Vỡ Mạch Máu Trong Mắt Là Gì? Tìm Hiểu Chung Về Bệnh ... - Sức Khỏe

Nội dung:

  • 1. Vỡ mạch máu trong mắt là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh
  • 3. Triệu chứng vỡ mạch máu trong mắt
  • 4. Biến chứng
  • 5. Điều trị
  • 6. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân vỡ mạch máu trong mắt là gì?
  • 7. Biện pháp phòng tránh
  • 8. Một số câu hỏi thường gặp
  • 9. Những hình ảnh về bệnh vỡ mạch máu trong mắt

1. Vỡ mạch máu trong mắt là gì?

Kết mạc là màng mỏng, ẩm, trong suốt bao phủ phần trắng của mắt (màng cứng) và bên trong mí mắt. Kết mạc là lớp bảo vệ ngoài cùng của nhãn cầu.

Kết mạc chứa các dây thần kinh và nhiều mạch máu nhỏ. Những mạch máu này thông thường hầu như không thể nhìn thấy, nhưng nó sẽ trở nên to hơn và nhìn rõ hơn nếu mắt bị viêm. Các mạch máu này khá mỏng manh và thành mạch có thể dễ dàng bị vỡ. Từ đó dẫn đến vỡ mạch máu trong mắt hay còn gọi là xuất huyết dưới kết mạc.

Đây là một bệnh xuất huyết khá phổ biến, chảy máu dưới màng cứng có thể biểu hiện bằng 1 mảng màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm trên màng cứng của mắt. Tình trạng xuất huyết có thể trông đáng sợ nhưng nó thường vô hại và sẽ biến mất trong vòng 10 đến 14 ngày.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Hầu hết tình trạng vỡ mạch máu trong mắt thường là tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng. Thông thường, bệnh nhân có thể phát hiện ra tình trạng xuất huyết dưới kết mạc khi thức dậy và nhìn vào gương. Hầu hết tình trạng vỡ mạch máu trong mắt tự phát được chú ý đầu tiên khi người khác nhìn thấy một đốm đỏ trên mắt của bệnh nhân.

Những điều sau đây đôi khi có thể dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu trong mắt tự phát:

- Hắt xì.

- Ho.

- Nôn.

- Huyết áp cao.

- Dụi mạnh hoặc chà sát ở mắt.

- Rối loạn chảy máu (một rối loạn y tế gây chảy máu hoặc ức chế đông máu bình thường).

Bên cạnh đó, một số trường hợp vỡ mạch máu trong mắt cũng có thể không tự phát mà là do nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hay bị chấn thương ở đầu hoặc mắt. Vỡ mạch máu trong mắt cũng có thể xảy ra sau một cuộc phẫu thuật mắt hoặc mí mắt.

Trong những trường hợp nặng, vỡ mạch máu trong mắt có thể là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm liên quan đến các bộ phận khác (nếu không thuyên giảm trong 24 giờ) hoặc giác mạc (trầy xước giác mạc do mang kính sát tròng quá lâu).

Những ai thường mắc phải bệnh xuất huyết dưới kết mạc?

Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính, thường chỉ ở một bên mắt, rất ít khi xuất hiện trên cả 2 mắt. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vỡ mạch máu trong mắt là gì?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

- Có chấn thương hoặc nhiễm trùng trước đó.

- Tai nạn do hóa chất.

- Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm dùng kính áp tròng, luyện tập, nâng hoặc đẩy vật nặng quá mức, cao huyết áp.

Ảnh 2.

3. Triệu chứng vỡ mạch máu trong mắt

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị vỡ mạch máu trong mắt đều không có triệu chứng nào khác ngoài việc nhìn thấy máu trên phần trắng của mắt. Rất hiếm khi người bệnh cảm thấy đau đớn khi các dấu hiệu xuất huyết bắt đầu.

Khi vỡ mạch máu trong mắt xảy ra, đầu tiên bệnh nhân có thể cảm thấy đầy trong mắt và hơi khó chịu. Khi xuất huyết đã hết, một số người có thể bị kích ứng mắt rất nhẹ hoặc chỉ đơn thuần là có cảm giác trên mắt.

Tình trạng xuất huyết được thể hiện ra ngoài là một mảng màu đỏ tươi rõ ràng trên lớp màng cứng. Toàn bộ phần trắng của mắt đôi khi có thể được bao phủ bởi máu. Với trường hợp xuất huyết dưới kết mạc tự phát, sẽ không có máu thoát ra khỏi mắt. Nếu bạn lau, chấm bằng khăn giấy sẽ không thấy có máu.

Chảy máu sẽ xuất hiện lớn hơn trong vòng 24 giờ đầu sau khi bắt đầu và sau đó sẽ giảm dần kích thước và có thể trở thành màu vàng khi thuyên giảm.

4. Biến chứng

Những biến chứng sức khỏe từ vỡ mạch máu trong mắt là rất hiếm. Nếu tình trạng của bệnh nhân là do chấn thương, bác sĩ có thể đánh giá thật kĩ mắt để đảm bảo không xuất hiện các biến chứng khác xảy ra do chấn thương mắt.

5. Điều trị

Thông thường, người bị vỡ mạch máu trong mắt không cần điều trị. Thay vào đó bác sĩ cần phải bảo đảm rằng các tổn thương chỉ là bên ngoài và bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1-3 tuần. Nước mắt nhân tạo không kê đơn có thể được áp dụng cho mắt trong trường hợp này nếu có kích ứng nhẹ.

Cần lưu ý trừ khi được bác sĩ kê đơn, nếu không bệnh nhân nên tránh việc sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxyn, hoặc thuốc chống viêm không steroid khác có thể làm tăng khả năng xuất huyết.

