Vitamin K Và Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Vậy thực hư vitamin K là gì, chúng quan trọng cho cơ thể như thế nào và cơ thể có dễ thiếu loại vi chất này không? Bài viết này hy vọng mang đến cho độc giả thêm chút kiến thức.

Vitamin K là gì?

Vitamin K là một loại vitamin hòa tan trong mỡ, là một nhóm các chất có cấu trúc hóa học 2-methyl-1,4-naphthoquinone; có 3 loại chính:

Vitamin K1 (phylloquinone) tồn tại trong rất nhiều rau quả có màu xanh, là nguồn vitamin K chủ đạo từ thực phẩm.

Vitamin K2 (menaquinones, là loại có trong thực phẩm từ động vật với lượng vừa phải. Gần như tất cả các loại K2 đều có thể được tổng hợp từ vi khuẩn thường trú trong ruột người.

Cuối cùng, vitamin K3 (menadione) là loại tổng hợp tan trong nước và đã bị cấm vì có tác hại tới gan.

Chức năng chính của vitamin K là hỗ trợ gan trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X, protein C và protein S. Thiếu vitamin K sẽ đưa đến giảm các yếu tố đông máu và gây chảy máu kéo dài hay chảy máu tự phát.

Osteocalcin, một protein có trong cấu trúc xương, cũng cần vitamin K trong phản ứng carboxylation với canxi, góp phần trong việc chuyển hóa xương.Tuy nhiên, vai trò của vitamin K không quan trọng như vitamin D.

Matrix Gla-protein là protein phụ thuộc vitamin K trong thành mạch máu, sụn, xương có thể có vai trò trong việc giảm canxi hóa thành mạch máu, nhưng vẫn chưa thực sự rõ ràng và cần phải nghiên cứu thêm.

Vitamin K và những điều có thể bạn chưa biếtTrẻ sơ sinh là một trong những đối tượng nguy cơ cao bị thiếu vitamin K

Trẻ em là đối tượng chính thiếu vitamin K

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là đối tượng nguy cơ cao bị thiếu vitamin K, thường mắc bệnh xuất huyết do thiếu vitamin K trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì những lý do sau:

- Vitamin K xuyên qua nhau thai rất ít, do đó khi vừa sinh ra trẻ sơ sinh có rất ít vitamin K dự trữ trong cơ thể và thấp hơn nữa từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3.Nhiều trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K-Gần đây BV. Nhi trung ương tại Hà Nội tiếp nhận điều trị 3 trẻ sơ sinh mới hơn 1 tháng tuổi bị xuất huyết não được xác định do thiếu vitamin K. Cũng qua theo dõi, giám sát ở các địa phương, Bộ Y tế ghi nhận một số cơ sở y tế chưa thực hiện nghiêm túc việc tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh, sau mổ lấy thai dẫn đến hậu quả trẻ bị xuất huyết não, màng não do thiếu vitamin K1.-Để phòng chống bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh, trong đó có xuất huyết não và màng não có hiệu quả do thiếu vitamin K, Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn tất cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập phải thực hiện nghiêm túc việc tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh theo đúng hướng dẫn quốc gia. Cụ thể đối với trẻ sinh ra có cân nặng trên 1.500g phải tiêm bắp thịt 1mg vitamin K1; đối với trẻ sinh ra có cân nặng từ 1.500g trở xuống phải tiếp bắp thịt 0,5mg vitamin K1. Lưu ý việc tiêm vitamin K1 phải thực hiện ngay sau khi trẻ được chăm sóc sớm thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau khi sinh hoặc sau mổ lấy thai, còn gọi là chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh sớm EENC (early essential newborn care).

- Vitamin K trong sữa mẹ khá thấp, cũng như vitamin D nên không đủ nguồn vitamin K1 cho tới khi ăn dặm.

- Trẻ chưa có vi trùng thường trú đường ruột nên không có nguồn vitamin K2, cho tới khoảng 6 tháng mới bắt đầu có vitamin K2.

Xuất huyết trên trẻ sơ sinh và nhũ nhi do thiếu vitamin K có thể xảy rất sớm hay vài tháng sau sinh.

- Xuất huyết sớm (<24h): thường là nặng, hầu hết do mẹ đang uống các thuốc trị co giật hay isoniazid khiến cơ thể không sử dụng được vitamin K.

