Vlog: Lợi ít Hại Nhiều? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Vlog (video blog) nghĩa là bài blog được truyền tải dưới dạng video clip. Tác giả của bài blog đó dùng lời nói, động tác của mình trong video clip để truyền tải nội dung đến với độc giả. Cho đến thời điểm này, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về vlog để thâm nhập vào đời sống văn hóa của con em mình.
Nhìn theo hướng tích cực, vlog trở thành trào lưu trên thế giới được vài năm nay, chúng ta có thể thấy trên youtube có rất nhiều các video clip thuộc thể loại này với những tác giả nổi tiếng như Nigahiga, Fred’s, Smosh, Equal Three, Nerimon, vLogBrothers, ShayCarl... Sức lan tỏa của vlog nhanh chóng “tràn” đến Việt Nam, thời điểm bùng nổ nhất của vlog trong cộng đồng giới trẻ Việt có lẽ là năm 2012.
Vlog xuyên tạc và chế giễu bé Đỗ Nhật Nam là mộtvlog cần phê phán. |
Sự kiện một thanh niên có nickname là duhocsinhmy trên youtube đăng một video clip cá nhân nói về hiện tượng sử dụng và học tiếng Anh của học sinh, sinh viên trong nước, anh ta cho rằng chỉ khi nào ra nước ngoài tán gái hoặc xin tiền Tây được thì mới là học giỏi tiếng Anh... Đại loại như vậy, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm cả cộng đồng người trẻ Việt “sốc” vì cách sử dụng ngôn ngữ chỏng lỏn, vấn đề được đề cập trong vlog của tác giả cũng thể hiện một lối sống kiểu “dân chơi”, không phù hợp với lứa tuổi đến trường. Tuy nhiên, ngẫm đi ngẫm lại thì cũng không hẳn... sai. Vì lẽ đó, vlog này được giới trẻ truyền tay nhau và nó trở nên cực “hot” trong một thời gian.
Tiếp đó, một người khác với nickname là JVevermind đăng một video clip tương tự phản bác lại ý kiến của cậu du học sinh Mỹ kia về chuyện học tiếng Anh. Mỗi clip được đăng tải của JVevermind đều được cư dân mạng tích cực săn đón với lượng truy cập lên đến vài trăm nghìn lượt view và được các teen chia sẻ link “điên đảo”.
Những vlog của anh chàng này không chỉ gói gọn trong những vấn đề được các du học sinh Việt quan tâm, mà còn là những câu chuyện khiến đông đảo các teen phải suy nghĩ như Bạn là ai khi online, Thói xấu của người Việt, Văn hóa xem phim... và cả những đề tài mang tính thời sự như Fan cuồng Kpop, Giọng hát Việt...
Chúng ta có thể thấy vlog mang đến một số tiện ích như: Truyền tải một lượng lớn thông tin với thời gian thấp nhất; Độc giả có xu hướng thích xem các video chứa nội dung chân thật hơn là những bài viết văn bản hào nhoáng; Trong môi trường vlog thì các vlogger có cơ hội sử dụng ngôn ngữ tự nhiên hơn; Có tính lan truyền cao, truyền đạt cảm xúc đến người đọc chính xác hơn; Đa ý tưởng hơn, trong một video, các vlogger sẽ có thể làm được “nhiều việc” hơn là viết chữ.
Nhưng kể từ khi giới trẻ Việt tiếp cận vlog, trào lưu này đã biến tướng đa dạng và đa phong cách như thế nào thì ngay cả đối tượng “nghiện” vlog cũng phải lắc đầu ngán ngẩm. Cộng đồng vlog cũng là một kênh truyền thông lợi hại, họ sẵn sàng “ném đá” bất kỳ nhân vật nào họ cảm thấy “chướng tai gai mắt”. “Hiện tượng Đỗ Nhật Nam” một thời gian gây ra nhiều tranh cãi về thái độ thiếu khiêm tốn của đứa trẻ nhỏ khi dám nói lên những suy nghĩ của mình... tưởng rằng đã lắng xuống, nhưng khi vlog vào cuộc, đứa trẻ 11 tuổi lại trở thành trung tâm chú ý. Tác giả của vlog được cho là “ném đá” Đỗ Nhật Nam đã “copy” y chang nội dung phỏng vấn cậu bé này và chỉ biến tấu một số đoạn, bấy nhiêu thôi cũng làm khán giả của anh cười nghiêng ngả, nhưng sau những tràng cười sảng khoái đó, vấn đề đọng lại trong suy nghĩ của họ là gì? Bạn nghĩ sao khi đứa trẻ 11 tuổi nói rằng “Em đam mê đọc sách” thì vlog lại biến tấu thành “Em đam mê dậy thì”... Rồi tiếp đến là “sách” bị biến tấu thành “sex”. Và cứ như vậy, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi người xem không nghĩ rằng đó là một trò đùa vô bổ của những vlogger. Mang một đứa trẻ ra để biến tấu theo chiều hướng xấu và cười cợt là một hành động thiếu suy nghĩ. Trong trường hợp này, dù nói rằng vlog tiện ích như thế nào, năng động ra sao... thì cách ứng xử này rõ ràng là rất đáng trách!
Rất ủng hộ cách tiếp cận vấn đề của các vlogger, vấn đề họ đề cập không chỉ mới mẻ, thẳng thắn mà còn rất thú vị. Tuy nhiên, cách sử dụng ngôn ngữ như thế nào để phù hợp với số đông khán giả của họ, đặc biệt là lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường thì lại là “vấn đề” đáng lo ngại. Tận mắt xem những sản phẩm vlog “nóng” nhất hiện nay, không ít bậc phụ huynh sẽ phải giật mình, thậm chí sẽ nghĩ đến khuyên nhủ con cái họ giữ khoảng cách an toàn với vlog.
Hải Khánh
Từ khóa » Thành ít Hại Nhiều
-
9 Thói Quen “lợi ít Hại Nhiều” Mà Không ít Người Mắc Phải | SCTV
-
9 Thói Quen “lợi ít Hại Nhiều” Mà Không ít Người Mắc Phải | VTV.VN
-
Cây Dương Xỉ Lợi ít, Hại Nhiều - VnExpress
-
Có Phải Thói Vô Cảm Khiến Một Số Kẻ Rất Tàn Nhẫn Với Người Khác?
-
Ngủ Không đủ Giấc Có Thể Tàn Phá Cơ Thể Bạn | Vinmec
-
Nhịn Tiểu, Nhiều Tác Hại | Vinmec
-
Thực Phẩm Bẩn: Lời ít, Hại Nhiều - Thành ủy TPHCM
-
Uống Lá Vối Có Hại Thận, Yếu Sinh Lý Như Nhiều Người Lo?
-
CÓ LOẠI THUỐC LÁ NÀO AN TOÀN CHO SỨC KHỎE KHÔNG?
-
Ngủ Nằm Sấp: Lợi ít, Hại Nhiều! - Hello Bacsi
-
Làm Gì Tốt Cho Thận? 8 Thói Quen Tốt Giúp Thận Luôn Khỏe Mạnh