Vỡ Màn Hình điện Thoại Và Vỡ Kính điện Thoại Khác Nhau Thế Nào?

Thay vỡ màn hình vỡ mặt kính điện thoại thường có mức giá chênh lệch khá lớn so với thay mặt kính điện thoại. Vì vậy, bạn nên biết cách phân biệt điện thoại bị vỡ màn hình hay vỡ kính để không bị chèn ép giá khi sửa chữa. Giúp bạn tiết kiệm được chi phí và có sự chuẩn bị tài chính tốt nhất khi đem thiết bị đi sửa.

Nội dung

Toggle
  • Sự khác biệt trong cấu tạo màn hình
  • Dấu hiệu giúp bạn nhận biết nên thay màn hình hay mặt kính
    • Đối với loại màn hình riêng, cảm ứng đi liền với mặt kính
    • Đối với loại cảm ứng đi liền với màn hình, mặt kính riêng
  • Sự khác biệt giữa thay mặt kính và thay màn hình điện thoại
  • Có nên ép mặt kính khi mặt kính bị vỡ không?

Sự khác biệt trong cấu tạo màn hình

Mỗi hãng điện thoại khác nhau sẽ có cấu tạo màn hình khác nhau. Dựa theo cấu tạo màn hình, ta có 2 loại chính:

• Loại cảm ứng đi liền mặt kính, màn hình hiển thị riêng.

• Loại cảm ứng đi liền màn hình hiển thị, mặt kính riêng.

Tùy thuộc vào cấu tạo của mỗi loại màn hình mà sẽ có các cách sửa chữa riêng. Cũng dựa vào đây mà ta có thể phân biệt được điện thoại bị vỡ màn hình hay vỡ kính.

Sự khác biệt trong cấu tạo màn hình

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết nên thay màn hình hay mặt kính

Đối với loại màn hình riêng, cảm ứng đi liền với mặt kính

Các thiết bị có màn hình riêng, cảm ứng đi liền với mặt kính như: Xiaomi (trừ Redmi 5), HTC (trừ One A9), Zenfone, Sky (trừ Sky A910), LG (trừ LG G4),…

Dấu hiệu nhận biết mặt kính hay màn hình điện thoại bị vỡ như sau:

• Dấu hiệu hỏng mặt kính: Mặt kính bị nứt, vỡ kèm theo các hiện tượng máy bị đơ, liệt cảm ứng, xuất hiện các vết đốm, sọc màn hình,…

• Dấu hiệu hỏng màn hình: Màn hình bị sọc, loang màu, chảy mực, hiển thị màu không chính xác hoặc không thể hiển thị.

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết nên thay màn hình hay mặt kính

Đối với loại cảm ứng đi liền với màn hình, mặt kính riêng

Các thiết bị có cảm ứng đi liền với màn hình hiển thị như: Các dòng máy Samsung, iPhone, một số dòng của Oppo (F1 Plus, R7, R7s, F3/F3 Plus), các dòng Sony XA1, XA, Xperia X,… Dấu hiệu nhận biết mặt kính hay màn hình điện thoại bị vỡ như sau:

• Dấu hiệu hỏng mặt kính: Mặt kính bên ngoài bị trầy xước, nứt, vỡ hoàn toàn. Tuy nhiên, màn hình vẫn hoạt động bình thường, hiển thị màu sắc bình thường, không xảy ra hiện tượng sọc màn hình hay đốm, các tính năng vẫn hoạt động.

• Dấu hiệu hỏng màn hình: Màn hình bị vỡ nứt giống như vỡ mặt kính. Tuy nhiên, máy sẽ xảy ra các tình trạng như sọc màn hình, đơ cảm ứng, màu sắc hiển thị bị mờ hoặc sai màu, xảy ra hiện tượng loang mực,…

Đối với loại cảm ứng đi liền với màn hình, mặt kính riêng

Sự khác biệt giữa thay mặt kính và thay màn hình điện thoại

Giá cả là sự khác biệt đầu tiên bạn nên quan tâm. Với điện thoại bị vỡ kính bạn có thể thay kính mới bằng kỹ thuật ép mặt kính, cách làm này sẽ tiết kiệm đến 90% giá thành so với thay mới hoàn toàn màn hình.

Sự khác biệt giữa thay mặt kính và thay màn hình điện thoại

Một sự khác biệt giữa thay mặt kính và thay màn hình chính là kỹ thuật thay. Nếu bạn thay kính thì các kỹ thuật viên sẽ tháo bỏ phần kính bị nứt và ép lớp kính mới lên. Còn nếu bạn thay màn hình thì toàn bộ màn hình cũ kể cả lớp cảm ứng sẽ được tháo ra và thay mới hoàn toàn.

Có nên ép mặt kính khi mặt kính bị vỡ không?

Ép mặt kính sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể so với thay màn hình. Tuy nhiên, đa số hiện nay màn hình điện thoại đều có cấu tạo rất mỏng, việc tiếp cận để sửa chữa màn hình khó khăn hơn. Nếu dùng phương pháp ép mặt kính có thể sẽ xảy ra các hư hỏng ngoài ý muốn do các kỹ thuật viên phải dùng đến sức nóng của máy sấy để gỡ bỏ phần kính hỏng.

Có nên ép mặt kính khi mặt kính bị vỡ không?

Vậy nên, cách ép mặt kính chỉ phù hợp với trường hợp kính bị hỏng nhẹ. Còn nếu mặt kính bị hư hỏng quá nặng thì bạn nên thay toàn bộ màn hình, điều này sẽ giải quyết được vấn đề nhanh chóng và không làm ảnh hưởng đến các phần phụ kiện bên trong điện thoại.

Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ phân biệt được vỡ màn hình điện thoại và vỡ mặt kính điện thoại. Hãy cân nhắc quyết định sửa chữa tại cơ sở uy tín để đem lại hiệu quả tốt nhất bạn nhé!

Từ khóa » Vỡ Kính Màn Hình điện Thoại