Vỏ đồng Hồ Titanium Có Phải Là Lựa Chọn Tốt Không?

Không phải tự nhiên mà Titanium hay được lựa chọn để sản xuất những mẫu đồng hồ cao cấp. Tuy nhiên, vỏ đồng hồ Titanium có phải là chất liệu tốt trong chế tác không? Hãy cùngBệnh Viện Đồng Hồ đi tìm câu trả lời.

Nội dung bài viết

  • Độ bền vỏ đồng hồ Titanium
  • Trọng lượng vỏ đồng hồ Titanium
  • Khả năng chống ăn mòn vỏ đồng hồ Titanium
  • Độ cứng vỏ đồng hồ Titanium
  • Gia công vỏ đồng hồ Titanium

Độ bền vỏ đồng hồ Titanium

Có rất nhiều hợp kim của Titanium nhưng loại được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất phải kể đến là Ti-6Al-4V hay còn được gọi là Grade 5. Nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đòi hỏi tính khắt khe và chuyên nghiệp như sản xuất các bộ phận của máy bay, tên lửa,… Bên cạnh đó, Titan Grade 2 được chứng nhận Commercial Purity và có đặc tính kém hơn tuy nhiên vẫn được coi là một kim loại tốt.

Có rất nhiều hợp kim của Titanium nhưng loại được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất phải kể đến là Ti-6Al-4V
Có rất nhiều hợp kim của Titanium nhưng loại được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất phải kể đến là Ti-6Al-4V

Titanium đã xuất hiện trong hai thế kỷ qua nhưng chủ yếu là sử dụng trong các phòng thí nghiệm. Nhu cầu tìm hiểu cũng như ứng dụng về hợp chất này càng cao dẫn đến khả năng khai thác ngày càng được mở rộng. Cho đến nay, nó đã được sử dụng độc quyền như một vật liệu hàng không vũ trụ và dần thâm nhập vào nhiều thị trường khác, trong đó có ngành công nghiệp đồng hồ.

Nhu cầu tìm hiểu cũng như ứng dụng về hợp chất này càng cao dẫn đến khả năng khai thác ngày càng được mở rộng
Nhu cầu tìm hiểu cũng như ứng dụng về hợp chất này càng cao dẫn đến khả năng khai thác ngày càng được mở rộng

Titanium vượt trội về sức mạnh và độ bền. Titanium có khả năng kháng lực cường độ rất cao, khoảng 1000 MPa cho dòng Grade 5, gấp 5 lần so với thép thông thường. Còn với Grade 2 là khoảng 350 MPa. Tuy nhiên, có những hợp kim thép thậm chí còn chắc chắn hơn titanium, chẳng hạn như một số loại thép chuyên sản xuất tàu không gian đặc biệt (ví dụ: 300M) có thể chịu cường độ khoảng 2000 MPa.

Độ bền còn biểu thị mức độ ảnh hưởng của vật liệu có thể chịu được đến lúc vỡ ra khi gặp tác động ngoại lực. Titanium có thể chịu lực khoảng 20 joules trong bài kiểm tra tác động. Tuy nhiên, lại một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh có những hợp kim thép tốt hơn với khả năng chịu lực 150 – 200J đối với thép không gỉ Austenitic (cũng có những loại thép có độ dẻo dai rất kém như thép Martensitic).

Tóm lại, xét về độ bền, Titanium có nên được sử dụng trong chế tác vỏ đồng hồ không? Bệnh Viện Đồng Hồ vẫn cho rằng là có. Tuy các thông số trên thấp hơn so với các vật liệu trong ngành hàng không vũ trụ nhưng so với các chất liệu trong cùng ngành đồng hồ thì Titanium vẫn được đánh giá cao. Chả ai dại gì mà lại đi đập đồng hồ của mình đến mức bị vỡ để kiểm chứng. Có khi trước khi bộ vỏ bị vỡ thì bộ máy bên trong đã bị hỏng rồi.

Tuy các thông số trên thấp hơn so với các vật liệu trong ngành hàng không vũ trụ nhưng so với các chất liệu trong cùng ngành thì Titanium vẫn được đánh giá cao
Tuy các thông số trên thấp hơn so với các vật liệu trong ngành hàng không vũ trụ nhưng so với các chất liệu trong cùng ngành thì Titanium vẫn được đánh giá cao

Trọng lượng vỏ đồng hồ Titanium

Thép được sử dụng trong đồng hồ khá tốt, Titanium lại càng tốt hơn nếu xét về trọng lượng. Với cùng một thể tích, Titanium nặng khoảng 4,5 g/cc, thấp hơn một nửa so với trọng lượng 7,8 g/cc của thép. Vì vậy, với độ bền như nhau, không ít thương hiệu đã lựa chọn Titanium cho thiết kế đồng hồ của mình. Và trên thực tế, các loại thép có độ bền cao hầu như không bao giờ được sử dụng trong đồng hồ mà chúng thường được dùng cho các bộ phận của máy bay và các thiết bị dùng trong công nghiệp. Thép không gỉ được sử dụng rộng rãi và có độ bền thấp hơn. Vì vậy, vỏ Titanium đáp ứng được yêu cầu tốt hơn về trọng lượng cho cùng một đơn vị thể tích.

