Võ Bình Định - Sức Mạnh ĐÁNG SỢ Của Võ Cổ Truyền Việt Nam

Võ Bình Định
Võ Bình Định

1. Nguồn gốc võ Bình Định

Cho đến ngày nay không có một tài liệu hay nhà chức trách nào có thể đưa ra nguồn gốc rõ ràng của võ thuật Bình Định. Nguồn gốc môn võ thuật này là sự tập hợp, phát triển, thay đổi qua rất nhiều thời kỳ khác nhau: võ học Tây Sơn, võ nghệ người bản địa, võ ngoài miền Bắc du nhập vào Bình Định,...

2. Lịch sự võ thuật Bình Định 

Có thể võ cổ truyền Bình Định có bề dày lịch sử nhiều nhất trong tất cả các hệ phái võ cổ truyền Việt Nam. Lịch sử võ thuật Bình Định cũng sóng gió, nhiều biến động như lịch sử Việt Nam vậy.

Vào năm 1600, võ thuật Bình Định còn khá sơ khai. Những bài võ được hình thành dựa trên các thao tác lao động và sử dụng các công cụ lao động hàng ngày. 

Đến thời Tây Sơn, đây xem là thời kì đỉnh cao của võ Bình Định. Bởi lẽ, ở giai đoạn này có sự giao lưu, hoà nhập nhưng dòng võ từ nhiều nơi trên khắp cả nước.

Quy tụ đông đảo các anh hùng hào kiệt, võ quan, võ sư nổi tiếng đều tập hợp tại đây. Về sau này, Võ Tây Sơn Bình Định còn được đưa vào thi cử, đào tạo tướng sĩ ở các triều đại.

Sau thời gian Tây Sơn, mọi cố gắng, thành quả của môn võ này đều bị nhà Nguyễn tiêu diệt. Đây có thể xem là thời khá khó khăn với võ thuật Bình Định. Thế nhưng, môn võ này vẫn được truyền dạy ở những nơi kín đáo: nhà chùa, rừng, hang động,...

Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các môn võ nước ngoài bắt đầu du nhập vào Việt Nam như: võ Thiếu Lâm, quyền Anh, Judo,... Phát triển mạnh mẽ ở Bình Định. Thế nhưng, vẫn không thể nào vượt qua được võ thuật Bình Định. 

Có thể bạn quan tâm: Công ty dịch vụ bảo vệ tại Bắc GiangCó thể bạn quan tâm: Công ty bảo vệ Thanh Hoá

3. Cái tên võ cổ truyền Bình Định có ý nghĩa gì?

Tên gọi võ cổ truyền Bình Định như một lời nhắc nhở con cháu đất võ nói riêng và con cháu Lạc Hồng nói chung không được quên môn võ này là của Việt Nam ta. Đây cũng như là một sợi dây kết nối giữa hiện tại và quá khứ lẫy lừng của võ cổ truyền Bình Định. 

Võ cổ truyền Bình Định có ý nghĩa lớn đối với người học võ nơi đây
Võ cổ truyền Bình Định có ý nghĩa lớn đối với người học võ nơi đây

4. Đặc điểm võ thuật Bình Định 

Võ Bình Định luôn có những đặc điểm rất riêng biệt mà không thể hoà lẫn với bất kỳ môn võ thuật nào khác. Bảo vệ Việt Anh sẽ giúp bạn chỉ ra ngay sau đây: 

4.1. Về võ thuật

Võ cổ truyền Bình Định thể hiện rõ ràng tính liên hoàn, dứt khoát, tinh tế, uyên thâm. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong với bên ngoài cơ thể giúp môn võ này có những kỹ thuật tấn công độc đáo, sức hủy diệt đối phương ghê gớm.

4.2. Về võ lý

Về võ lý, võ thuật cổ truyền Bình Định vận dụng rất tốt thuyết âm - dương. Trong đó, phép ngũ hành và phép bát quái là nguyên lý cơ bản của “Song thủ ngũ hành vi bản”. 

Còn “Lưỡng túc bát bộ vi căn” là cơ sở võ lý để luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ cổ truyền Bình Định. Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành có sự phối hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực.

4.3. Về võ đạo 

Đối với võ đạo của võ Bình Định cổ truyền chính là đạo đức của người học võ. Người học võ đề cao: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Từ thời kỳ của ông cha ta cho đến nay võ đạo vẫn luôn giữ được tinh thần: thượng võ, chống giặc ngoại xâm. uống nước nhớ nguồn,...

4.4. Về nội dung khi học võ cổ truyền Bình Định 

Võ Bình Định rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chung quy lại dù là bất kỳ bài võ nào đều có 4 nội dung cơ bản sau: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí và luyện tinh thần. Trong đó:

  • Quyền thuật (thảo bộ hoặc quyền tay không) gồm: cương quyền nhu quyền
  • Võ tay không chia thành 4 nhóm: võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu
  • Binh khí gồm binh khí dài và binh khí ngắn, binh khí phổ biến khi học võ Bình Định là côn (roi)

5. Các dòng võ Bình Định

Võ Bình Định chỉ là một cái tên gọi chung nhất để phân biệt với những hệ phái võ khác. Để bàn thật chi tiết về các dòng võ Bình Định không thể liệt kê hết. Dưới đây, là những dòng võ Bình Định nổi tiếng:

