Vô Kinh (mất Kinh): Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách điều Trị - Ferrovit
Có thể bạn quan tâm
Vô kinh là một tình trạng bất thường ở nữ giới, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tình trạng này được chia làm hai loại: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
Vô kinh là gì?
Vô kinh là tình trạng không có kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, trừ bạn gái trước tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
Đây không phải là một căn bệnh và không có nghĩa người mắc phải sẽ bị vô sinh nhưng nó có thể là dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.
Vô kinh nguyên phát
Vô kinh nguyên phát là tình trạng phụ nữ đến tuổi dậy từ nhưng không có kinh nguyệt hay nói cách khác là đã đến tuổi có kinh nguyệt nhưng chưa từng hành kinh trong đời.
Các bạn nữ tuổi dậy thì khi gặp tình trạng này nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Đọc ngay: niacinamide là gì
Vô kinh thứ phát
Vô kinh thứ phát là tình trạng người phụ nữ đang có kinh nguyệt bỗng mất kinh, không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong thời gian dài. Phụ nữ được chẩn đoán là mắc tình trạng này khi không có kinh nguyệt liên tục trong 3 tháng ở người có chu kỳ đều đặn, 6 tháng ở người có kinh nguyệt không đều.
Triệu chứng vô kinh
Bên cạnh kinh nguyệt không xuất hiện trong 3-6 tháng, các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra khi bạn không có kinh, tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau.
Những triệu chứng này bao gồm:
- Tiết chất dịch màu trắng đục như sữa từ núm vú mặc dù chưa có con
- Rụng tóc
- Đau đầu
- Thị lực giảm
- Mọc râu, lông rậm
- Ở những người vô kinh nguyên phát, ngực có thể kém phát triển
Nguyên nhân gây vô kinh
Nguyên nhân có thể sẽ khác nhau đối với từng trường hợp. Trong khi vô kinh nguyên phát do các yếu tố cơ địa thì vô kinh thứ phát xảy ra do các yếu tố tác động từ bên ngoài đến cơ thể.
Vô kinh nguyên phát
Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát phổ biến là tiền sử gia đình bị chậm kinh hoặc vấn đề về gen.
Bên cạnh đó, các bộ phận sản sinh ra hormone liên quan đến kinh nguyệt như buồng trứng, tuyến yên, hệ thần kinh trung ương khi gặp vấn đề như cũng có thể gây ra hiện tượng này. Điển hình là:
- Hội chứng Turner, một dạng rối loạn nhiễm sắc thể, làm người bệnh không thể dậy thì.
- Dị tật Müllerian là một dị tật của cơ quan sinh sản khiến tử cung và ống dẫn trứng không hình thành như bình thường. Đôi khi, tử cung và ống dẫn trứng có thể bị thiếu, có những vấn đề về sự hợp nhất, trong đó các ống không kết hợp với nhau một cách chính xác.
- Hội chứng Müllerian hoặc hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster Hauser (MRKH) khiến buồng trứng, vú và âm vật hình thành chính xác nhưng không có cửa âm đạo, cổ tử cung và tử cung có thể không được hình thành đúng cách.
- Tuyến yên hoặc khu vực não bộ sản sinh ra hormone có vấn đề.
- Hội chứng không nhạy cảm với androgen, dẫn đến lượng testosterone cao.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Tìm hiểu: Hiến máu có tốt không?
Vô kinh thứ phát
Phụ nữ có thể bị vô kinh thứ phát vì một số lý do, bao gồm:
- Sức khỏe suy yếu, thường xuyên đau ốm.
- Đây cũng có thể là kết quả của một căn bệnh lâu dài, chẳng hạn như: hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), suy buồng trứng sớm, vấn đề về tuyến yên ở đồi thị.
- Có chỉ số khối cơ thể (BMI) rất thấp. Khi BMI giảm xuống dưới 19, nguy cơ vô kinh thứ phát tăng lên đáng kể.
- Tập thể dục căng thẳng có thể gây ra vô kinh thứ phát, xảy ra phổ biến ở các vận động với cường độ tập luyện cao.
- Những biến động mạnh về cảm xúc hoặc căng thẳng tột độ cũng có thể khiến phụ nữ bị mất kinh.