- Xuất huyết điển hình (1 - 7 ngày sau sinh): thường gặp triệu chứng chảy máu kéo dài từ cuống rốn hay từ nơi tiêm chích.

- Xuất huyết muộn: (2 - 12 tuần sau sinh, nhưng có thể gặp tới 6 tháng tuổi) loại này nguy hiểm vì có 30 - 60% là xuất huyết não. Trẻ có thể hoàn toàn bình thường và đột nhiên xuất huyết não hay bị bầm hoặc chảy máu nơi khác như trong phân, nước tiểu, dưới da.

Bệnh này hay gặp ở trẻ bú mẹ hoàn toàn và không chích vitamin K dự phòng ngay sau sinh. Trước đây khi trẻ sơ sinh chưa chích vitamin K, khoảng 100 trẻ sẽ có 1 trẻ xuất huyết nhẹ, 1.000 trẻ có 1 trẻ xuất huyết nặng (thường là trong não). Từ khi tiêm vitamin K1 dự phòng (0,5 - 1mg) sau sinh được thực hiện vào năm 1961 bệnh này đã trở thành “chuyện dĩ vãng”.

Nhưng gần đây phong trào “thuận tự nhiên” làm nhiều cha mẹ từ chối mũi vitamin K sau sinh, khiến bệnh có nguy cơ quay trở lại vì các bậc phụ huynh thuận tự nhiên này thường là chỉ cho bú mẹ và không chích vitamin K làm trẻ có  nguy cơ chảy máu (não).

Nhiều phụ huynh lo lắng vì lo lắng “liều vitamin K 1mg tiêm bắp trong vòng 6 giờ sau sinh có quá cao không, độc hại không”. Điều này hoàn toàn không vì không như tiêm tĩnh mạch vitamin K đi thẳng vào máu, khi tiêm bắp, mô cơ sẽ giữ vitamin K lại như một nhà kho chứa vitamin K và từ từ phóng thích vào trong máu, giúp trẻ luôn có đủ lượng vitamin K cần thiết trong 6 tháng, cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm và có vi trùng thường trú trong ruột khiến trẻ có thêm vitamin K từ thức ăn và từ ruột. Mọi chuyện đã được tính toán sao cho an toàn, hợp lý và lợi ích nhất, các mẹ không nên “cầm đèn chạy trước ô tô”.

Một số người lại hỏi “nếu không muốn tiêm vitamin K uống được không”. Điều này không nên, vì sự hấp thu vitamin K qua đường tiêu hóa dao động quá nhiều nên không đáng tin cậy. Đã có nghiên cứu cho vitamin K uống hai liều nhưng không đạt mức vitamin K cần thiết, nên tốt nhất là tiêm một mũi vitamin K rồi có thể yên tâm cho con bú.

Vitamin K có ở đâu?

Vitamin K có rất nhiều từ nhiều loại thức ăn, nhất là rau xanh, thức ăn lên men.Vitamin K2 được tổng hợp từ ruột. Không ai biết lượng vitamin K2 từ ruột là bao nhiêu nhưng nghiên cứu cho thấy một số người có lượng vitamin K1 thấp hơn bình thường nhưng không hề chảy máu là do vitamin K2.

Chính vì điều này mà thiếu vitamin K trên trẻ em và người lớn là cực hiếm, trừ khi có bệnh làm kém hấp thu hay giảm tổng hợp từ ruột.

Nhu cầu vitamin K mỗi ngày của một người được tính như sau: 0 - 6 tháng: 2µg; 7 - 12 tháng: 2.5µg; 1-3 tuổi: 30µg; 4 - 8 tuổi: 55µg; 9 - 13 tuổi: 60µg; 14 - 18 tuổi: 75µg; >19 tuổi: 120µg. Lưu ý, lượng vitamin K cần ở trẻ <12 tháng ít như vậy là đã tính luôn mũi vitamin K 1mg lúc mới sinh.

Khảo sát ở Mỹ cho thấy lượng vitamin K trung bình từ thức ăn mỗi ngày ở trẻ 2 - 19 tuổi là 66µg, người lớn là 122µg (nữ) và 138µg (nam), có nghĩa là luôn cao hơn nhu cầu K của cơ thể mỗi ngày.Đó là khảo sát ở Mỹ, còn Việt Nam với chế độ ăn nhiều rau sẽ còn cao hơn.

Nói như vậy có nghĩa là khả năng thiếu vitamin rất ít khi xảy ra, tuy nhiên, những người sau đây vẫn phải lưu ý:

- Trẻ sơ sinh bú mẹ không chích vitamin K.

