Vô Cảm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và ... - Hành Trình Trầm Hương

4.3/5 - (3 bình chọn)

Xã hội đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc. Con người có thể kiếm được nhiều tiền, đầy đủ vật chất, giàu có hơn trước kia. Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa thì cũng là lúc máy móc thay thế dần con người. Cuộc sống quá bận rộn, tất bật với công việc để kiếm tiền thì tình cảm giữa người với người dần trở nên xa cách. Vậy vô cảm là gì? Tác hại của căn bệnh này và để khắc phục vô cảm hiệu quả phải làm thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 

1. Vô cảm là gì?

– Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng, trơ lì cảm xúc, “ máu lạnh” với những hiện tượng đời sống xung quanh. Chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động. Gặp cái tốt không ủng hộ. Thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại mà mặc kệ mọi thứ. Bệnh vô cảm không có liệt kê trong sách của ngành y học. Nhưng căn bệnh này mang tầm ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống con người.

– Đây là căn bệnh khó chữa trị, rất dễ xảy ra trong môi trường đòi hỏi sự cạnh tranh hoặc có sự chênh lệch về điều kiện sống.

Đây là căn bệnh khó chữa trị, là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức thờ ơ, dửng dưng, trơ lì cảm xúc.
Đây là căn bệnh khó chữa trị, là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức thờ ơ, dửng dưng, trơ lì cảm xúc.

>> Bạn quan tâm đến văn hóa thờ cúng của người Việt? Hãy xem 5 cách bài trí bàn thờ gia tiên trong văn hóa thờ cúng của người Việt tại đây.

2. Như thế nào là bệnh vô cảm?

– Hiện tượng vô cảm với chính mình. Vô cảm với những thành công, thất bại, với niềm vui hay nỗi buồn với kết quả học tập của bản thân.

– Vô cảm với cộng đồng với sự kiện lớn của dân tộc nhưng lại nhạy cảm về danh vị và quyền lợi của mình. Có trường hợp lại hãnh diện về sự vô cảm của mình đó là sự vô cảm cố ý được đẩy thành lối sống cực đoan.

2.1. Biểu hiện của vô cảm là gì?

  • Nhẹ nhất là người mắc bệnh không biết nói lời “Xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi. Và không biết “cám ơn” khi được giúp đỡ. Họ tiếc cả tràng vỗ tay khi giới thiệu về một đại biểu, khi xem một tiết mục văn nghệ, thể thao.
  • Nặng hơn họ quên đi trách nhiệm cứu giúp người bị nạn. Họ đứng xem thậm chí còn lợi dụng cơ hội để đoạt tài sản của người bị nạn.
  • Có sự vô cảm thụ động dẫn đến sự phủi tay không tham gia vào bất cứ việc gì của lớp, của trường như: văn nghệ, thể thao, cắm trại.
  • Có sự vô cảm dẫn đến bất cần đời. Không chịu học hành, không tu dưỡng không cần tương lai. Mọi thứ đều không quan trọng, không có gì cả.
  • Cao nhất, vô cảm tự biến mình thành kẻ vô tri vô giác. Mọi lời dạy bảo, khuyên nhủ, phê bình không có tác động gì. Con người trở nên trơ lỳ, không tự ái, không tự trọng, không xấu hổ.
Hành động của sự dửng dưng, chai lì cảm xúc
Hành động của sự dửng dưng, chai lì cảm xúc

2.2. Nguyên nhân của vô cảm là gì? 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức. Nhưng cái gốc chính là cách sống của con người ngày nay. Cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.

  • Nguyên nhân bản thân.
  • Nguyên nhân từ gia đình.
  • Nguyên nhân từ nhà trường.
  • Nguyên nhân từ xã hội.
Những lý do khiến con người ngày nay trở nên "máu lanh"
Những lý do khiến con người ngày nay trở nên “máu lạnh”

>> Hãy tìm hiểu thêm về ý nghĩa của chân thành và cách trở thành người chân thành qua bài viết ‘Chân thành là gì? 5 Biểu hiện và cách để trở thành người chân thành’ tại đây.

3. Tác hại của vô cảm là gì? 

– Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm. Nó không chỉ làm suy giảm đạo đức của một cá nhân mà còn đẩy đất nước đến bờ tụt hậu, suy thoái.

– Bệnh vô cảm có thể dẫn đến chết người.

– Bệnh vô cảm có thể để lại tai họa lớn cho xã hội.

– Bệnh vô cảm có thể đưa đất nước đến suy vong.

Những tác hại khó lường khiến con người không còn cảm xúc với những thứ quanh cuộc sống
Những tác hại khó lường khiến con người không còn cảm xúc với những thứ quanh cuộc sống

4. Làm thế nào để khắc phục bệnh vô cảm?

  • Luyện đọc cảm xúc của người khác. Giống như các kỹ năng khác, nếu bạn dành thời gian luyện đọc cảm xúc của mọi người, bạn sẽ tiến bộ hơn.
  • Học cách thể hiện sự quan tâm. Thay vì nói điều gì đó dù gượng gạo hoặc không thật lòng khi thấy ai đó buồn, bạn lại im lặng.
  • Hiểu được sự cần thiết của cảm xúc. Cảm xúc là một phần không thể thiếu trong quá trình ra quyết định, cũng giống như logic. Cảm xúc có thể là động lực để bạn thay đổi cuộc sống, cảm giác khó chịu thường là đòn bẩy để thoát ra tình trạng bế tắc.
  • Chú ý hơn về cảm xúc của bản thân. Những cảm xúc khiến bạn không thoải mái, lúng túng. Hoặc có thể bạn được dạy phải che giấu hoặc kìm nén cảm xúc. Hoặc bạn chỉ nghe theo lý trí. Dù vì bất kỳ lí do nào, bạn cần giảm bớt những cảm xúc cá nhân, những thứ có thể khiến bạn khó thấu cảm.

Con người được sinh ra là để yêu thương, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và chỉ có sự chân thành quan tâm mới có thể duy trì một mối quan hệ bền vững. Hãy mở lòng trao đi thật nhiều yêu thương để nhận lại những điều tuyệt vời từ cuộc sống tươi đẹp!

>> Hãy khám phá những bí quyết giúp bạn luôn cảm thấy hạnh phúc và cách vượt qua trạng thái vô cảm qua bài viết ‘Hạnh phúc là gì? 5 bí quyết để luôn cảm thấy hạnh phúc’ và ‘Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục’.

Từ khóa » Thói Vô Cảm Là Gì