Võ Cổ Truyền- Nét Tinh Túy đang Dần Bị Lãng Quên. - Võ Phục Tân Việt
Có thể bạn quan tâm
Trong xuyên suốt bề dày 4000 năm văn hiến, lịch sử hình thành và phát triển của toàn bộ nền võ học Việt Nam luôn hòa quyện và gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Võ cổ truyền được xem như là một di sản của truyền thống thượng võ và là biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của con người Việt Nam. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kỹ năng, thể chất của con người thông qua việc tập luyện Võ cổ truyền Việt Nam còn khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và tính nhân văn của con người Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của dòng thời gian, ” võ ta” ngày càng bị mai một và lãng quên.
- 5+ đặc điểm của môn võ Judo mà không phải ai cũng biết
- 6+ dụng cụ tập Muay Thái không thể thiếu dành cho người mới bắt đầu
- Những nguy hiểm khi chọn sai loại bao cát và cách chọn loại bao cát phù hợp
- 4+ lưu ý không nên bỏ qua khi học võ Karate tại nhà
- 4 bài tập đấm bốc với bao cát vô cùng dễ dàng, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
1. Nguồn gốc và sự phát triển
Chẳng ai biết đích xác võ cổ truyền Việt Nam được hình thành vào khoảng thời gian nào, chỉ biết rằng nền võ học Việt Nam có mặt ngay từ những biến cố đầu tiên của lịch sử dân tộc.
Từ thời nguyên thủy, con người sinh sống dựa trên thu lượm, nhặt hái các thức ăn có sẵn ở thiên nhiên và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động tác, cách thức rình rập, rượt đuổi đánh giết dần trở thành quen thuộc hàng ngày. Tiếp đến là những trường hợp phải xữ trí trong quan hệ giữa người và vật trong săn bắn, giữa người và người để tự vệ, tất cả các động tác, các cách thế đó, từ đơn giản đến phức tạp, đã là cội nguồn của các đòn thế, bài bản của các trường phái võ thuật trên thế giới.
Qua quá trình gian khổ dựng nước và giữ nước, từ thời khai nguyên dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giữ yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ. Kỹ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia đó chính là nguồn gốc sâu xa, đích thực của một nền võ học cổ truyền phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất.
Từ cuối thể kỷ XIX đến năm 1979, nền võ học dân tộc Việt Nam phải trải qua nhiều khó khăn và thử thách. Hầu hết các nhà nước nắm quyền đều cấm võ cổ truyền hoạt động vì lo sợ việc dạy võ sẽ tạo nên nguy cơ bất ổn về mặt chính trị. Cũng đầu thế kỷ XX, nhiều môn võ ngoại như: Boxing, Thiếu Lâm, Judo…bước đầu xâm nhập vào Việt Nam. Nền võ học cổ truyền tiếp tục đứng trước những khó khăn và thử thách mới. Tuy nhiên, tinh thần thượng võ của dân tộc Việt chưa bao giờ suy giảm, võ học cổ truyền Việt Nam đã và đang đồng hành cùng những trái tim Việt đi khắp năm châu, có mặt ở những vùng đất xa xôi nhất của thế giới. Đó là một thành quả đáng tự hào và cần được ghi nhận.
Đọc thêm: Aikido- hình thức tự vệ đỉnh cao dành cho phái nữ.
Vovinam-Việt võ đạo, niềm tự hào của người Việt
6 Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Kiếm Gỗ Bokken
2. Đặc điểm
- Thường là võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, chống trả và săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa, làng xóm, chống trộm cướp.
- Thích hợp với nhiều loại địa hình.
- Thực dụng, linh hoạt.
- Các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú
- Muốn luyện thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có khí trong lành, để tăng khí công trong người, khi đó ra đòn sẽ mạnh hơn.