  • Dòng họ Trương
  • Dòng họ Đinh
  • Dòng họ Trần
  • Roi Thuận Truyền
  • Quyền An Vinh 
  • Quyền An Thái

Võ Bình Định có nhiều dòng võ khác nhau
Võ Bình Định có nhiều dòng võ khác nhau

6. Tổng hợp tất cả các bài võ thuật Bình Định 

Võ thuật cổ truyền Bình Định gồm rất nhiều dòng võ liên quan và có nguồn gốc Bình Định. Hay các bài võ từ nhiều môn phái khác nhau. Chính vì thế, các bài võ thuật lên đến con số hàng trăm. Dưới đây là 17 bài võ phổ biến được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Bình Định cung cấp:

  • Hùng Kê Quyền (tay không)
  • Ngọc Trản Quyền (tay không)
  • Bạch Điêu (tay không)
  • Tứ Hải (tay không)
  • Thái Sơn Côn (roi)
  • Đoản Côn (roi)
  • Trực Chỉ (roi)
  • Lôi Phong Tùy Hình Kiếm (kiếm) 
  • Song Phượng Kiếm (hai kiếm)
  • Lôi Long Đao (đại đao)
  • Độc Long Thương (thương)
  • Độc Phủ (rìu)
  • Chấn Thiên Cung (cung)
  • Lăn Khiên (khiên + đoản đao)
  • Song Chùy
  • Bán Thiên Kích (kích)
  • Bừa Cào

7. Học võ Bình Định ở đâu?

Hiện nay, nhu cầu học võ của mọi người tương đối nhiều. Không chỉ nam giới mà phụ nữ, các em học sinh các cấp đều mong muốn được học tập. Các lớp học võ Bình Định phủ sóng ở nhiều nơi trên khắp các tỉnh thành.

Có thể bạn quan tâm: Trọn bộ thông tin về công ty dịch vụ bảo vệ tại Hà Tĩnh

7.1. Học võ Bình Định ở thành phố Hồ Chí Minh 

Dưới đây là thông tin về một vài câu lạc bộ, chủ nhiệm võ đường và địa chỉ võ thuật cổ truyền Bình Định tại thành phố Hồ Chí Minh:

  • Câu lạc bộ Trung Sơn Võ Đạo - Huyện Nhà Bè - Chủ nhiệm võ đường võ sư Nguyễn Thanh Sơn
  • Câu lạc bộ Thiếu Lâm Hắc Long - Quận Củ Chi - Chủ nhiệm võ đường võ sư Phan Văn Trinh
  • Câu lạc bộ Hắc Hổ Thiết Quyền Đào - Quận Gò Vấp - Chủ nhiệm võ đường võ sư Trần Hữu Hoàng
  • Câu lạc bộ Nam Huỳnh Đạo - Quận Bình Thạnh - Chủ nhiệm võ đường võ sư Huỳnh Tấn Kiệt
  • Câu lạc bộ Võ Lâm Môn - Quận Thủ Đức - Chủ nhiệm võ đường võ sư Hứa Phước Tài
  • Câu lạc bộ Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà - Quận 1 - Chủ nhiệm võ đường võ sư Hồ Tường
  • Câu lạc bộ Võ Lâm Chánh Tông - Quận 12 - Chủ nhiệm võ đường võ sư Nguyễn Thành Trí
  • …...

7.2. Học võ Bình Định tại Hà Nội

Dưới đây là thông tin về một vài câu lạc bộ, võ sư giảng dạy và địa chỉ võ thuật cổ truyền Bình Định ở Hà Nội: 

  • Câu lạc bộ Bình Định Gia - Ký túc xá Đại học Bách khoa - Chủ nhiệm võ đường võ sư Nguyễn Văn Huy
  • Câu lạc bộ Hoa Quyền - Trường mầm non Quỳnh Mai - Chủ nhiệm võ đường võ sư Vũ Quang Tín
  • Câu lạc bộ Nhất Nam - Trường Thanh thiếu niên 10-10 - Chủ nhiệm võ đường võ sư Trần Nam Thắng
  • Câu lạc bộ Nam Hồng Sơn - 180 Quán Thánh-Ba Đình-Hà Nội - Chủ nhiệm võ đường võ sư Nguyễn Huy Đông
  • Câu lạc bộ Thiếu Lâm Hồng Gia - Đình Nam Đồng – Đống Đa - Chủ nhiệm võ đường võ sư Chu Văn Há
  • Câu lạc bộ Thăng Long Võ Đạo - 179 phố Hàng Nón - Chủ nhiệm võ đường Nguyễn Văn Thắng
  • Câu lạc bộ Thiếu Lâm Sơn Đông - Trường Trung học Cơ sở Đống Đa, Kim Liên - Chủ nhiệm võ đường Nguyễn Minh Thắng
  • …..

Với tất cả những kiến thức mà Bảo vệ Việt Anh đã chia sẻ trên đây, đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ môn võ thuật cổ truyền này chưa? Võ Bình Định chắc chắn là môn võ được võ sư lưu giữ và không ngừng phát triển mãi về sau bởi những điều thú vị mang đến cho cả người học và người giảng dạy. 

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ bảo vệ nhân chứng chuyên nghiệp - uy tín - hàng đầu

Từ khóa » Các Bài Võ Bình định Gia