VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH: HÀNH TRÌNH MỘT DI SẢN
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tỉnh Bình Định
- Đảng bộ tỉnh Bình Định
- Cơ cấu tổ chức
- Các cơ quan Đảng
- Chính quyền
- Mặt trận và các đoàn thể
- Tin tức
- Đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội XIV của Đảng
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Hoạt động của tỉnh uỷ
- Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội
- Quốc phòng - An ninh
- Tin hoạt động cơ sở
- Các ban xây dựng Đảng
- Các cấp uỷ, tổ chức Đảng trực thuộc
- Mặt trận và các hội, đoàn thể tỉnh
- Các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ
- Tra cứu văn bản
- Văn bản của Trung ương
- Văn bản của Tỉnh uỷ
- Văn bản của các ban tỉnh uỷ
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn kiện - Tư liệu
- Văn kiện Đảng toàn tập
- Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
- Điều lệ Đảng
- Lịch sử Đảng bộ
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh
- Lịch sử Đảng bộ Huyện, Thị, Thành phố
- Lịch sử các ngành
- Truyền thống cách mạng xã, phường, thị trấn
- Đại hội Đảng các cấp
- Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Công tác Đảng, Đảng viên
- Công nghệ thông tin
- Văn thư - Lưu trữ
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Văn hóa - Xã hội VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH: HÀNH TRÌNH MỘT DI SẢN Thứ tư 04/05/2022 16:59Võ cổ truyền Bình Định ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, Võ cổ truyền Bình Định phát triển, lan tỏa rộng khắp, là kết tinh các giá trị tinh hoa dân tộc và là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Định, đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân.
Võ cổ truyền Bình Định xuất hiện từ rất sớm. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, từ đó, người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định ngày nay. Vua Lê Thánh Tông đã cử các võ tướng, võ quan tài giỏi về võ nghệ của triều đình vào trấn giữ, nhà Lê muốn bình định vùng đất này lâu dài để nhân dân có cuộc sống yên ổn, phát triển mọi mặt. Các võ tướng, võ quan của triều đình đã ở lại đây sinh sống và truyền lại võ nghệ cho con cháu, cho dân làng và người bản địa, từ đó vùng đất Bình Định trở thành nơi có nhiều người tinh thông võ thuật.
Đến thời Tây Sơn ở thế kỷ XVIII, Võ cổ truyền Bình Định chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn biến đổi về chất, nhằm đáp ứng nhu cầu chiến đấu của cuộc khởi nghĩa với phạm vi và quy mô trước đây chưa có. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là môi trường, là điều kiện thúc đẩy và hình thành diện mạo mới của Võ cổ truyền Bình Định. Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn là sự kết tinh và hòa quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan, võ sư nổi tiếng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đã hun đúc nên dòng võ đậm nét tinh hoa của dân tộc, bổ sung vào kho tàng di sản võ học chân truyền của dân tộc. Từ thời Tây Sơn, di sản Võ cổ truyền Bình Định luôn được gìn giữ, bồi đắp và phát huy.
Võ cổ truyền Bình Định được biểu diễn trong Lễ kỷ niệm 233 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung - Tây Sơn
Ngày nay, để giữ gìn và phát huy nét văn hóa quý báu của dân tộc, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Võ cổ truyền Bình Định luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều đề tài, đề án bảo tồn và phát huy giá trị Võ cổ truyền Bình Định. Trong đó, việc đưa vào hoạt động Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định năm 2013 là một trong những bước đi hết sức quan trọng, nhằm tập trung nguồn lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, võ sư, huấn luyện viên… xây dựng Võ cổ truyền Bình Định phát triển toàn diện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ võ sư, huấn luyện viên để truyền dạy cho thế hệ kế cận được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 02 đại võ sư quốc tế, 26 đại võ sư quốc gia, 12 võ sư cao cấp, 73 võ sư, 57 chuẩn võ sư, 415 huấn luyện viên, đây là lực lượng quan trọng để giữ gìn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định. Tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các võ đường, câu lạc bộ phát triển để thúc đẩy mạnh mẽ phong trào tập luyện Võ cổ truyền Bình Định trong các tầng lớp nhân dân.
Đến nay, toàn tỉnh có 177 võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền Bình Định, với hơn 12.000 võ sinh tham gia tập luyện thường xuyên; trên địa bàn tỉnh có hàng chục làng võ nổi tiếng gắn với địa danh đã tồn tại trong lịch sử nhiều thế kỷ như: Làng võ An Vinh, Thuận Truyền, Phủ Thiện (huyện Tây Sơn); làng võ An Thái, Phương Danh (thị xã An Nhơn); làng võ An Hòa, Kỳ Sơn, Đại Lễ (huyện Tuy Phước)… Việc đưa Võ cổ truyền Bình Định vào trường học trên địa bàn tỉnh cũng được thực hiện từ năm 2016 và được đưa vào nội dung thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng các cấp, nhờ đó đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào tập luyện trong học sinh. Hàng năm, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức nhiều giải đấu, nhiều chương trình biểu diễn võ cổ truyền, thu hút đông đảo các võ đường, câu lạc bộ tham gia. Đặc biệt, Võ cổ truyền Bình Định đã trở thành hoạt động không thể thiếu, mang đậm nét truyền thống văn hóa và góp phần làm trang trọng các ngày lễ, Tết, các sự kiện trọng đại của tỉnh.