- Người có bệnh kém hấp thu đường ruột: viêm ruột kéo dài, cystic fibrosis, bệnh tụy tạng, tắc mật, hội chứng ruột ngắn (do cắt phần lớn ruột), phẫu thuật cắt dạ dày, bệnh celiac, những người này thường phải bổ sung vitamin K.

- Thuốc kháng đông máu (Wafarin và thuốc cùng loại), các thuốc này không làm giảm vitamin K nhưng ngăn trở hoạt động của vitamin K.

- Kháng sinh kéo dài vài tuần nhất là loại phổ rộng như Cephalosporin do giảm K2 từ ruột, tuy nhiên, không khuyến cáo bổ sung K khi phải dùng liên tục từ vài tuần trở lên kém hấp thu vitamin K từ thức ăn.

- Bệnh gan mãn tính.

- Thuốc làm giảm muối mật như cholestyramine hay cholestipol, nhất là dùng thời gian dài

- Orlistat: là thành phần thuốc giảm cân (Alli, Xenical) làm giảm hấp thu mỡ, gây nên giảm hấp thu luôn cả các vitamins tan trong mỡ.

Vitamin K và những điều có thể bạn chưa biếtCho trẻ uống vitamin K bổ sung ngay sau sinh giúp trẻ phòng tránh xuất huyết não do thiếu vitamin K.

Hệ lụy khác do thiếu vitamin K

Có liên quan đến loãng xương như đồn đoán?

Về lý thuyết, thiếu vitamin K có thể góp phần gây loãng xương, nhưng trên thực tế chuyện đó không thể có vì chuyện thiếu vitamin K là gần như không xảy ra trên người phát triển bình thường.

Hiện tại có khá nhiều nghiên cứu nhưng chỉ có một nghiên cứu cho thấy vitamin K liều cao 180µg/ngày trong 3 năm có cải thiện mật độ xương, các nghiên cứu còn lại không cho thấy cải thiện mật độ xương và phòng ngừa loãng xương trên phụ nữ mãn kinh. Do đó hiện nay Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ không đồng ý dùng vitamin K để phòng ngừa và điều trị loãng xương, mặc dù vitamin K được dùng để điều trị loãng xương ở Nhật.

Vitamin K và bệnh mạch vành?

Chính vì tác dụng của vitamin K lên Matrix Gla-protein làm giảm canxi hóa thành mạch máu nên nhiều người hy vọng uống vitamin K sẽ làm giảm canxi hóa thành mạch máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cho tới nay, các nghiên cứu đều không cho thấy cải thiện rõ rệt canxi hóa mạch vành hay động mạch chủ, ngoại trừ một nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện canxi hóa mạch vành chỉ có 6% trên cá thể được cho uống vitamin K1.

Vấn đề này hiện nay chưa được hiểu rõ, cần phải có nhiều nghiên cứu thêm.Nhưng hiện nay là không thấy hiệu quả.Xin nhắc thêm vấn đề khác cũng liên quan, ví dụ vitamin D liều cơ bản mỗi ngày không làm tăng canxi, không làm tăng nguy cơ canxi hóa mạch máu.Chỉ khi uống D liều rất cao kéo dài thì mới có nguy cơ tăng canxi.Nên không cần kèm vitamin K khi uống vitamin D vì uống cũng không có tác dụng gì.

Bổ sung canxi thường quy cho trẻ em cũng không được khuyến cáo vì sữa mẹ, sữa công thức, sữa bò và thức ăn có nhiều canxi, nên đủ nhu cầu, không cần uống thêm mỗi ngày.

Tóm lại, vitamin K dư thừa từ thức ăn, thêm vào vitamin K2 từ ruột nên chuyện thiếu vitamin K là chuyện gần như khoa học viễn tưởng đối với người khỏe mạnh bình thường. Bởi vậy chuyện uống vitamin K làm tăng chiều cao cũng là vô bổ. Loãng xương cũng không, bệnh tim mạch hiện giờ chưa thấy lợi ích gì, còn phải nghiên cứu thêm.

Hiện nay tất cả các bé sơ sinh đều được tiêm vitamin K1 ngay sau sinh trong bệnh viện, trừ khi bạn sinh ở nhà hoặc sinh ở bệnh viện nhưng từ chối.

Từ khóa » Sử Dụng Vitamin K1