Nếu tái phát thì bác sĩ sẽ kê đơn axit ascorbic (vitamin C) viên 500 mg hoặc thực hiện một số can thiệp y khoa khác. Nếu bệnh gây tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và kiểm soát lâu dài để loại trừ loại trừ khả năng tổn thương cho các bộ phận khác của mắt.

6. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân vỡ mạch máu trong mắt là gì?

Xuất huyết dưới kết mạc thường là lành tính, tự khỏi mà không cần điều trị gì trừ khi đi kèm với viêm nhiễm hay chấn thương. Nếu bạn phát hiện được rất sớm xuất huyết của mình thì không nên day dụi, có thể chườm đá, băng ép mắt để vết xuất huyết khỏi lan rộng.

Nếu xuất huyết không biến mất sau 2 tuần hay xuất huyết có xu hướng lan rộng hơn. Hoặc tình trạng xuất huyết ở cả 2 mắt kèm với xuất huyết ở cơ quan khác như chảy máu chân răng, chảy máu mũi hoặc xuất huyết dưới kết mạc kèm theo đau nhức nhìn mờ, nhìn đôi, khó nhìn hay xuất huyết dưới kết mạc ở người có một trong các tiền sử cao huyết áp, có bệnh gây xuất huyết, có kèm theo chấn thương vùng đầu mặt... cần phải đi khám tại cơ sở y tế ngay lập tức.

7. Biện pháp phòng tránh

Biện pháp phòng tránh vỡ mạch máu trong mắt là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không có phương pháp nào có thể giúp triệt để phòng tránh bệnh. Mọi người có thể thực hiện những điều sau đây để làm giảm nguy cơ mắc bệnh:

- Nếu tình trạng vỡ mạch máu trong mắt của bệnh nhân có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như rối loạn chảy máu hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu, hãy hỏi bác sĩ biện pháp để làm giảm nguy cơ xuất huyết.

- Dụi mắt nhẹ nhàng, tránh chà xát mắt quá mạnh sẽ gây chấn thương nhẹ cho mắt, dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc.

8. Một số câu hỏi thường gặp

Khi nào thì bệnh nhân vỡ mạch máu trong mắt cần tới bệnh viện ngay lập tức?

Hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu tình trạng xuất huyết dưới kết mạc không biến chuyển tốt hơn trong vòng hai tuần hoặc nếu tình trạng xuất huyết xảy ra nhiều lần.

Nếu bị xuất huyết ở cả hai mắt cùng một lúc hoặc nếu xuất huyết dưới kết mạc trùng với các triệu chứng chảy máu khác bao gồm dễ bị bầm tím, chảy máu nướu, hoặc cả hai, hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa. Bạn có thể cần phải xét nghiệm máu.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tới bệnh viện chuyên khoa mắt hoặc khoa cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị xuất huyết dưới màng cứng và đang gặp phải bất kỳ điều nào sau đây:

- Đau liên quan đến xuất huyết.

- Thay đổi về tầm nhìn (ví dụ: tầm nhìn mờ, nhìn đôi, khó nhìn).

- Có tiền sử rối loạn chảy máu.

- Tiền sử huyết áp cao.

- Có chấn thương ở mắt.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh vỡ mạch máu trong mắt là gì?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Giữ vệ sinh mắt thường xuyên, rửa mắt với nước lạnh hoặc che mắt bằng khăn sau khi ngâm trong nước.

- Có chế độ ăn uống cân bằng giữ cho huyết áp ổn định và đem lại lợi ích cho mạch máu mắt.

- Đeo kính bảo vệ mắt khỏi bị thương tích.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh vỡ mạch máu trong mắt là gì?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua việc đo thị lực và kiểm tra phản xạ mắt bằng đèn pin. Tiền sử bệnh và đánh giá tình trạng bệnh nhân có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và đưa ra giải pháp xử lý.

Nếu bạn bị đỏ mắt do xuất huyết dưới kết mạc, bác sĩ cần xác định xem máu có thoát ra từ mạch dưới mắt không, lượng máu này thường được hấp thụ trở vào mạch 1-2 tuần sau đó mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì hoặc mù lòa.

Bác sĩ không được chỉ định can thiệp đông máu trừ khi có chảy máu võng mạc hoặc tái xuất huyết nhiều lần.

Cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh vỡ mạch máu trong mắt?

Để có thể chẩn đoán bệnh môt cách chính xác và nhanh nhất, bệnh nhân nên chuẩn bị một số việc trước khi đến khám bệnh. Đôi khi bệnh nhân sẽ được giới thiệu tới gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Dưới đây là một số thông tin để giúp bệnh nhân chuẩn bị sẵn sàng cho buổi chẩn đoán:

- Liệt kê bất kỳ triệu chứng nào bạn gặp phải, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến lý do bạn đi khám.

- Liệt kê thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm mọi thói quen hoặc thay đổi cuộc sống gần đây.

- Liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin và chất bổ sung mà bạn đang dùng, bao gồm cả liều lượng sử dụng hàng ngày.

9. Những hình ảnh về bệnh vỡ mạch máu trong mắt

Vỡ mạch máu trong mắt là gì Tìm hiểu chung về bệnh vỡ mạch máu trong mắt 1

Vỡ mạch máu trong mắt là gì Tìm hiểu chung về bệnh vỡ mạch máu trong mắt 2

Vỡ mạch máu trong mắt là gì Tìm hiểu chung về bệnh vỡ mạch máu trong mắt 3

Vỡ mạch máu trong mắt là gì Tìm hiểu chung về bệnh vỡ mạch máu trong mắt 4

Tìm hiểu về cơ chế gây hen của aspirin? Tại sao bị hen không được dùng aspirin?

Từ khóa » Vỡ Mạch Máu Trong Mắt