Vợ Của Hoàng Tử Gọi Là Gì - Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến ( 3 )

Mục lục

  • 1 Con dâu của Vua – một danh xưng ít biết
    • 1.1 Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
  • 2 Xưng hô trong hoàngtộc

Con dâu của Vua – một danh xưng ít biết

Năm 2000 chúng tôi đến Huế, một trong những nội dung của chuyến đi là giải đáp cho được câu hỏi: “Con dâu của nhà Vua thì gọi là gì”. Chúng tôi đã thất vọng hoàn toàn khi các hướng dẫn viên du lịch và kể cả hướng dẫn viên tại các khu vực cố đô đều trả lời mỗi người mỗi phách, dù có người cẩn trọng xin khất về tìm hiểu để trả lời vào hôm sau. Đến nay, qua tìm hiểu dù vấn đề chưa thật rõ ràng nhưng có thể hiểu, tên gọi của Hoàng tộc là vô cùng phức tạp, nó tùy thuộc vào từng vương triều, từng quốc gia, thời đại… khác nhau để quy ra một cái danh xưng.

Bạn đang xem: Vợ của hoàng tử gọi là gì

Dưới đây chúng tôi xin đăng tải 02 bài nghiên cứu sưu tầm được, hy vọng thỏa mãn phần nào ý khát khao tìm hiểu về một danh xưng Hoàng tộc.

Con dâu của nhà vua thì gọi là gì? Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Phủ thiếp Hoàng Thị Cúc của ông Hoàng Phụng Hoá Công. Về sau ông Hoàng Phụng Hoá trở thành vua Khải Định, bà được phongTam giai HuệPhi,rồi Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, thường gọi là Đức Từ Cung khi con bà, vua Bảo Đại, lên ngôi.

Vợ của một nhà vua được gọi là Hoàng hậu, con trai vua là Hoàng tử, con gái vua là Công chúa, rể vua là Phò mã. Đó là những điều mọi người đều biết. Thế nhưng, con dâu nhà vua thì gọi là gì, lại là một điều làm đa số mọi người thắc mắc.

Đây cũng là việc khá dễ hiểu. Trước đây các triều đại quân chủ phong kiến của ta cũng như Trung Hoa đều có quan niệm trọng nam khinh nữ. Phụ nữ thường sinh hoạt trong nhà, lo công việc nội trợ, sinh nuôi con cái, không được đi học…, hầu như họ không đóng một vai trò xã hội gì khiến họ ít được đề cập đến trong sinh hoạt xã hội. Vậy nên ngay cảkhi họ là dâu của nhà vua, gọi họ là gì cũng ít được sách vở đề cập.

Học giả An Chi trong “Chuyện Đông, Chuyện Tây” tập I đã trả lời bạn đọc như sau:

Con dâu của vua gọi là hoàng tức(皇媳). Hoàng là một thành tố chỉ những gì thuộc về nhà vua, liên quan đến vua. Tức là dạng tắt của tức phụ đã trở nên thông dụng, có nghĩa là con dâu. Con rể của vua vốn được gọi là hoàng tế (皇婿, tế là rể).. Từ đời Nguỵ, đời Tấn, chàng rể được phong làm làm phụ mã đô uý, gọi tắt là phụ mã, âm xưa là phò mã. Đây là một chức quan chuyên trách chuyện ngựa xe cho nhà vua, anh chàng hoàng tế được cái tên phò mã là nhờ ở chức này (tr.50, 51)

Ông An Chi trả lời vậy là hoàn toàn đúng theo mặt ngữ nghĩa. Hoàng tức là tên gọi chung của dâu nhà vua.. Chúng ta còn gặp từ ‘tức’ này trong thuật Tử vi với cung ‘tử tức’ nói về con và dâu.

Tuy nhiên, lạ một điều Hán Việt Từ Điển của cụ Đào Duy Anh, Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân,Từ điển từ Hán Việt của Lại Cao Nguyên, Từ điển Trung Việt của NXB Khoa học Xã hội, HN, 1996, Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê đều có từ ‘hoàng tử’ mà không có từ ‘hoàng tức’. Điều này cho chúng ta thấy từ trên được sử dụng không khá thông dụng. Chúng tôi cũng không rõ ở sách báo nào ngày trước có sử dụng từ này.