3. Một số hệ phái tiêu biểu võ cổ truyền Việt Nam
Một số hệ phái tiêu biểu của dòng võ thuật cổ truyền Việt Nam trải dài trên 3 miền đất nước:
Miền bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Việt Nam KungfuSơn Đông Không ĐộngThiên Môn ĐạoHoàng quyềnNhất Nam (võ Hét)Võ Vật Liễu ĐôiThăng Long Võ ĐạoNam Hồng SơnThanh Phong Võ ĐạoBắc Việt VõUy Long MônBình Định GiaVăn Trang Võ ĐạoMai Sơn LâmĐông Đô Việt QuyềnHoa QuyềnVũ Long QuyềnLinh Quyền ĐạoTiêu Sơn phái | Thiếu Lâm Nam SơnXích Long Võ ĐạoBích Quang MônTây Sơn Võ ĐạoThượng MônHồng Vui ĐườngBình Thái ĐạoÁo VảiVõ Kinh Vạn AnPhước Sơn Võ ĐạoBạch Hổ lâmThiếu Sơn Phật GiaHuỳnh Huynh Đệthiếu lâm tây sơnKim Kê Tây Sơn NhạnThiếu Lâm Đại Tâm | Thanh Long Võ ĐạoBạch Hổ võ pháiTân Khánh Bà TràThiếu Lâm Phật Gia QuyềnKim Kê PháiBình Định Sa Long CươngTrúc Lâm Thái HưViệt Đạo QuánTây Sơn Bình ĐịnhHóa Quyền ĐạoHắc LongNội Gia Võ Đạo Việt NamMôn Phái Hồng Mi Đạo NhơnTrung Sơn Võ ĐạoTây Sơn – Ngọc ĐiệpHồng Trần Bình ĐịnhThiếu Lâm Long PhiThiếu Lâm Bằng Long HảiThiếu Lâm Hắc Hổ MônThiếu Lâm Bắc PháiThiếu Lâm Nam Bắc PháiThiếu Lâm Lê Gia QuyềnThiếu Lâm Tam Thái |
4. Võ cổ truyền đang dần bị mai một theo thời gian
Ngày nay, Võ cổ truyền Việt Nam đang rơi vào một cuộc “khủng hoảng thừa” đặc biệt trầm trọng. Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam ra đời vào năm 1991, bên cạnh những dòng võ gốc, chính thống cũng có không ít những dòng phái lai căng, một thực trạng “vàng – thau lẫn lộn” đã và đang xen kẽ trong nền võ học dân tộc.
Võ cổ truyền dân tộc có những chiêu thức, đòn thế vô cùng độc đáo, tinh diệu mà môn võ khác không có, trong đó phải kể đến những ngón đánh bằng đầu gối (bộ gối), cùi chỏ (bộ chỏ), biến ảo khôn lường. Đây chính là hai bộ pháp cực kỳ cao siêu, uyên bác, hấp dẫn đã được nhiều thế hệ người trong nước và nước ngoài say mê nghiên cứu, tìm học. Tuy nhiên, sau năm 1990, các ngành chức năng cho rằng “nguy hiểm”, nên không cho phép người dạy truyền thụ những thế đánh độc đáo này cho môn sinh để “thượng đài” thi đấu. Bị mất đi những tinh hoa, tuyệt chiêu độc đáo mang tính nghệ thuật cao, nói võ cổ truyền dân tộc như bị “trói tay, trói chân” biến thành “võ thể thao” xa lạ, không còn được yêu thích tập luyện như trước nữa. Không ít võ sư tâm huyết đã ngậm ngùi bỏ nghiệp võ, nhiều môn sinh “quay lưng”, chuyển sang học các môn võ khác, thậm chí các giải thi đấu cấp quốc gia cũng không còn hấp dẫn, thu hút người đến xem.
Hàng chục năm nay, Võ cổ truyền dân tộc không phải là bộ môn học tập, đào tạo trong các trường thể dục thể thao; không có các giải đấu mang tầm quốc tế. Việc truyền thụ chỉ dựa vào một số võ sư tâm huyết, những môn sinh yêu thích. Hầu hết sách sử, tư liệu võ học trước đây đều ghi chép bằng chũ Hán, chữ Nôm, thế hệ sau khó tiếp cận, đó là chưa kể điều kiện bảo quản không tốt, bị hư hỏng, tiêu hủy dần dần…
