Võ Đạo Việt Nam Với Văn Hóa Dân Tộc Và Dòng Tộc

Thời phong kiến, võ thuật là bửu bối duy nhất để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất đai bờ cõi và võ nghiệp rất được tôn trọng, Võ miếu, Giảng võ đường, còn để lại di tích đến ngày nay, các di chỉ khảo cổ nền văn hóa Đông Sơn có nhiều binh khi bằng đồng. Gần như một sự đương nhiên, khi giặc thù đến đâu thì ngành võ phát triển đến đó, và càng rộng ra các dòng họ, nhân dân chiến tranh nhân dân, truyền thống toàn dân đánh giặc. Vùng đất “địa đầu” miền Bắc, sớm nổi lên những danh tướng: Tôn Đản (Cao Bằng), Lý Đạo Thành (Bắc Ninh), Phạm Tu, đại công thần nước Vạn Xuân. Danh tướng Đinh Liệt đã chém tướng nhà Minh là Liễu Thăng, bắt sống Chu Kiệt.

Miền Trung, có Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) ở Thanh Hóa, Họ Mai: Mai Thúc Loan, họ Dương: Dương Đình Nghệ, họ Bùi: Bùi Tá Hán, họ Nguyễn: Nguyễn Xí, họ Hồ: Hồ Phi Chấn, họ Đặng: Đặng Hữu Cán, họ Đinh: Đinh Bạt Tụy, họ Trương: Trương Văn Hiến, thầy dạy cả văn lẫn võ cho ba anh em nhà Tây Sơn, họ Lương: Lương Văn Chảnh, thầy dạy võ cho Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân. Thời Tây Sơn nổi danh tập thể có “Tây Sơn thất hổ tướng” và “Tây Sơn ngũ phụng thư”. Bình Định là vùng đất cổ xưa toàn dân đều biết võ: “Con gái Binh Dinh múa roi đi quyền”.

Nghề võ cũng theo đoàn lưu dân vào vùng đất mới phương Nam. Số lượng tướng võ của các dòng họ giỏi võ có ít nlnmg cũng nổi danh một thời: Lê Văn Duyệt, Lê Văn Phong, Huỳnh Tường Đức (Nguyễn Huỳnh Đức), Nguyễn Cửu Vân, Ngô Nhơn Tịnh.… là những võ dõng góp phần bảo vệ và kinh bang vùng đất Nam kỳ. Thời Pháp thuộc, có Đề đốc Lê Trực, Đặng Tất, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quả… là khắc tinh của giặc Pháp. Tiếp theo là giai đoạn đánh Pháp bằng súng đạn, các vị chi huy Vệ quốc đoàn như Dương Văn Dương, Huỳnh Văn Nghệ, Tô Kỷ, Mai Văn Vĩnh đều biết võ nghệ. Ngay những nhà chính trị “đơn thuần” như Nguyễn An Ninh, Trần Văn Giàu đều có võ. Dương Văn Dương học võ với nhiều ông thầy và sống bằng nghề nuôi vịt đàn chạy đồng đi khắp nơi từ Nhà Bè (Gia Định) đến Cần Giuộc, Cần Đước (tỉnh Chợ Lớn cũ nay là Long An), xuống tận Gò Công, Mỹ Tho… để tầm sư học đạo. Huỳnh Văn Nghệ may mắn có thân phụ là thầy dạy võ cho lớp trai làng, nên ông cũng theo học được, sau này rất cần cho việc chỉ huy đánh giặc.

Phái Bà Trà Tân Khánh, Tân Uyên, Bình Dương do bà Vô Tri Trà vốn giỏi võ Tây Sơn tập họp dân làng nổi dậy chống bọn tham quan ô lại thời vua Tự Đức và xâm lược Pháp suốt 10 năm lập căn cứ tại khu rừng Tân Khánh. Nổi danh có hai anh em Võ Văn Ất và Võ Văn Giáp, học trò của Bà Trà đánh chết ba con cọp dữ ở Hố Ngỡi (nay là Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên). Sau này Sáu Trực là học trò của Hai Ất truyền thụ võ công cho các môn sinh, trong đó có Nguyễn An Ninh và Phan Văn Hùm

Phong trào dạy võ, học võ đã lan rộng khắp cả nước, có nhiều môn phái: Nhất Nam, Bạch Hổ lâm, Hầu Quyền đạo, Việt Võ Đạo (Vovinam), Nam Huỳnh Đạo nổi tiếng nhất là Tây Sơn, Bình Định và Bà Trà Tân khánh, là hai môn phái gắn với địa danh sáng lập. Binh pháp có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn, Hổ tướng Khu cơ của Đào Duy Từ, Binh pháp Tây Sơn của nhà Tây Sơn…Các võ sinh được học bài bản: Võ lý, Võ lễ, Võ đạo, Võ thuật, Y võ, đến kỳ thi võ được kiểm soát chặt chẽ để trở thành các Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) mới đủ tài đức vẹn toàn hết lòng giúp dân cứu nước.

Các nhà nghiên cứu tạm chia võ học Việt Nam thành ba nhóm chính: Võ Kinh, ở triều đình gồm cả võ thi (võ cữ), võ lâm (võ dân gian), chủ yếu những người đi khai hoang mở đất và võ gia truyền do ông cha truyền lại cho con cháu. Nhưng cả ba nhóm đều có mục đích như một “đạo lý” chung: rèn luyện thân thể, ý chí, bản lĩnh, tự vệ, giúp người, giết giặc cứu dân, cứu nước. Nhìn trên tổng thế, võ đạo Việt Nam là một bộ phận của văn hóa dân tộc thể hiện tinh thần hành động, sức chiến đấu vì những nghĩa lớn, trước hết là vì sự tồn sinh của con người và cộng đồng dân tộc, với những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống nó đã dần tích lũy nội lực để trở thành nhân tố chủ đạo tạo nên “chủ nghĩa anh hùng” của một dân tộc anh hùng từng được minh chứng qua trường kỳ lịch sử.

Từ khóa » Võ Dân Tộc Việt Nam