Nếu xem báo chí và phim ảnh hiện nay, chúng ta hẳn sẽ gặp từ thái tử phi hoặc hoàng tử phi được dùng để chỉ các nàng dâu của nhà vua. Các từ này về mặt ngữ nghĩa cũng hoàn toàn đúng. Theo Hán Việt Tự điển của Thiều Chửu, nghĩa thứ 3 của từ phi: vợ của thái tử và các vương hầu được gọi là vương phi. (tr.126).

Vậy thì triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng của nước ta, gọi các nàng dâu đó là gì?Tham khảo một số gia phả hiện đang được lưu giữ tại các phủ, phòng chúng tôi ghi nhận như sau:

a. Theo gia phả của phòng Trấn Tịnh Quận Côngthì như sau:

Hoàng tử thứ 45 Miên Dần đã được vua cha Minh Mệnh ban cho ngân sách (sách làm bằng bạc) vào năm Canh Tý (1840). Ông có 06 bà vợ như sau:

1.Nguyên Cơ huý Hoàng thị ….2.Đệ nhất phủ thiếp huý Lê Thị …3.Đệ nhị phủ thiếp huý Nguyễn Văn Thị …..4.Đằng thiếp huý Trần thị ……5.Đằng thiếp huý Trần thị …..6.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Có Nhiều Bạn Chung Trên Facebook : 8 Bước, Cách Tìm Bạn Chung Trên Facebook Cực Nhanh

Xuất thiếp huý Trần Thị ……

b. Theo gia phả của phòng Thuỵ Thái Vươngthì như sau:

Hoàng tử Hồng Y là con Đức vua Thiệu Trị. Ông có 05 bà vợ như sau:

1.Thuỵ Thái Vương Phi Lê Thị …. thụy Trang Thục.2. Phủ thiếp Ðệ nhất phòng Trần Thị …… thụy Đoan Thục.3. Phủ Thiếp Đệ Nhị Cơ Nguyễn Gia Thị …. thụy là Trinh Khiết.4. Phủ Thiếp Đệ Tứ Phòng Trưởng Nữ Quan Kỳ Sự Lê Chương Thị đặc phong Nữ Tổng Quản Nghi Nhân thụy là Thục Hiền.5. Phủ Thiếp Đệ Ngũ Phòng Hồ Thị …. thụy là Đông Phát.

Gia phả của phòng Tuy Lý Vương, Hoà Thạnh Vương mà chúng tôi xem được cũng dùng từ phủ thiếp như hai phòng trên.

c. Theo Wapedia – Wiki: Lễ cưới người Việt, phần 1. 4. Lễ nghi cung đình, có một đoạn như sau:

Lễ cưới trong giới quý tộc, quan lại ở các triều đại phong kiến nhìn chung giống với tục cưới gả của Trung Hoa là căn cứ vào sáu bước (lục lễ), có thể rút bớt hay kết hợp nhưng được sắp đặt cầu kỳ, tỷ mỉ, trang trọng và xa hoa hơn trong dân gian. Việc dựng vợ gả chồng hoàn toàn do cha mẹ chủ trương và theo lối “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Hoàng tử lấy vợ chính gọi là “nạp phi” và “nạp thiếp” khi lấy vợ thứ (khi về nhà chồng, cô dâu được gọi là phủ phi hay phủ thiếp), và công chúa lấy chồng gọi là “hạ giá” (chú rể được phong Phò mã Đô uý).

d. Ở một tư liệu khác là “Chuyện các bà trong cung” (Maxreading.com) thì ghi như sau:

“Bà họ Trương là ái nữ quan đại thần Trương Như Cương được cưới làm phủ thiếp khi vua Khải Định còn là ông Hoàng Phụng Hoá Công ở Tiềm đế (sau xây thành cung An Định)….”

e. Tác giả Nguyễn Đắc Xuân trong “Chuyện nội cung các vua” thì viết:

“Tiếng lành đồn xa. Khi hoàng tử Đảm – con thứ tư của vua Gia Long – đến tuổi lập phủ thiếp, cô (Ngô Thị) Chính được chọn sau cô Hô Thị Hoa, người gốc Gia Định. Bà Hoa sinh ra hoàng tử Miên Tông (sau này là vua Thiệu Trị) năm 1807…..” (tr.24) hay “Vào cuối đời Minh Mạng, hoàng tử Miên Thẩm được xuất phủ, lập phủ riêng ở phường Liêm Năng (phía đông Lục Bộ trong Kinh Thành) nạp phủ thiếp (lấy bà Trương Thị Thứ, con gái Trương Đăng Quế – người Quảng Ngãi)” (tr.46).

