Võ Kim Cự Và Chuyện Giới Chức VN 'có Nhà, Quốc Tịch Nước Ngoài'

Võ Kim Cự và chuyện giới chức VN 'có nhà, quốc tịch nước ngoài'
cự

Nguồn hình ảnh, Vgp

Chụp lại hình ảnh, Ông Võ Kim Cự bị "xóa tư cách" cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010-2015"
12 tháng 5 2019

Ông Võ Kim Cự bác tin ông "định cư Canada" trên báo trong lúc chuyện một số giới chức Việt Nam "có nhà, quốc tịch nước ngoài" từng được ghi nhận chính thức và trên mạng xã hội.

Tờ Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh dẫn lời ông Võ Kim Cự, cựu bí thư, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: "Thông tin tôi cùng gia đình sang định cư ở Canada là không chính xác. Tôi không chấp cái thông tin xuyên tạc vớ va vớ vẩn. Hiện tôi ở Việt Nam, đang ở tại Hà Nội."

Biểu tình phản đối đại biểu QH Nguyễn Văn Thân

Trào lưu mua 'quyền công dân' của giới siêu giàu

Malta, xứ sở của những cuộc cạnh tranh quyết liệt

Đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự?

"Đó là thông tin phản động, kích động. Trên mạng xã hội đó là trò ném đá giấu tay, tôi không chấp."

"Tôi thường xuyên về quê Hà Tĩnh vì quê cha, đất tổ. Có khi tôi cũng phải đi du lịch, đã hoạt động làm việc 42 năm rồi, bây giờ cần nghỉ ngơi, thăm bạn bè. Con người phải có tình cảm, có mối quan hệ xã hội. Tôi thường xuyên về quê thăm anh em, bạn bè, hiếu, hỉ ở quê tôi đều về tham dự," tờ báo dẫn lời ông Cự.

Từ một thời gian qua có không ít các đoạn trạng thái cá nhân đăng trên Facebook ở Việt Nam và nước ngoài hỏi có hay không việc cựu bí thư Hà Tĩnh "định cư ở Canada".

Một phần dư luận cho rằng ông Cự phải có trách nhiệm về vụ ô nhiễm môi trường biển của tập đoàn Formosa và họ tin là một quan chức sau khi "hạ cánh an toàn" lại có cuộc sống "sạch sẽ" ở nước ngoài thì thật bất công.

Cũng luồng dư luận đó thường chú ý đến việc quan chức Việt Nam hoặc có tài sản ở nước khác, hoặc đã định cư âm thầm.

Thân

Nguồn hình ảnh, FB MAC VIET HONG

Chụp lại hình ảnh, Biểu tình trước nhà mà người biểu tình cho là của đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân ở Warsaw, Ba Lan

Ông Nguyễn Văn Thân 'có nhà ở Warsaw'

Trước ông Cự, hồi tháng 6/2018, ông Nguyễn Văn Thân, doanh nhân đồng thời là đại biểu Quốc hội Việt Nam, là một trong những dân biểu công khai ủng hộ Dự luật Đặc khu, với những phát biểu khiến một số người tại Ba Lan tổ chức hai cuộc biểu tình trước ngôi nhà được cho là nhà riêng của ông tại quận Ochota ở thủ đô Warsaw.

Khoảng 60 người đã có mặt trước căn nhà hô vang các khẩu hiệu đòi quyền tự do, quyền con người, phản đối Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Thời điểm đó, nhóm vận động tại Ba Lan đã xin được trên 1200 chữ ký phản đối hai đạo luật này trong các khu trung tâm thương mại của người Việt, theo nhà báo tự do Mạc Việt Hồng cho BBC biết.

Một tốp cảnh sát Ba Lan có mặt túc trực từ đầu đến cuối để giữ trật tự và bảo vệ đoàn biểu tình cũng như gia tư của ông Thân.

Theo ban tổ chức cuộc biểu tình, họ có sự đồng ý của thành phố Warsaw và thông tin từ cộng đồng người Việt tại Ba Lan nói đây là ngôi nhà do ông Thân cùng vợ đứng tên mua từ năm 2009.

malta

Nguồn hình ảnh, Geography Photos/UIG via Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Malta là quần đảo nằm giữa nước Ý và bờ biển Bắc Phi

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường 'có quốc tịch Malta'

Hồi tháng 7/2016, ở Quốc hội Việt Nam có vụ việc đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị báo chí phanh phui chuyện bà "có hai quốc tịch", một của Việt Nam, một của Malta.

Theo phát biểu của Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia khi đó là ông Nguyễn Hạnh Phúc thì ngày 15/7/2016, Hội đồng Bầu cử mới có thông tin "vi phạm Luật quốc tịch của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường từ phía cơ quan chức năng".

"Ngay sau đó, bà Hường có đơn xin thôi làm đại biểu Quốc hội," trang Zing.vn trích lời ông Hạnh Phúc.