Cùng với đó, công tác quảng bá Võ cổ truyền Bình Định được đẩy mạnh thông qua các chương trình, giải đấu trong nước và quốc tế. Từ năm 2016 đến nay, Chương trình “Đêm Võ đài Bình Định” được tổ chức vào các dịp lễ, mùa du lịch tại thành phố Quy Nhơn đã trở thành giải đấu uy tín, là nơi giao lưu, cọ xát của các võ đường trong và ngoài tỉnh. Giải Võ cổ truyền các võ đường Bình Định tranh cúp Hoàng đế Quang Trung được tổ chức hằng năm thu hút đông đảo các câu lạc bộ, võ đường tham gia thi đấu, giới thiệu những nét đặc trưng của môn phái đến với công chúng. Đặc biệt, Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam được tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Bình Định là nơi giao lưu võ cổ truyền giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với Võ cổ truyền Bình Định, qua đó đã góp phần quảng bá rộng rãi Võ cổ truyền Bình Định đến với bạn bè khu vực và quốc tế. Tại các giải đấu khu vực và quốc tế, Võ cổ truyền Bình Định đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng. Đến nay, đã có nhiều võ đường Võ cổ truyền Bình Định được thành lập, thực hành và truyền dạy ở nhiều nước trên thế giới…
Biểu diễn Võ cổ truyền Bình Định tại Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VII - Bình Định năm 2019
Nhằm tôn vinh những giá trị về khoa học, lịch sử và văn hóa của Võ cổ truyền Bình Định, năm 2012, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã công nhận Võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai lập hồ sơ Võ cổ truyền Bình Định, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là tín hiệu hết sức đáng mừng cho Võ cổ truyền Bình Định, đó không chỉ là niềm tự hào, tạo đà đưa di sản quốc gia lên tầm quốc tế, mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.
Thanh Sang
Các tin liên quan- Thêm quyền lợi cho người tham gia BHYT(19/12)
- Quyết liệt, dứt điểm, tiên phong trong giảm nghèo - Kỳ 1: Giảm nghèo - không thể nói chung chung!(05/12)
- Dịch bệnh diễn biến khó lường, nguy cơ lây lan các bệnh nguy hiểm mới nổi(29/11)
- Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS(29/11)
- 4 ca tử vong liên quan cúm A/H1pdm, Sở Y tế ra văn bản khẩn phòng chống dịch bệnh(25/11)
- Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh(22/11)
- Công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn(22/11)
- Sẵn sàng trợ giúp các đối tượng khó khăn, yếu thế(21/11)
- Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam(20/11)
- Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và gặp mặt Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú(20/11)
- Hướng dẫn quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ... (29/11/2024)
- Kế hoạch số 105-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ... (29/11/2024)
- Kế hoạch số 111-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày... (28/11/2024)
- Hướng dẫn số 128-HD/BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn triển khai thực hiện Kết... (27/11/2024)
- Hướng dẫn số 127-HD/BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số... (27/11/2024)
- Hướng dẫn số 129-HD/BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn công tác khoa giáo năm 2025 (27/11/2024)
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng,... (27/11/2024)
- Quyết định số 1325-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế tổ chức và hoạt... (15/11/2024)
- Kế hoạch số 85-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày... (15/11/2024)
- Chương trình hành động số 26-Ctr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số... (15/11/2024)
Từ khóa » Thế Võ Cổ Truyền
-
36 động Tác Võ Cổ Truyền Quy định Quốc Gia | Vinkungfu - YouTube
-
36 Động Tác Võ Cổ Truyền - YouTube
-
Bài 36 Động Tác - Page Võ Cổ Truyền Việt Nam
-
Thể Dục: Bài Quyền 36 Thế Võ Cổ Truyền VN - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
Rối Ren ở Liên đoàn Thế Giới Võ Cổ Truyền Việt Nam, Tổng Cục Thể ...
-
Tổng Cục TDTT Làm Rõ Thông Tin Tổ Chức Giải Vô địch Thế Giới Võ Cổ ...
-
Tự Học Võ Cổ Truyền Việt Nam Có Hiệu Quả Không? - Elipsport
-
36 Đông Tác Võ Cổ Truyền Thcs, Thể Dục
-
Võ Cổ Truyền Thời Hiện đại - VnExpress
-
Phát Triển Môn Võ Cổ Truyền ở Gia Bình - Báo Bắc Ninh