Nói tóm lại, từ một số tư liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng dưới triều Nguyễn, dâu của nhà vua được gọi là phủ thiếp (府妾). Bên cạnh đó, nếu phủ thiếp là vợ chính thì còn được gọi là Nguyên Cơ (dẫn theo gia phả phòng Trấn Tĩnh), còn nếu ở thứ bậc thấp hơn phủ thiếp thì gọi là Đằng thiếp (藤妾:vợ thứ) hay Dắng thiếp (媵妾:vợ hầu). Cần chú ý là Nguyên Cơ khác với Nguyên Phi. Nguyên Phi chỉ vợ vua (hay người có tước Vương, như theo gia phả của phòng Thuỵ Thái), ví dụ Nguyên phi Ỷ Lan, vợ của vua Lý Thánh Tông.

Vậy ta hiểu phủ thiếp là gì? Dưới triều Nguyễn, từ này liên hệ đến từ “xuất phủ”. Theo một bài viết của Lê Quang Thái:

“Sách Tùng Thiện Vương (1819 – 1870) do hậu duệ của Thi ông là Ưng Trình và Bửu Dưỡng ấn hành năm 1970 để kỷ niệm 100 ngày mất của ông nội, cố nội mình đã cho người đời có một ý niệm về hình ảnh của phủ đệ:

“Theo lệ, các hoàng tử lên 14, 15 tuổi thì phải xuất phủ, nghĩa là phải ra ở ngoài Tử Cấm Thành, biệt lập gia đình như Võ Xuân Cẩn đã tâu, xin ơn cho các hoàng thân, hoàng tử. Tùng Thiện vương xuất phủ ở ngang với phủ Tuy Lý vương, tại phường Liêm Năng trong Kinh Thành, phía đông Lục Bộ…”

Suy ra, phủ thiếp là vợ (thiếp) của một hoàng tử đã đến tuổi trưởng thành (xuất phủ), có nhà ở và gia đình riêng.

Cách gọi này của riêng triều Nguyễn khác biệt với cách gọi của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Âu cũng là một sáng tạo có ý thức độc lập của tiền nhân chúng ta. Rất mong trao đổi cùng các nhà nghiên cứu khác.

Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Bài nghiên cứu thứ 2.

Xưng hô trong hoàngtộc

I. Cha, mẹ vua

1. Tước hiệu:

*Từ thời Hán mới bắt đầu có các tước hiệu dưới đây. Trước đó chỉ gọi chung là Quốc lão/Quốc mẫu

Bà của vua = Thái hoàng thái hậu

Cha vua (người cha chưa từng làm vua) = Quốc lão

Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) = Thái thượng hoàng

Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) = Quốc mẫu

Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) = Thái hậu

Mẹ kế (phi tử của vua đời trước) = Thái phi

*Theo quy định Hoàng hậu sẽ thành Thái hậu nên trường hợp vua là con phi tần thì mẹ ruột vua chỉ được phong Thái phi

2. Xưng hô khi nói chuyện:

Quốc lão/Thái thượng hoàng: Ta

Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: Ai gia/ta/lão thân

*Khi nói chuyện với người dưới cấp thì sẽ gọi thẳng tên hoặc gọi theo tước hiệu…

====================

II. Vua

1. Tước hiệu:

Thời Hạ – Thương – Chu: Vương

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc:

Vua các nước lớn: Vương (ví dụ: Sở vương, Ngô vương…)Vua các nước nhỏ (chư hầu) : Hầu/Công/Bá (ví dụ: Trần hầu, Tề công….)

Thời Tần trở về sau: Hoàng đế

Riêng các vua đầu triều Nguyên và Thanh: Đại Hãn

2. Tự xưng:

Thời Hạ – Thương – Chu: Vương/Ta

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc: Quả nhân

Thời Tần: Trẫm

Chư hầu thời Tam Quốc: Cô gia

Sau thời Tam Quốc: Trẫm/Quả nhân

Riêng các vua đầu triều Nguyên và Thanh: Ta

3. Xưng hô khi nói chuyện:

Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Phụ hoàng, mẫu hậu, …

Xưng hô với chư hầu : Hiền hầu hoặc gọi theo tước hiệu

Xưng hô với hậu phi…: Ái hậu/ái phi..