Thời điểm vụ bà Hường đang ồn ào, Đảng Quốc gia, đối lập chính tại Malta, yêu cầu chính phủ giải thích vì sao một dân biểu Việt Nam có được hộ chiếu Malta, theo truyền thông Malta.

Báo Times of Malta cho biết Đảng Quốc gia, đảng đối lập lớn nhất tại Malta, ra tuyên bố yêu cầu Thủ tướng giải thích vụ việc.

Đảng này nói về trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, người ở thời điểm đó bị bác tư cách đại biểu Quốc hội Việt Nam.

"Trong vụ này, quy trình kiểm tra hoặc là đã không được thực hiện, hoặc không hiệu quả vì hộ chiếu Malta được bán cho một người vi phạm luật, và cũng nhạy cảm về chính trị."

Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam nói luật Việt Nam chỉ cho phép công dân có một quốc tịch, trong khi bà Nguyệt Hường không kê khai quốc tịch Malta trong hồ sơ ứng cử.

Đảng Quốc gia của Malta cáo buộc thủ tướng nước này "giữ im lặng" về vụ việc.

  • Ông Võ Kim Cự bị quy trách nhiệm chính trong vụ Formosa

    Đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự?

    3 tháng 4 năm 2017
  • Alamy

    Malta, xứ sở của những cuộc cạnh tranh quyết liệt

    31 tháng 1 năm 2019
  • Keyframe #1

    Kiếm hộ chiếu EU bằng cách phi pháp có khó?

    31 tháng 5 năm 2018

Tin chính

  • Mỹ - Trung cạnh tranh Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam?

    4 giờ trước
  • Màn u ám bao phủ Moscow sau cái chết của Tướng Igor Kirillov

    6 giờ trước
  • Ác mộng chế độ Assad vừa qua, nỗi sợ thanh trừng người Alawite lại đến

    9 giờ trước

BBC giới thiệu

  • Hàn Quốc: Thiết quân luật, tại sao và hậu quả như thế nào?

    Hàn Quốc: Thiết quân luật, tại sao và hậu quả như thế nào?

    4 tháng 12 năm 2024
  • Tổng Bí thư Tô Lâm đang hướng tới việc sắp xếp lại nhiều di sản của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng

    Tổng Bí thư Tô Lâm 'dọn dẹp' bộ máy như thế nào?

    1 tháng 12 năm 2024
  • Bà Trương Mỹ Lan tại phiên phúc thẩm sáng nay 3/12/2024

    Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình

    3 tháng 12 năm 2024
  • Tổng Bí thư Tô Lâm, người kế nhiệm nhà lãnh đạo lâu năm Nguyễn Phú Trọng, đã có những phát biểu mạnh về việc tinh gọn bộ máy

    Tinh gọn bộ máy: phép thử cho Tổng Bí thư Tô Lâm trước Đại hội 14

    3 tháng 12 năm 2024
  • Đại tướng Phan Văn Giang dự và chỉ đạo diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7 năm 2024.

    Vụ nổ làm 12 quân nhân Quân khu 7 tử vong, những gì đã biết tới nay

    5 tháng 12 năm 2024
  • Từ trái qua: Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

    Tứ Trụ, Thường trực Ban Bí thư và những 'trường hợp đặc biệt'

    18 tháng 11 năm 2024
  • Chó bị nhốt

    'Con tôi khóc khi tôi giết chó làm thịt'

    29 tháng 11 năm 2024
  • Điện hạt nhân

    Điện hạt nhân Việt Nam: Chọn đối tác nào và vì sao?

    25 tháng 11 năm 2024
  • Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Đức Hans-Georg Engelke và Bộ trưởng Công an Việt Nam Lương Tam Quang

    Đức nói với Bộ trưởng Lương Tam Quang: 'Không được tái diễn vụ việc tương tự Trịnh Xuân Thanh'

    9 tháng 11 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Màn u ám bao phủ Moscow sau cái chết của Tướng Igor Kirillov
  2. 2Mỹ - Trung cạnh tranh Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam?
  3. 3Ác mộng chế độ Assad vừa qua, nỗi sợ thanh trừng người Alawite lại đến
  4. 4Cách mạng tinh gọn ở TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì phải trăn trở'?
  5. 5Ukraine nhận vụ đánh bom khiến tướng Nga thiệt mạng ở Moscow
  6. 6Thủ phủ 'quần áo gợi tình' Trung Quốc lo lắng chính quyền Trump
  7. 7Vì sao Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc?
  8. 8Nạn nhân cáo buộc quan chức Việt Nam tấn công tình dục ở New Zealand lên tiếng
  9. 9Tranh cãi quanh vụ 'tác giả Việt Nam đầu tiên có sách do Routledge xuất bản'
  10. 10Hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục ở New Zealand

Từ khóa » Võ Kim Cự Wiki