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone và một số loại thuốc tâm thần có thể khiến vô kinh thứ phát.
- Các vấn đề về tuyến yên hoặc tuyến giáp kém hoạt động cũng có thể dẫn đến mất cân bằng hormone và điều này có thể dẫn đến các vấn đề kinh nguyệt.
Cách điều trị vô kinh
Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vô kinh nguyên phát hoặc thứ phát sẽ có cách điều trị khác nhau.
Vô kinh nguyên phát
Việc điều trị có thể bắt đầu bằng việc chờ đợi đến thời điểm cơ thể sẵn sàng, tùy thuộc vào tuổi của người mắc và kết quả của xét nghiệm chức năng buồng trứng. Nếu người mắc có tiền sử gia đình bị chậm kinh, kinh nguyệt có thể bắt đầu đúng lúc sau đó.
Nếu tình trạng này do vấn đề về di truyền hoặc thể chất liên quan đến cơ quan sinh sản, có thể áp dụng phẫu thuật nhằm phục hồi hoặc tạo hình âm đạo để máu kinh thoát ra. Tuy nhiên, điều này sẽ không đảm bảo rằng chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra bình thường.
Có thể bạn quan tâm: Ăn gì để trị mụn? Chế độ dinh dưỡng ra sao cho tốt
Vô kinh thứ phát
Điều trị vô kinh thứ phát sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Điển hình là:
Yếu tố lối sống: Nếu người đó tập thể dục quá mức, việc thay đổi kế hoạch tập luyện hoặc chế độ ăn uống có thể giúp ổn định chu kỳ hàng tháng.
Căng thẳng: Nếu đang gặp tình trạng căng thẳng về cảm xúc hoặc tinh thần, gặp chuyên gia tư vấn tâm lý có thể hữu ích.
Giảm cân quá mức: Điều này có thể xảy ra vì những lý do khác nhau. Người mắc có thể cần một chế độ tăng cân được giám sát chuyên nghiệp. Nếu có khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống, bệnh nhân cần phải được điều trị. Một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây giảm cân. Bác sĩ có thể kiểm tra những điều này và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tuyến giáp kém hoạt động: Nếu kinh nguyệt ngừng lại do tuyến giáp hoạt động kém, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thyroxine, một loại hormone tuyến giáp.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Nếu PCOS dẫn đến thừa cân, bác sĩ có thể đề xuất một chế độ ăn kiêng giảm cân.
Suy buồng trứng sớm: Liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể khiến kinh nguyệt trở lại.
Nguồn tham khảo:
What is amenorrhea? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/215776
Amenorrhea – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/amenorrhea/symptoms-causes/syc-20369299
What Is Amenorrhea? – https://www.webmd.com/infertility-and-reproduction/guide/absence-periods
Everything You Need to Know About Amenorrhea – https://www.healthline.com/health/amenorrhea
Secondary Amenorrhea – https://www.healthline.com/health/secondary-amenorrhea
Từ khóa » Vô Kinh Thứ Phát Nên Uống Thuốc Gì
-
Vô Kinh Thứ Phát: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Phân Biệt Vô Kinh Nguyên Phát Và Vô Kinh Thứ Phát - Cách Nhận Biết ...
-
Thuốc Nội Tiết Chữa Vô Kinh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Vô Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nếu Bị Vô Kinh, Phải Làm Sao?
-
Vô Kinh Thứ Phát Có Nguy Hiểm Không, Chữa Vô Kinh Không Cần Thuốc
-
Bệnh Vô Kinh
-
VÔ KINH - Phòng Khám Sản Phụ Khoa Phúc Thiện
-
Mách Bạn: Rối Loạn Kinh Nguyệt Uống Thuốc Gì Thì Tốt? | Medlatec
-
Tìm Hiểu Về Vô Kinh Thứ Phát - Chẩn đoán Và điều Trị | Bệnh U Xơ
-
Vô Kinh Thứ Phát Do Thuốc Ngừa Thai - Tuổi Trẻ Online
-
Mách Bạn Gái Cách Chữa Tắc Kinh Nguyệt Ngay Tại Nhà Vô Cùng đơn ...
-
Kinh Nguyệt Không đều ở Tuổi 17: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Cách Chữa Mất Kinh Nguyệt đơn Giản Và Hiệu Quả