VỠ KẾ HOẠCH SAU SINH, DO ĐÂU?

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Hội thảo triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới Tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống thừa cân - béo phì ở trẻ em Hội thảo khoa học “Bệnh viêm màng não do não mô cầu và vắc xin phòng ngừa” Đà Nẵng Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uốn ván- bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Sức khỏe sinh sản
6 2 banner2 1 VỠ KẾ HOẠCH SAU SINH, DO ĐÂU? Thứ tư - 11/11/2020 08:50 Sau sinh, thông thường các chị em phụ nữ phải cần tới 3-4 tháng, có người thậm chí tận hơn một năm mới có kinh trở lại. Do không tìm hiểu kỹ, nhiều chị em nghĩ rằng chưa có kinh nguyệt trở lại sẽ không mang thai được nên tâm lý chủ quan. Do đó nhiều người đã mang thai lại trong tình cảnh “dở khóc dở cười”. Sau sinh, thông thường các chị em phụ nữ phải cần tới 3-4 tháng, có người thậm chí tận hơn một năm mới có kinh trở lại. Do không tìm hiểu kỹ, nhiều chị em nghĩ rằng chưa có kinh nguyệt trở lại sẽ không mang thai được nên tâm lý chủ quan. Do đó nhiều người đã mang thai lại trong tình cảnh “dở khóc dở cười”. Chị Hiền ở quận Thanh Khê, Đà Nẵng có 2 bé cách nhau chỉ 14 tháng. Sau lần sinh bé đầu tiên, chị nghĩ chưa có kinh nguyệt trở lại thì không thể mang thai nên không dùng biện pháp tránh thai nào. Phải tới 06 tháng sau sinh, chị mới nhận thấy những dấu hiệu lạ trong cơ thể rồi đi khám mới biết mình đang mang thai. Cả hai vợ chồng chị như “ngồi trên đống lửa” vì chăm bé đầu đã rất vất vả, thu nhập của cả hai lại không ổn định. “Không khác gì sinh đôi, chăm hai đứa rất vất vả. Giá hồi đó mình cẩn thận một chút thì không đến nỗi này, giờ nhìn tụi nhỏ mà thương”, chị Hiền cho biết. Cùng tình cảnh vỡ kế hoạch như chị Hiền, chị Vân ở quận Liên Chiểu giờ đây cũng một nách hai con dại. Lần đầu sinh mổ, bác sĩ dặn phải hai năm sau mới được mang thai lại. Sợ uống thuốc tránh thai ảnh hưởng tới con bú, chồng lại không chịu dùng bao cao su, chị tìm hiểu phương pháp tránh thai cho con bú vô kinh và áp dụng. Tâm lý chủ quan cộng với việc không theo đúng phương pháp, vợ chồng chị đã sớm mang bầu bé thứ 2. 1111205 Nhiều phụ nữ sau sinh bị vỡ kế hoạch do chủ quan và thiếu kiến thức Thiếu kiến thức cộng với tâm lý chủ quan, nhiều cặp vợ chồng đã bị vỡ kế hoạch, khiến cho tâm sinh lý, sức khỏe của nhiều chị em bị ảnh hưởng. Đóa là chưa kể những trường hợp phải đình chỉ thai kỳ vì nguy hiểm tính mạng mẹ và con khi phụ nữ mới vừa sinh mổ. Vì sao chưa có kinh nguyệt đã có thể mang thai trở lại? Theo BS CKI. Trần Nguyễn Thu Thảo, PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng thì phụ nữ sau sinh khi chưa có kinh nguyệt trở lại vẫn có thể thụ thai bởi rụng trứng đã có thể xảy ra trước kỳ kinh đầu tiên sau sinh ít nhất là nửa tháng. Do đó nếu nhầm lẫn trong việc này thì chị em rất dễ mang thai trở lại. Sau khi sinh nên kiêng quan hệ vợ chồng trong khoảng 6 tuần đầu vì đây là khoảng thời gian giúp tử cung hồi phục, phụ nữ sinh thường sẽ giúp tầng sinh môn lành lại và đặc biệt là để âm đạo ra hết sản dịch. Còn đối với những người sinh mổ, thời gian hồi phục vết mổ đường bụng sẽ lâu hơn, thời gian kiêng cữ quan hệ nên từ 2 tháng trở lên. Ngay khi bắt đầu quan hệ trở lại, phụ nữ cũng nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh. Việc này sẽ giúp phụ nữ chủ động trong thực hiện kế hoạch sinh con của mình, đồng thời giúp tránh được những tai biến sản khoa cho bà mẹ và thai nhi. 1111206 Các cặp vợ chồng nên sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp Cũng theo BS. Trần Nguyễn Thu Thảo, các biện pháp tránh thai áp dụng cho phụ nữ bình thường thì đều có thể áp dụng cho phụ nữ sau khi sinh. Cần nhớ một nguyên tắc là tránh thai sau sinh liên quan đến nội tiết. Các thuốc chứa nội tiết về cơ bản được chia làm 2 nhóm, 1 nhóm là thuốc kết hợp (vừa có Estrogen vừa có Progestin) và 1 nhóm đơn thuần chỉ có progestin. Nếu phụ nữ cho con bú dưới 6 tháng thì khuyến cáo không sử dụng biện pháp tránh thai dùng thuốc kết hợp. Còn nếu trên 6 tháng thì khuyến cáo dùng thuốc kết hợp để tăng hiệu quả tránh thai. Với dụng cụ tử cung (vòng tránh thai), theo hướng dẫn quốc gia thì dù người đó có vết mổ đẻ chăng nữa thì trên 04 tuần là đã có thể áp dụng được biện phap này. Thời điểm đặt tùy vào tình trạng của từng người, cán bộ y tế sẽ quyết định thời điểm đặt dựa vào việc có kinh lại hay chưa. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, đối với phụ nữ sinh thường sẽ đặt dụng cụ tử cung từ 06 tuần, khi đó tử cung đã trở về trạng thái bình thường. Đối với những người có vết mổ ở tử cung, thời gian có thể đặt vòng là từ 6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, mỗi biện pháp tránh thai đều có những chống chỉ định riêng, do đó khi thực hiện biện pháp tránh thai, phụ nữ sau sinh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Phòng khám đa khoa của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng, tiền thân là Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản đặt tại số 06 Phan Chu Trinh là nơi có thương hiệu từ rất lâu về cung cấp các dịch vụ tránh thai cho chị em phụ nữ ở TP. Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Hàng năm, có khoảng hơn 100 chị em phụ nữ tới thực hiện biện pháp tiêm tránh thai; 700-800 chị em tới đặt dụng cụ tử cung và rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai. Trong quá trình sử dụng, hầu như tất cả chị em đều thích nghi được với các biện pháp tránh thai, rất ít gặp tác dụng phụ. Hiện nay, các biện pháp tránh thai được Bộ Y tế ban hành như thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, vòng tránh thai, triệt sản, bao cao su... đều được phòng khám cung cấp rất đầy đủ. Phụ nữ nên có kế hoạch tránh thai để tránh có thai ngoài ý muốn, đảm bảo sức khỏe cho mẹ lẫn con và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Hải Yến Tags: thậm chí, tâm lý, phụ nữ, tìm hiểu, chủ quan, trở lại, thông thường, kinh nguyệt, tình cảnh