Xưng hô với hoàng tử, công chúa…: Hoàng nhi hoặc gọi theo tước hiệu hoặc gọi tên thân mật…

Xưng hô với các quần thần : Chư khanh/chúng khanh/ái khanh…

====================

III. Hậu phi

1. Tước hiệu: Phân theo cấp bậc theo quy định

Thời Hạ – Thương – Chu tới thời Tần Thủy Hoàng

1. Vương hậu

2. Phu nhân

3. Tần

4. Thế phụ

5. Ngự thê

==========================

Thời Tây Hán

1. Hoàng hậu

2. Chiêu nghi

3. Chiêu nghi

4. Tiệp dư

5. Khinh nga

6. Dung hoa

7. Mỹ nhân

8. Bát tử

9. Sung y

10. Thất tử

11. Lương nhân

12. Trưởng sử

13. Thiếu sử

14. Ngũ quan

15. Thuận thường

16. Cung nhân: Vô quyên, Cộng hòa, Ngu linh, Bảo lâm, Lương sử, Dạ giả

==========================

Thời Đông Hán

1. Hoàng hậu

2. Quý nhân

3. Mỹ nhân

4. Cung nhân

5. Thái nữ

==========================

Thời Bắc Tề

1. Hoàng hậu

2. Tả Nga anh, Hữu Nga anh (ngang Tả Hữu Thừa tướng)

3. Thục phi (ngang Tướng quốc)

4. Tả Chiêu nghi, Hữu Chiêu nghi (ngang Nhị Đại phu).

5. Tam Phu nhân: Hoằng đức, Chính đức, Sùng đức (ngang Tam Công)

6. Tam Tần: Quang du , Chiêu huấn, Long huy (ngang Tam Thượng khanh)

7. Lục Tần: Tuyên huy, Ngưng huy, Tuyên minh, Thuận hoa, Ngưng hoa, Quang

huấn ( ngang Hạ Lục khanh)

8. Thế phụ (Tòng tam phẩm)

9. Ngự nữ (Chính tứ phẩm)

10. Tài nhân

11. Thái nữ

==========================

Thời nhà Đường

1. Hoàng hậu

2. Chính nhất phẩm: Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi (sau đời Đường Huyền Tông đổi thành: Quý phi, Huệ phi, Lệ phi, Hoa phi)

3. Tòng nhất phẩm: Quý tần

4. Chính nhị phẩm: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên (sau đời Đường Huyền Tông đổi thành: Thục nghi, Đức nghi, Hiền nghi, Thuận nghi, Uyển nghi, Phương nghi)

5. Chính tam phẩm: Tiệp dư

6. Chính tứ phẩm: Mỹ nhân

8. Chính lục phẩm: Bảo lâm

9. Chính thất phẩm: Ngự nữ

10. Chính bát phẩm: Thái nữ

==========================

Thời Tống – Nguyên

1. Hoàng hậu

2. Chính nhất phẩm: Thần phi, Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi

3. Chính nhị phẩm: Đại nghi, Quý nghi, Thục nghi, Thục dung, Thuận nghi, Thuận dung, Uyển nghi, Uyển dung, Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên

4. Chính tam phẩm: Tiệp dư

5. Chính tứ phẩm: Mỹ nhân

6. Chính ngũ phẩm: Tài Nhân, Quý nhân

==========================

Thời nhà Minh

1. Hoàng Hậu

2. Hoàng quý phi (cao nhất trong các phi tần), Quý phi

3. Phi: Hiền phi, Thục phi, Trang phi, Kính phi, Huệ phi, Thuận phi, Khang phi, Ninh phi

4. Tần: Đức tần, Hiền tần, Trang tần, Lệ tần, Huệ tần, An tần, Hoà tần, Hy tần, Khang tần

==========================

Thời nhà Thanh

1. Hoàng hậu

2. Chính nhất phẩm: Hoàng quý phi

3. Chính nhị phẩm: Quý phi

4. Chính tam phẩm: Phi

5. Chính tứ phẩm : Tần

6. Chính ngũ phẩm: Quý nhân

7. Chính lục phẩm: Thường tại

8. Chính thất phẩm: Đáp ứng

9. Chính bát phẩm: Quan nữ tử

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Phụ hoàng, mẫu hậu, …

Tự xưng: Thần thiếp

– Xưng hô với vua: bệ hạ/hoàng thượng/đại vương….

