Vỗ ợ Hơi Nhưng Bé Không ợ, Mẹ Phải Làm Sao để Xử Lý?

Vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ là tình trạng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Thực tế, đây là một kỹ năng quan trọng mà các chị em cần học. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vỗ ợ hơi cho trẻ.

  • Tại sao cần vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh sau khi bú?
  • Nguyên nhân vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ
  • Nên vỗ ợ hơi cho bé vào lúc nào?
  • Bí quyết giúp giải quyết tình trạng vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ
  • Những lưu ý khi vỗ ợ hơi cho bé

Tại sao cần vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh sau khi bú?

Để lý giải cho việc này, bạn cần hiểu được cơ chế của ợ hơi ở trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, trong 3 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển đầy đủ. Khi bú không đúng cách hoặc bú quá nhanh, không khí bên ngoài sẽ xâm nhập vào cơ thể.

Việc chứa đồng thời cả sữa và khí sẽ khiến em bé khó chịu và quấy khóc. Do đó, phụ huynh cần thực hiện việc vỗ ợ hơi. Hành động này sẽ giúp khí trong dạ dày của trẻ thoát ra bên ngoài.

Lợi ích của việc vỗ ợ hơi cho bé

Theo các bác sĩ, việc vỗ ợ hơi sau bú mang lại nhiều lợi ích:

vo-o-hoi-nhung-be-khong-o Việc vỗ ợ hơi đem lại nhiều lợi ích
  • Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất giúp loại bỏ những bong bóng khí thừa trong dạ dày trẻ. Điều đó giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Con trẻ cũng sẽ bớt quấy khóc
  • Việc loại bỏ không khí giúp dạ dày có thêm chỗ trống. Từ đó, bé có thể bú thêm nhiều sữa
  • Vỗ ợ hơi giúp phòng tránh hiện tượng nôn trớ, ọc sữa trong khi ngủ hoặc sau khi ăn.

Nguyên nhân vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ

Vỗ ợ hơi cho bé là một nghệ thuật mà không phải bố mẹ nào cũng biết. Khi thực hiện sai cách, bé chẳng những không ợ mà còn có nguy cơ bị nôn trớ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Bạn chỉ cần thực hiện đúng quy cách sẽ giải quyết được tình trạng vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ.

vo-o-hoi-nhung-be-khong-o Thực hiện sai cách khiến bé không ợ, thậm chí còn bị nôn trớ

Nên vỗ ợ hơi cho bé vào lúc nào?

Khi trẻ bú, rất khó để tránh tình trạng không khí đi vào trong cơ thể. Đặc biệt, với những trẻ bú bình, điều này còn xảy ra nhiều hơn. Do đó, mẹ nên thường xuyên vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ giữa các cữ bú và sau khi bú xong.

  • Trẻ khỏe mạnh: Thời điểm thích hợp nhất để vỗ ợ hơi là sau khi bé ngừng bú. Sau mỗi cữ bú, sau mỗi lần đổi phía ngực hay sau khi bú hết 60 – 90ml sữa, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con. Lúc trẻ bú xong, bạn cần vỗ ợ hơi lần nữa để đảm bảo trẻ không trớ sữa ra ngoài;
  • Trẻ hay bị nôn trớ và trào ngược: Bạn nên tăng cường vỗ ợ hơi để giúp bé thoải mái và bú được nhiều hơn. Thông thường, sau khoảng 5 phút cho bé bú hoặc khi bé bú hết 30ml sữa, bạn có thể thực hiện thao tác vỗ ợ hơi.

Với những trẻ gặp khó khi với việc vỗ ợ hơi, phụ huynh đừng nên quá gấp gáp. Bạn có thể để trẻ nghỉ ít phút rồi thay đổi tư thế.

Bí quyết giúp giải quyết tình trạng vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ

Cách 1

  • Bố hoặc mẹ ngồi trên ghế hoặc đứng thẳng, đặt một chiếc khăn sạch trên vai
  • Bế và để đầu em bé dựa vào vai của mẹ
  • Một tay bế và đỡ dưới mông bé, một tay khác xoa lưng bé theo hình tròn
  • Khum tay để các ngón tay chụm lại rồi vỗ lưng từ dưới lên trên
  • Vỗ ở khoảng giữa hai xương bả vai để giúp đẩy hơi ra ngoài
  • Khi vỗ hơi, cần phát ra những tiếng kêu bồm bộp
  • Bạn có thể nghe thấy tiếng trẻ ợ hơi và chút cặn sữa trớ ra.
vo-o-hoi-nhung-be-khong-o Các phụ huynh cần thực hiện đúng cách vỗ ợ hơi

Cách 2

  • Phụ huynh ngồi trên ghế, để đùi song song với sàn và chân chạm đất, đặt khăn sạch lên đùi
  • Cho bé ngồi trên đùi của mẹ, để đầu tựa vào vai và thân bé áp vào ngực mẹ
  • Một tay giữ đầu và ngực bé, tay còn lại xoa lưng theo hình tròn
  • Để việc tống khí ra ngoài dễ dàng hơn, bạn nên cho bé ngồi hơi nghiêng người về phía trước.

Cách 3

  • Cho bé nằm sấp trên cánh tay mẹ, cần chú ý để đầu bé cao hơn ngực
  • Dùng tay xoa nhẹ vào lưng bé theo hình vòng tròn
  • Nếu tay mẹ yếu, có thể ngồi trên ghế và cho bé nằm sấp trên đùi
  • Đặt đầu bé đặt ở một chân, bụng bé đặt ở chân còn lại sao cho phần đầu cao hơn bụng
  • Tay xoa lưng theo hình tròn hoặc chụm tay vỗ lưng từ dưới lên trên.

Những lưu ý khi vỗ ợ hơi cho bé

Để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Chú ý nâng đỡ và giữ phần đầu, cổ của bé an toàn
  • Chọn cách vỗ ợ hơi thuận tiện và phù hợp nhất
  • Nên chuẩn bị sẵn khăn sạch để có thể lau sữa trẻ ợ ra
  • Sử dụng lực vừa phải khi vỗ để tránh làm tổn thương bé
  • Nếu tư thế bạn chọn không hiệu quả khiến cho vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ, có thể thử tư thế khác
  • Trong trường hợp đã thử rất nhiều phương pháp nhưng trẻ vẫn không ợ dẫn đến chán ăn, quấy khóc, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Vỗ ợ hơi là một nghệ thuật mà các phụ huynh cần học và luyện tập để thực hiện thành công. Điều này không những giúp bé thoải mái mà còn hỗ trợ cho việc pháp triển của con trẻ.

Câu chuyện từ đối tácEm bé 0 - 1 tuổiBé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?Em bé 0 - 1 tuổiGiới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùngMầm non (3-6 tuổi)3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trườngGiai đoạn phát triểnTOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Từ khóa » Vỗ Mà Bé Không ợ Hơi