Vợ đã Ly Hôn Có được Hưởng Thừa Kế Từ Chồng Cũ Không?

Vợ đã ly hôn có được hưởng thừa kế từ chồng cũ không? là một thắc mắc của khá nhiều người. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải nghiên cứu các quy định pháp luật về thừa kế cũng như hôn nhân gia đình.Thông qua bài viết dưới đây, Luật sư dân sự sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề trên cũng như giải đáp thắc mắc về quyền được hưởng thừa kế từ chồng cũ sau khi ly hôn.

Vợ đã ly hôn có được hưởng thừa kế từ chồng cũ không?

Vợ đã ly hôn có được hưởng thừa kế từ chồng cũ không?

Mục Lục

  • 1 Khái niệm về thừa kế
    • 1.1 Thừa kế theo di chúc
    • 1.2 Thừa kế theo pháp luật
  • 2 Di sản thừa kế
  • 3 Người được hưởng di sản thừa kế
  • 4 Trường hợp vợ đã ly hôn được hưởng thừa kế từ chồng cũ
    • 4.1 Khi được chồng cũ để lại tài sản theo di chúc
    • 4.2 Khi đang tiến hành thủ tục ly hôn
    • 4.3 Khi đã kết hôn với người khác
    • 4.4 Hưởng thừa kế từ con chung với chồng cũ

Khái niệm về thừa kế

Thừa kế theo di chúc

  • Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết;
  • Di chúc hợp pháp phải đáp ứng điều kiện về người lập di chúc, về hình thức (bằng văn bản hoặc bằng miệng) và nội dung (không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội);
  • Khi di chúc hợp pháp thì việc phân chia tài sản là di sản thừa kế sẽ theo ý chí của người để lại di sản, họ muốn định đoạt cho một hoặc một số người thì những người còn sống phải tuân theo ý chí đó;
  • Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

(Điều 630, Điều 624, Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015)

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo pháp luật

  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015);
  • Thừa kế theo pháp luật áp dụng trong trường hợp:

Không có di chúc;

Di chúc không hợp pháp;

Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

  • Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với:

Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Di sản thừa kế

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.

>> Xem thêm: Phân chia thừa kế bằng hiện vật được pháp luật quy định như thế nào?

Người được hưởng di sản thừa kế

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, một người sẽ được nhận thừa kế từ người khác nếu thỏa mãn các điều kiện:

  • Còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết
  • Được người chết để lại một phần hoặc toàn bộ tài sản trong di chúc
  • Thuộc một trong các hàng thừa kế của người để lại di sản:

Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Trường hợp vợ đã ly hôn được hưởng thừa kế từ chồng cũ

Khi được chồng cũ để lại tài sản theo di chúc

Khi đã ly hôn thì người vợ không còn thuộc diện được thừa kế theo pháp luật (hàng thừa kế thứ nhất) nữa. Tuy nhiên, nếu người chồng cũ để lại di chúc chia tài sản cho người vợ đã ly hôn và di chúc được lập một cách hợp pháp thì người vợ vẫn được hưởng thừa kế từ chồng cũ. Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi di chúc hợp pháp thì việc phân chia tài sản là di sản thừa kế sẽ theo ý chí của người để lại di sản, họ muốn định đoạt cho một hoặc một số người thì những người còn sống phải tuân theo ý chí đó

Khi đang tiến hành thủ tục ly hôn

Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, khi một trong hai người chết trong thời gian hai vợ chồng đang tiến hành thủ tục ly hôn và bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa chưa có hiệu lực pháp luật thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế.

Bởi lẽ lúc này, quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng vẫn còn tồn tại theo Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, “quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt vào ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.

Do đó, người vợ vẫn được hưởng di sản thừa kế từ chồng nếu chồng chết khi hai vợ chồng đang trong thời gian ly hôn.

>> Xem thêm: Quyền hưởng di sản khi đang ly hôn mà vợ/chồng qua đời

Khi đã kết hôn với người khác

Theo Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015, tại thời điểm người chồng chết, hai người vẫn là vợ chồng thì khi phân chia di sản thừa kế của người chồng, dù người vợ đã kết hôn với người khác thì vẫn được hưởng di sản thừa kế do chồng cũ để lại.

Quyền hưởng di sản

Quyền hưởng di sản

Bởi thời điểm người chồng cũ chết, quan hệ hôn nhân giữa hai người vẫn tồn tại. Do đó, người vợ vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản thừa kế.

Hưởng thừa kế từ con chung với chồng cũ

Người chồng cũ chết trước và con chung của hai vợ chồng chết sau thì người vợ cũ cùng với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người con sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà lẽ ra người này được hưởng từ bố (thừa kế thế vị).

Trên đây là bài viết chi tiết giải đáp cho câu hỏi Vợ đã ly hôn có được hưởng thừa kế từ chồng cũ không?. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Vợ Của Chồng Chết