5. Võ cổ truyền cần được giữ gìn, phát huy và phát triển hơn nữa.
Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam là lĩnh vực rộng, có tính xã hội cao, có vị trí quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Võ cổ truyền Việt Nam là tổng hợp các môn phái võ của dân tộc Việt Nam đã được phát triển rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và nhiều quốc gia trên Thế giới. Trên trường quốc tế, theo thống kê ban đầu, hiện nay trên toàn thế giới ước tính có khoảng 400 trung tâm đào tạo, huấn luyện, môn phái, võ phái, võ đường, câu lạc bộ với khoảng 900 nhà hoạt động võ thuật, võ sư chưởng môn, võ sư, huấn luyện viên và khoảng hơn 1 triệu lượt môn sinh qua các thế hệ, đã và đang theo học võ cổ truyền Việt Nam. Đến nay Võ cổ truyền Việt Nam đang được giảng dạy và tập luyện ở trên 45 nước.
Ở hải ngoại, võ học truyền thống vẫn được những người con đất Việt gìn giữ và phát huy nhiều nhất là tại Pháp, Nga, Đông Âu, Mỹ, Đức…Tại Pháp có tới 19 môn phái võ cổ truyền đang hoạt động như phái Cửu Long, Phái Nam Hổ Quyền, phái Trung Hòa…Tại Nga, Đông Âu thì phái Nhất Nam đang có được một vị thế vững chắc và một lượng môn sinh đông đảo. Tại Mỹ, có Võ đường Tấn Nhật Bích ở Boston. Ở Nam California có Trung Tâm võ thuật cổ truyền Việt Nam, võ đường Tiên Long Võ Đạo …
Đặc biệt, môn phái được cho là cội nguồn, là tinh hoa của võ truyền thống Việt Nam là Võ trận Đại Việt tưởng chừng đã bị thất truyền, nay lại được võ sư Nguyễn Minh Tuấn gìn giữ và khởi dựng. Nguyễn Minh Tuấn là người đầu tiên đứng ra thành lập môn phái Võ trận Đại Việt, những miếng võ cổ truyền của ngàn xưa được vị võ sư trẻ biên soạn, hệ thống một cách bài bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các môn sinh luyện tập.
Kết
Để bảo tồn, phát huy nền võ học oai hùng của dân tộc, võ cổ truyền nên được tăng cường tuyên truyền, tôn vinh, giáo dục thế hệ trẻ về nền Võ học nước nhà; sớm bảo tồn, đưa Võ cổ truyền dân tộc thành di sản văn hóa phi vật thể; đưa Võ cổ truyền vào giảng dạy trong trường, hệ thống thi đấu đỉnh cao quốc gia; từng bước quảng bá, nâng Võ cổ truyền Việt Nam lên tầm quốc tế… Thật tiếc, những đề đạt tâm huyết đó vẫn chưa được các cơ quan quản lý quan tâm ủng hộ.
Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.
Xem sản phẩm HotlineTừ khóa » Hình ảnh Võ Thuật Cổ Truyền
-
HÌNH ẢNH VÕ THUẬT
-
Những Hình ảnh Của Hội Thi Võ Thuật Cổ Truyền Hà Nội Lần Thứ 36 ...
-
Hình Ảnh Võ Thuật Cổ Truyền Trung Quốc, Võ Cổ Truyền Việt Nam
-
Những Hình Ảnh Của Hội Thi Võ Thuật Cổ ...
-
Hình Ảnh Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Và Trung Quốc,
-
Những Hình Ảnh Của Hội Thi Võ Thuật Cổ ...
-
Ảnh Võ Cổ Truyền | ẢNH THỂ THAO
-
Các Hình ảnh Khác - Võ Thuật Cổ Truyền Lâm Đồng - Photo Albums
-
VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH - Điểm Danh Các Võ đường Nổi Tiếng ...
-
[TỔNG HỢP] Những Hình Ảnh Võ Thuật Đẹp Nhất Và Hài Hước Nhất
-
Võ Cổ Truyền - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
Tổng Hợp Logo Võ Cổ Truyền Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022
-
[Tổng Hợp] Những điều Bạn Nên Biết Về Võ Cổ Truyền Việt Nam