Võ Kinh Thất Thư - Thư Viện Huệ Quang

Đăng nhập
  • GIỚI THIỆU
  • ẤN PHẨM
    • ẤN PHẨM MỚI
    • ĐẠI TẠNG KINH
    • HUỆ QUANG TÙNG THƯ
    • ẤN PHẨM NỘI ĐIỂN
      • TẠP CHÍ TRƯỚC 1975
      • KINH SÁCH HÁN NÔM
      • PHẬT HỌC TRƯỚC 1975
      • TÁC GIẢ PHẬT GIÁO
    • ẤN PHẨM NGOẠI ĐIỂN
      • TÁC GIẢ
      • HỌC CHỮ HÁN
      • ĐIỂN CỐ - THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ
      • VĂN - SỬ - TRIẾT TRƯỚC 1975
      • ĐÔNG Y
      • VÕ THUẬT
      • BIÊN KHẢO
      • TỦ SÁCH KINH THI
      • TỦ SÁCH CỔ VĂN TRƯỚC 1975
      • ĐẶC SAN SUỐI NGUỒN
      • KINH
      • LUẬT
      • LUẬN
      • PHẬT GIÁO TRANH ĐẤU - CHẤN HƯNG
      • TÁC PHẨM KINH ĐIỂN TRUNG HOA (NGUYÊN TÁC HÁN VĂN)
      • TỪ ĐIỂN
  • TRA CỨU SÁCH
    • TRA CỨU SÁCH TIẾNG VIỆT
    • TRA CỨU SÁCH HÁN NÔM
    • EBOOK truớc 1975
    • EBOOK 1975-2000
  • CHUYÊN MỤC
    • PHÁT HÀNH SÁCH
    • SÁCH XƯA ĐỌC LẠI
    • NGHÌN XƯA GIẤY DÓ
    • GÌN GIỮ NÉT XƯA
    • CHỮ NHO
    • THUỐC NAM TRỊ BỆNH
  • TIN TỨC
    • TẶNG SÁCH - SÁCH TẶNG
    • THÔNG BÁO
    • HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
  • HỖ TRỢ ĐỘC GIẢ
    • NỘI QUY THƯ VIỆN
    • HƯỚNG DẪN LÀM THẺ THƯ VIỆN
    • SAO CHỤP TƯ LIỆU THEO YÊU CẦU
    • NHẮN TIN CHO CHÚNG TÔI
    • VĂN BẢN THƯỜNG DÙNG
Tìm kiếm
  • Đăng ký / Đăng nhập
Thư Viện Huệ Quang Thư Viện Huệ Quang Thư Viện Huệ Quang Trang chủ Ấn phẩm Thư Viện Ảnh Ấn Võ kinh thất thư Võ kinh thất thư
Dịch giả Trường chỉ huy và tham mưu

Kích thước 16x24 cm

Số trang 490 trang

Năm xuất bản 1970

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Trường chỉ huy và tham mưu
Đơn giá Bản thường - 270,000₫
Số lượng Đặt sách
  • Nội dung sách

