Vỏ Dâu Tằm, đậu Xanh, Rau Trai Và 3 Cách "lấy Nọc" Chó Dại Cắn

Bệnh dại là một trong những loại bệnh truyền nhiễm đáng sợ của nhân loại vì nó không có thuốc điều trị mà chỉ có vacxin phòng ngừa.

Trước đây, khi vacxin ngừa bệnh dại chưa ra đời, đã có rất nhiều trường hợp thiệt mạng vì chứng bệnh này.

Bạn biết rồi đấy, các triệu chứng của bệnh dại rất đáng sợ. Ở thể hung dữ, họ sẽ gào thét, đập phá, sợ nước, hoang tưởng… Ở thể liệt, họ sẽ nằm im lìm và bị liệt dần cho đến khi liệt đến hệ hô hấp thì tử vong.

Vì vậy, sau khi bị chó dại cắn, chúng ta cần rửa ngay chỗ bị cắn với xà phòng hoặc nước rồi đến ngay trung tâm y tế để được điều trị càng sớm càng tốt (1).

Tuy nhiên, trước đây, khi điều kiện y tế và phương tiện đi lại còn hạn chế, việc tiêm vacxin không phải lúc nào cũng có thể tiến hành ngay được, vì vậy, dân gian đã có các bài thuốc “lấy nọc” trước hoặc trong khi đến bệnh viện.

Kinh nghiệm dân gian “lấy nọc” – sơ cứu khi bị chó dại cắn

Dẫu biết rằng khi bị chó dại cắn là sẽ mắc bệnh dại, thế nhưng, “còn nước còn tát” nên ông bà ta đã áp dụng các bài thuốc để “lấy nọc” từ cây lá quanh nhà, hầu mong người bị nạn thoát được “căn bệnh tử thần” này (thực hiện trước hoặc trong khi đưa nạn nhân đến bệnh viện vì thời gian di chuyển rất lâu, nếu không “lấy nọc” sớm thì chất độc sẽ phát tác).

Ngoại tôi kể rằng trước giải phóng (1975), điều kiện y tế khó khăn nên làm gì có chuyện bị chó cắn là đi tiêm vắc xin ngay được. Mỗi lần các con của Ngoại bị chó cắn, Ngoại chỉ có cách lấy nọc bằng các dược liệu có sẵn quanh nhà.

Ngoại nói những năm đó Ngoại lo lắm vì nếu con chó ấy bị bệnh dại thì sau một tháng, người bị nó cắn sẽ phát bệnh dại theo và tử vong. Ngoại nói trước lúc tử vong, người bệnh sẽ cào cấu và kêu giống như chó, quằn quại dữ lắm, bởi vậy Ngoại đánh liều, làm theo bà Cốc, lấy dược liệu quanh nhà để trị.

Ngoại bảo, các dược liệu có tác dụng lấy nọc là cây rau trai, cây dâu tằm ăn và đậu xanh.

Dâu tằm
Cây dâu tằm

Lấy nọc bằng cây dâu tằm

Ngoại bảo: Mày thấy cây dâu tằm bên hè không, nó đó, mày lột lấy vỏ của nó (khoảng 50 g vỏ cây tươi hoặc nhiều hơn tùy theo vết thương nhỏ hay to), rửa sạch rồi nhai, nuốt nước và lấy bã đắp lên vùng bị chó cắn. Hồi mẹ mày còn nhỏ, bị chó cắn vào tay, Ngoại đã dùng cách này để lấy nọc cho mẹ mày rồi mới đưa đi chích ngừa.

Lấy nọc bằng đậu xanh

Đậu xanh thanh nhiệt, giải độc nên dân gian hay dùng để điều trị “giời leo” (bằng cách nhai nát, đắp lên). Ngoài ra, khi bị chó cắn, dân gian còn dùng nó để sơ cứu, giải độc.

Hạt đậu xanh
Hạt đậu xanh.

Cách dùng như sau: Lấy 20 g hạt đậu xanh sống, nhai nuốt lấy nước còn phần bã thì đắp lên chỗ bị chó cắn (đắp trong vòng 20 phút rồi rửa vết thương bằng nước ấm). Sau đó, bạn nhanh chóng đưa nạn nhân đi chích ngừa nhé!

Ghi chú: Theo dân gian, việc sơ cứu bằng đậu xanh còn giúp người bị chó dại cắn không bị ngộ độc khi ăn phải loại thức ăn kỵ với nọc dại.

Lấy nọc bằng rau trai mẳn

Rau trai không chỉ là loại rau vườn vừa mát vừa ngon mà còn là vị thuốc quý điều trị nhiều bệnh (nhất là tiểu dắt, tiểu són).

Ngoài ra, dân gian còn dùng rau trai để sơ cứu – “lấy nọc” chó dại cắn và nọc rắn (dạng nhẹ). Tuy nhiên, rau trai có nhiều loại nhưng chỉ có rau trai mẳn mới có khả năng lấy nọc (rau trai mẳn có thân và lá nhỏ hơn rau trai thường).

Rau trai mẳn
Rau trai mẳn
Rau trai thường
Rau trai thường

Cách dùng rau trai mẳn như sau: Bẻ lấy một nắm lá rau trai mẳn (đối với đàn ông thì ngắt 7 đọt, đối với phụ nữ thì ngắt 9 đọt), đem giã nhuyễn cùng 10 g phèn chua rồi đắp lên vết thương trong thời gian 30 phút (đắp liên tục 3 ngày). Trong thời gian này, ta cũng cần đưa nạn nhân đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt.

Lưu ý

Trên đây là ba bài thuốc có tác dụng sơ cứu khi bị chó cắn (cả chó thường và chó dại) và được người xưa dùng trong hoàn cảnh thiếu thuốc men, không thể đến bệnh viện ngay. Tuy nhiên, ngày nay, phương tiện di chuyển và các điều kiện y tế đều đầy đủ, vì thế, cách tốt nhất khi bị chó hoặc các động vật khác cắn là đi ngay đến bệnh viện, bạn nhé (nếu bệnh viện hơi xa, tốn thời gian di chuyển thì mang các vị thuốc dân gian theo để thực hiện sơ cứu trên đường di chuyển).

Lê Nhi

Nguồn tham khảo

  1. Bệnh dại do chó, mèo cắn không có thuốc điều trị nhưng có thể phòng ngừa bằng những cách này, https://voh.com.vn/suc-khoe/benh-dai-o-nguoi-co-thuoc-dieu-tri-khong–327360.html, ngày truy cập: 06/ 08/ 2021.

Từ khóa » Cây Lấy Nọc Chó