Tự xưng: Thần thiếp…

– Xưng hô với các phi tử khác: tỷ/muội hoặc theo tước hiệu…

– Xưng hô với hoàng tử, công chúa…: Hoàng nhi hoặc theo tước hiệu hoặc gọi tên thân mật…

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Bổn cung

====================

IV. Con vua

1. Tước hiệu: Thường kèm theo thứ tự (ví dụ: đại công chúa…)

– Con trai vua (gọi chung) :

Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần: Công tửThời nhà Hán đến thời nhà Minh: Hoàng tửThời nhà Thanh: A ca

– Con gái vua (gọi chung) = Hoàng nữ/công chúa/cách cách (thời nhà Thanh)

– Hoàng tử được chỉ định sẽ lên ngôi = Đông cung thái tử/Thái tử

Vợ Thái tử :

1. Vợ lớn = Thái tử phi

2. Vợ bé = Trắc phi/thứ phi

*Thời Tây Hán phân cấp bậc:

1. Thái tử phi

2. Lương đệ

3. Nhụ tử

4. Phu nhân

*Thời Đường phân cấp bậc:

1. Thái tử phi

2. Lương đệ

3. Lương Viên

4. Thừa Huy

5. Chiêu Huấn

6. Phụng Nghi

– Vợ Hoàng tử/A ca

1. Vợ lớn = Hoàng tử phi/Hoàng túc/Đích phúc tấn (thời nhà Thanh)

2. Vợ bé = Trắc phi/Thứ phi/Trắc phúc tấn (thời nhà Thanh)

– Chồng Công chúa/Cách cách = Phò mã/Nghạch phò

Lưu ý: Các vị hoàng tử khi đã trưởng thành thường được phong tước Vương kèm theo đất phong.

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu…

Tự xưng: Nhi thần hoặc xưng tên

– Xưng hô với vua: Phụ hoàng/Phụ vương…

Tự xưng: Nhi thần/Hoàng nhi hoặc xưng tên

– Xưng hô với hậu phi:

Xưng hô với Hoàng hậu: Mẫu hậu/Hoàng hậu nương nương/Vương hậu nương nương….Xưng hô với mẹ ruột: Mẫu phi/mẫu thânXưng hô với phi tần khác: Mẫu phi hoặc gọi “Tước hiệu + nương nương”

Tự xưng: Nhi thần…

– Xưng hô với các hoàng tử, công chúa khác: Hoàng huynh, Hoàng tỷ, Hoàng muội, Hoàng đệ…

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa, …

====================

V. Vương**Vương gia/Thân vương: Tước hiệu ban cho anh em hoặc con của vua

1. Tước hiệu:

Tên đất phong + vương/thân vương (ví dụ: Lương vương, Ung thân vương…)

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu/Hoàng đế/Hoàng hậu… : Theo tước hiệu…

Tự xưng: Thần/Nhi thần (tùy thân phận)

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Bổn vương/Cô gia

3. Tước hiệu trong vương phủ

– Vợ Vương gia/Thân vương:

1. Vợ lớn = Vương phi/Đích phúc tấn

2. Vợ bé = Trắc phi/Thứ phi/Trắc phúc tấn

3. Phu nhân (ngang với thiếp)

– Con Vương gia/Thân vương:

Con trai = Quận vương/Bối lặcCon trai kế thừa vương vị = Thế tửCon gái = Quận chúa/Cách cáchCon dâu = Quân vương phi/Phúc tấn/Phu nhânCon rể = Quận mã/Ngạch phòQuận vương/Bối lặc: Tước hiệu ban cho con cháu của vua

1. Tước hiệu:

Quận vương hoặc Bối lặc (Thời nhà Thanh, Kỳ chủ Bát kỳ ngang với Bối lặc)

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu/Hoàng đế/Hoàng hậu… : Theo tước hiệu…

  • Threads là gì
  • Măng tây là gì
  • Tại sao kháng sinh không diệt được virus
  • Học tiếng anh qua phim friends như thế nào

Từ khóa » Vợ Lệ Của Thái Tử Gọi Là Gì