflavin nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu và đục thủy tinh thể. Thiếu riboflavin khi mang thai có thể tạo ra nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn.
Những người có nguy cơ thiếu hụt riboflavin2
Vận động viên ăn chay
Tập thể dục tạo ra căng thẳng trong trao đổi chất sử dụng riboflavin. Các vận động viên ăn chay có nguy cơ thiếu riboflavin vì nhu cầu dinh dưỡng này tăng lên. Do đó, các vận động viên ăn chay nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng thể thao để tránh vấn đề tiềm ẩn này.
Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ sơ sinh
Thiếu hụt riboflavin khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật .
Việc sử dụng riboflavin khi mang thai có mối liên hệ tích cực với cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt riboflavin hoặc ăn ít khi mang thai (dưới 1,2 mg/ngày) có nguy cơ thiếu hụt cao hơn và bị dị tật bẩm sinh nhất định (như dị tật tim). Tuy nhiên, lượng riboflavin của người mẹ không có liên quan đến nguy cơ bị sứt môi ở trẻ sơ sinh.
Những người ăn chay và/hoặc tiêu thụ ít sữa
Ở những người ăn thịt và các sản phẩm từ sữa, các thực phẩm này đóng góp một tỉ lệ đáng kể riboflavin trong chế độ ăn uống. Vì lý do này, những người sống hạn chế ăn thịt và các sản phẩm từ sữa có nguy cơ thiếu hụt riboflavin. Người ăn chay và những người tiêu thụ ít sữa cũng có nguy cơ bị thiếu riboflavin .
Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Brown-Vialetto-Van Laere
Hội chứng Brown-Vialetto-Van Laere ở trẻ sơ sinh là một rối loạn thần kinh rất hiếm gặp. Nó có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi và có liên quan đến điếc, bệnh bại liệt (bệnh thần kinh vận động) và khó thở. Bệnh gây ra bởi đột biến gen SLC52A3, mã hóa chất vận chuyển riboflavin trong ruột. Kết quả là những bệnh nhân này bị thiếu hụt riboflavin.
Quá liều vitamin B2
Nguy cơ của dư thừa B2 là tổn thương gan. Tuy nhiên, độc tố riboflavin dư thừa, hoặc độc tính riboflavin, là rất hiếm. Bạn phải ăn một lượng lớn thực phẩm gần như không thể tưởng tượng để dùng quá liều riboflavin theo cách tự nhiên. Bạn có thể dùng quá nhiều vitamin B2 thông qua các chất bổ sung ở dạng uống hoặc tiêm. Nhưng điều này cũng rất hiếm vì cơ thể bạn không lưu trữ vitamin.3
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, lượng vitamin B2 rất cao có thể dẫn đến: ngứa, tê, nóng rát hoặc châm chích, nước tiểu màu vàng hoặc cam và nhạy cảm với ánh sáng.1
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để hiểu hết về những ảnh hưởng có thể có của việc bổ sung riboflavin liều cao mỗi ngày.1
Những lưu ý về tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng vitamin B2
Riboflavin là gần như an toàn cho hầu hết mọi người. Ở một số người, riboflavin có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng cam. Nó cũng có thể gây ra tiêu chảy.4
Lưu ý:4
- Trẻ em: Riboflavin là gần như an toàn cho hầu hết trẻ em khi uống bằng lượng thích hợp theo khuyến nghị của Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng cho Viện Y học Quốc gia.
- Mang thai và cho con bú: Lượng khuyến cáo là 1,4 mg mỗi ngày cho phụ nữ mang thai và 1,6 mg mỗi ngày ở phụ nữ cho con bú. Riboflavin có thể an toàn khi uống bằng liều lớn hơn, ngắn hạn. Một số nghiên cứu cho thấy riboflavin an toàn khi dùng với liều 15 mg mỗi 2 tuần một lần trong 10 tuần.
- Viêm gan, xơ gan, tắc nghẽn ống mật: Sự hấp thu riboflavin bị giảm ở những người mắc các bệnh này.
Tương tác khi sử dụng vitamin B2
Vitamin B2 không được biết là có bất kỳ tương tác liên quan đến lâm sàng nào với thuốc.2
Cũng như các loại vitamin B khác, vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của cơ thể. Đặc biệt là quá trình phân hủy thức ăn, sản sinh năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn tham gia vào rất nhiều quá trình khác. Việc bổ sung quá ít hoặc quá nhiều vitamin B2 cũng đều gây ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bổ sung vitamin B2.
Từ khóa » Tác Dụng Thuốc B2
-
Vitamin B2 Là Gì Và Vai Trò Của Vitamin B2 Với Cơ Thể | Medlatec
-
Vitamin B2 (riboflavin) Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Vitamin B2 Có Tác Dụng Gì Với Cơ Thể? | Vinmec
-
Vitamin B2 Có Tác Dụng Gì? Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng
-
Vitamin B2 Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm ...
-
Công Dụng Của Vitamin B2
-
Tác Dụng Của Vitamin B2
-
Vitamin B2 (Riboflavin) Có Tác Dụng Gì? Thực Phẩm Nào Cung Cấp ...
-
VITAMIN B2 - Health Việt Nam
-
Vitamin B2 Là Gì? Tác Dụng Của Vitamin B2 Với Cơ Thể?
-
Vitamin B2 (Riboflavin): Công Dụng Và Liều Dùng • Leep.app
-
Vitamin B2 Có Tác Dụng Gì? Vì Sao Phải Bổ Sung Vitamin B2 Cho Cơ Thể?
-
Thuốc Vitamin B2 Trị Viêm Loét Lưỡi (6Vỉ X 30Viên)
-
Riboflavin (vitamin B2) - Dược Thư