Binh học Trung Quốc đã phôi thai từ thời thượng cổ, ngay từ thời TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ (2697 - 2205 trước Tây lịch kỷ nguyên) đã có cuốn HUỲNH ĐẾ BINH PHÁP xuất hiện. Đến đời nhà CHU, HÁN, ĐƯỜNG, TỐNG, MINH, và nhàTHANH, bất luận triều đại nào cũng có biên soạn binh thư. Số binh thư được phổ cập nhiều đến nỗi không một ai có thể nghiên cứu cho hết được. Nói một cách khác, binh học của Trung Quốc rất thịnh hành và phát triển rất mạnh mẽ qua các triều đại.Vì số binh thư được biên soạn quá nhiều và nội dung phức tạp, tư tưởng dị biệt, khiến cho các nhà nghiên cứu võ học, nhất là các binh gia không biết phải đọc cuốn nào trước, phải nghiên cứu cuốn nào sau. Chính vì lẽ đó mà sau này các binh gia đời TỐNG và MINH mới gom góp các tài liệu trên, rồi soạn thành những bộ binh thư tổng hợp như:- VÕ KINH TỔNG YẾU- VÕ KINH THẤT THƯ- VÕ KINH KHAI TÔNG- VÕ BIÊN- VÕ BỊ CHÍ v.v.Trong số những bộ VÕ KINH kể trên, chỉ có bộ VÕ KINH THẤT THƯ là được các nhà nghiên cứu võ học và các binh gia ưa thích hơn cả. Bộ VÕ KINH này chẳng những được phổ biến rộng rãi trong giới võ học Trung Quốc, mà còn được các cường quốc Tây phương như ANH, MỸ, NGA, PHÁP, ĐỨC dịch ra tiếng bản xứ để dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo tại các quân trường, nơi rèn quân luyện tướng.Bộ VÕ KINH THẤT THƯ gồm có 7 cuốn:1- TÔN TỬ BINH PHÁP của TÔN VÕ (nhà Chu)2- NGÔ TỬ BINH PHÁP của NGÔ KHỞI (nhà Chu)3- TƯ MÃ BINH PHÁP của NHƯƠNG TƯ (nhà Chu)4- UẤT LIỄU TỬ của UẤT LIỄU (nhà Chu)5- LỤC THAO của KHƯƠNG THƯỢNG (nhà Chu)6- TAM LƯỢC của HUỲNH THẠCH CÔNG (nhà Hán)7- ĐƯỜNG THÁI TÔNG - LÝ VỆ CÔNG VẤN ĐỐI của LÝ TỊNH (nhà Đường)Bộ VÕ KINH THẤT THƯ là kết tinh của nghệ thuật điều binh khiển tướng, là tinh hoa của võ học qua những kinh nghiệm chiến tranh mà ngày nay vẫn còn nhiều người nhắc nhở tới.Để giới thiệu bộ VÕ KINH lừng danh này, tôi xin trích vài tư tưởng bất hủ để quý độc giả thưởng lãm trước khi đọc toàn bộ tác phẩm.TÔN TỬ viết: "Biết người biết mình, trăm trận không nguy". Nhưng ông lại nói: "Trăm trận trăm thắng chưa phải là hay trong cái hay, không đánh mà khuất phục binh người mới thật là hay trong cái hay".TÔN TỬ còn viết: "Trị nhiều người như trị ít người, đó là phân chia ra mà trị. Nhiều người đánh cũng như ít người đánh, đó là nhờ mệnh lệnh vậy (hình danh).Xua quân đông đảo đương đầu địch mà không bại, đó là nhờ KỲ CHÍNH.Binh đánh vào đâu như ném đá vào trứng, đó là nhờ phép HƯ THỰC.Phàm đánh giặc nên lấy CHÍNH để nghinh địch lấy KỲ để thắng địch. Cho nên kẻ giỏi dùng KỲ CHÍNH thì không cùng như trời đất, bất tận như sông ngòi, đầu cũng như ngọn, như mặt trời mặt trăng, chết đi sống lại, như bốn mùa vậy".NGÔ KHỞI viết: "Pháp lệnh không rõ ràng, thưởng phạt không phân minh, đánh chiếm không dừng, đánh trống không tiến, tuy có một triệu quân cũng không dùng được.HUỲNH THẠCH CÔNG viết: "Bậc vua có đức thì lấy điều vui để làm cho người vui, bậc vua không có đức thì lấy điều vui làm cho bản thân mình. Làm cho người vui thì được lâu dài, làm cho bản thân mình vui thì không lâu sẽ mất".KHƯƠNG THƯỢNG viết: "Dùng binh ít mà đánh binh đông thì phải đợi khi chiều tối rồi cho quân mai phục ở chỗ có cây rậm rạp và đoạn đường hiểm yếu mà đánh địch. Dùng binh yếu đánh binh mạnh thì phải có sự giúp đỡ của nước lớn và các nước láng giềng".UẤT LIỄU TỬ viết: "Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa..., kẻ làm tướng ở trên không bị chế ngự bởi trời, ở dưới không bị chế ngự bởi đất, ở trước không bị chế ngự bởi địch, ở sau không bị chế ngự bởi vua".LÝ TỊNH viết: "Công là guồng máy của Thủ, Thủ là mưu sách của Công, chung quy chỉ nhằm đánh thắng địch mà thôi".

Trong tủ sách quân sự của chúng ta, ngày nay đã thấy xuất hiện rất nhiều binh thư bằng Việt ngữ được phiên dịch từ các binh thư Tây phương, trái lại rất hiếm những binh thư xuất xứ tại Đông phương vì những binh thư này đã có từ lâu và bị tam sao thất bổn qua niên kỷ.

Trích Lời giới thiệu - Trung tướng Nguyễn Bảo Trị

CHIA SẺ Facebook

Ấn phẩm khác

Cà Mau xưa và An Xuyên nay

Cà Mau xưa và An Xuyên nay

Cách mạng và Hành động

Cách mạng và Hành động

Cách ngôn tục ngữ bình giải

Cách ngôn tục ngữ bình giải

Thư Viện Huệ Quang

Mở cửa 07h – 20h các ngày trong tuần, riêng chủ nhật phòng đọc đóng cửa lúc 17h. 0376 429 465 Mọi thông tin phản hồi, xin liên hệ: 0398 727 108 phongdoctvhq@gmail.com

Thư quán

Mở cửa 07h – 17h30, từ Thứ 2 đến Thứ 7. (028) 3976 0663 – 0367 105 330 (SC.Trung Tiến) thanhtientslc@gmail.com 102878125475 (Nguyễn Thị Mỹ Ngọc) - Ngân hàng Vietinbank

116 Hòa Bình, Hòa Thạnh, Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh

Bản đồ

Từ khóa » Võ Kinh Thất Thư Pdf