Titanium nặng khoảng 4,5 g/cc, thấp hơn một nửa so với trọng lượng 7,8 g/cc của thép
Titanium nặng khoảng 4,5 g/cc, thấp hơn một nửa so với trọng lượng 7,8 g/cc của thép

Khả năng chống ăn mòn vỏ đồng hồ Titanium

Khả năng chống ăn mòn của Titanium cũng đáng được nhắc đến. Nó tốt đến mức gần như không có bất kỳ chất gì có thể làm gỉ Titan ngoại trừ Axit Nitric. Tuy nhiên, Axit Nitric lại là thứ chỉ xuất hiện trong phòng thí nghiệm, gần như bạn không bao giờ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Khả năng chống ăn mòn của nó tương tự như của bạch kim, chỉ có zirconium mới có thể đánh bại titanium về khả năng chống ăn mòn. Khả năng chống ăn mòn này giúp Titanium có đặc tính không gây dị ứng, phù hợp với làn da nhạy cảm. Đặc biệt là một lớp Oxit hình thành trên bề mặt giúp nó không phản ứng với cơ thể con người. Không lạ gì khi Titanium được lựa chọn cho nhiều thiết bị y tế.

Khả năng chống ăn mòn của Titanium cũng đáng được nhắc đến
Khả năng chống ăn mòn của Titanium cũng đáng được nhắc đến

Độ cứng vỏ đồng hồ Titanium

Độ cứng của Titanium thấp hơn một số loại thép. Vì vậy, nó khá dễ bị trầy xước. Tuy nhiên, Titanium lại cứng hơn nhiều so với vàng, bạch kim và nhôm. Titan Grade 5 có độ cứng khoảng 35 Rockwell C (Rc). Thép có độ cứng trong khoảng từ 55 Rc, đối với thép cacbon cứng đến 65 Rc, đối với thép công cụ và thậm chí cao hơn đối với những loại thép đặc biệt được sử dụng cho dao (ví dụ như thép dụng cụ D-2, thép dao S30V). Vàng, bạch kim và nhôm rất mềm nên chúng thường không được thể hiện trên cùng một thang đo Độ cứng (có nhiều thang đo độ cứng).

Dịch vụ: Đánh bóng dây vỏ đồng hồ đeo tay

Titan Grade 5 có độ cứng khoảng 35 Rockwell C (Rc)
Titan Grade 5 có độ cứng khoảng 35 Rockwell C (Rc)

Gia công vỏ đồng hồ Titanium

Gia công Titanium rất phức tạp. Hàn, rèn, đúc và xử lý nhiệt rất khó. Vì vậy, sự phức tạp này làm cho giá của những mẫu đồng hồ Titan bị đẩy lên cao hơn. Nhiều đặc tính khác nhau khiến kim loại này trở nên khó sản xuất. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những khó khăn này có thể vượt qua được. Tuy nhiên, ngày nay, quá trình đúc và hàn vẫn còn rất phức tạp, chúng ta khó có thể nhìn thấy một chiếc đồng hồ có vỏ Titan đúc hoặc một chiếc được hàn với giá cả phải chăng.

Sự phức tạp này làm cho giá của những mẫu đồng hồ Titan bị đẩy lên cao hơn
Sự phức tạp này làm cho giá của những mẫu đồng hồ Titan bị đẩy lên cao hơn

Titanium là một chất liệu tốt và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chế tác vỏ đồng hồ. Nếu anh chị em muốn mua một chiếc vỏ đồng hồ Titanium thì đừng ngại ngần lựa chọn cho mình một chiếc có lớp phủ tốt, bạn sẽ hài lòng với quyết định của mình đó.

(Nguồn: ablogtowatch.com)

Bài viết liên quan:

Các vật liệu được sử dụng làm vỏ đồng hồ

Tantalum là gì? Tantalum có thể tạo nên bộ vỏ chất lượng không?

Tại sao đồng hồ bạch kim lại đắt hơn nhiều so với đồng hồ làm từ vàng

Từ khóa » đồng Hồ Chất Liệu Titanium