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 4 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHÁM PHỤ KHOA ĐỊNH KỲ

    (23/11/2020)
  • Những điều vị thành niên cần biết!

    (26/11/2020)
  • TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH CỦA VIỆT NAM CAO THỨ 3 THẾ GIỚI

    (10/12/2020)
  • Bình đẳng giới: Góc nhìn từ chăm sóc SKSS nam giới

    (12/12/2020)
  • DA KỀ DA NGAY SAU SINH VÀ NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI

    (29/03/2021)
  • Tổ chức lớp tập huấn triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại CDC Đà Nẵng

    (01/04/2021)
  • Hội thảo tham vấn xây dựng chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và giới thiệu các mô hình can thiệp

    (01/04/2021)
  • SÙI MÀO GÀ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

    (05/04/2021)
  • HỘI NGHỊ GIAO BAN CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

    (22/04/2021)
  • ĐÀ NẴNG: CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN DUY TRÌ ỔN ĐỊNH

    (26/04/2021)

Những tin cũ hơn

  • Khuyến cáo mới cho Phụ nữ có thai

    (04/11/2020)
  • KẾT HÔN TRƯỚC 30 TUỔI VÀ SỚM SINH CON - GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

    (23/06/2020)
  • Cần sự chung tay của các cấp, các ngành trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên

    (16/05/2019)
  • Hội nghị Tăng cường triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

    (13/05/2019)
  • 10 nguyên nhân chính gây vô sinh, người chưa có gia đình cũng nên biết để tránh

    (19/04/2019)
  • Ung thư cổ tử cung: đâu là cách chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả?

    (03/04/2019)
  • 3 giai đoạn vàng phục hồi dáng sau sinh

    (19/02/2019)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Sinh Xong 15 Tháng Chưa Có Kinh Nguyệt