Vô Sinh Nữ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Tỉ lệ vô sinh nữ (infertility) chiếm 40% là tình trạng cặp vợ chồng sau một năm sinh sống, quan hệ hệ tình dục đều đặn 3-4 lần/tuần không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà người vợ chưa có thai. Dấu hiệu vô sinh ở nữ: kinh nguyệt bất thường, không đều hoặc không có kinh, trong thời gian kinh nguyệt bị các triệu chứng như đau lưng, đau vùng, chậu và chuột rút có thể xảy ra. 6 nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ là rối loạn phóng noãn, tổn thương ống dẫn chứng, lạc nội mạc tử cung, vô sinh không rõ nguyên nhân.

Theo các chuyên gia hỗ trợ sinh sản hàng đầu tại BV Hồng Hà, một số phụ nữ chỉ cần một hoặc hơn một liệu pháp điều trị để cải thiện được chức năng sinh sản. Phương pháp điều trị vô sinh nữ: kích thích rụng trứng bằng thuốc sinh sản, thụ tinh tử cung(IUI), thụ tinh ống nghiệm (IVF), phẫu thuật phục hồi chức năng sinh sản,..tùy theo từng nguyên nhân gây vô sinh ở nữ mà các bác sĩ hỗ trợ sinh sản sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất với bệnh nhân để đạt hiệu quả cao

1. Vô sinh nữ là như thế nào?

Vô sinh nữ là tình trạng vợ chồng sau 1 năm quan hệ tình dục đều đặn, trung bình từ 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có thai.

Khi bị vô sinh nữ, tinh trùng của người chồng không thể thụ thai trong trứng của người vợ. Mặc dù, tinh trùng của người chồng hoàn toàn khỏe mạnh bình thường khiến cho khả năng thụ thai của 2 vợ chồng rất thấp.

Bệnh vô sinh ở nữ giới thường xảy ra ở những chị em có vấn đề bất thường về cơ quan sinh dục như: Kinh nguyệt thất thường, suy buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm tắc, ứ dịch vòi trứng, viêm phụ khoa… hoặc bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cun.

Bệnh vô sinh nữ giới đang tước đi quyền làm mẹ của nhiều chị em. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.

Theo đó, có 2 loại vô sinh ở nữ đó là:

– Vô sinh nguyên phát: Là trường hợp vợ chồng chưa từng có thai mặc dù quan hệ tình dục bình thường và không sử dụng biện pháp tránh thai nào: Vòng  tránh thai, thuốc tránh thai, bao cao su…

– Vô sinh thứ phát: Là trường hợp cặp vợ chồng đã từng có con hoặc có thai nhưng sau đó không thể mang thai lại, dù vẫn quan hệ tình dục đều đặn tuần 2-3 lần và không dùng các biện pháp tránh thai.

Vô sinh ở nữ

Vô sinh ở nữ

2. Tổng hợp nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ

Hiện có rất nhiều tác nhân gây nên nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, các chị em nên hiểu rõ các yếu tố rủi ro để có biện pháp phòng tránh hoặc khắc phục tương ứng nhé!

2.1 Có nhiều thói quen xấu

Đây chắc chắn sẽ là nguyên nhân khiến nhiều chị em phụ nữ đang mắc phải nhưng hầu hết đều lơ là chủ quan.

Các thói quen hàng ngày tưởng rằng bình thường nhưng lại đang khiến chúng ta gia tăng nguy cơ bị vô sinh. Một số ví dụ có thể kể đến như:

– Chưa có kế hoạch làm việc & nghỉ ngơi khoa học, điều độ.

– Lạm dụng quá mức đồ ăn nhiều giàu mỡ, chất gây nghiện…

– Viêm nhiễm tử cung khi vệ sinh, tắm rửa sai cách.

2.2 Sử dụng quá nhiều đồ uống có gas, cồn

Các loại đồ uống có cồn như rượu bia chưa bao giờ có lợi cho khả năng sinh sản của cả hai giới. Chúng tác động trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai tự nhiên thành công của nữ giới.

Rượu bia sẽ làm ảnh hưởng đến gan, thận và hệ tiêu hoá dẫn đến suy giảm hormone, buồng trứng hoạt động kém hiệu quả.

Chúng tiếp tục ức chế sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể và khiến chị em không sẵn sàng cho việc mang thai.

Các loại đồ uống có gas để giải khát hàng ngày tuy tác hại không nhiều như rượu bia nhưng cũng không có lợi cho sức khỏe sinh sản của phái đẹp.

3.3 Lạm dụng những loại thuốc Tây

Có nhiều trường hợp chị em phụ nữ phải uống thuốc tây trong thời gian dài để điều trị bệnh, lâu dần khả năng sinh sản cũng suy giảm đáng kể.

Bất cứ loại thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ, một trong số đó có thể ảnh hưởng đến buồng trứng hoặc hormone. Thuốc sẽ vô tình trở thành tác nhân khiến phái đẹp bị vô sinh.

Lạm dụng thuốc Tây là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ

Lạm dụng thuốc Tây là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ

4. Gặp chấn thương trong quá trình tập luyện

Nhiều người cho rằng chấn thương và vô sinh nữ có vẻ không liên quan đến nhau. Một số chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến xương chậu hoặc tử cung sẽ làm chị em khó thụ thai hơn, thậm chí là mất khả năng làm mẹ.

5. Bất ổn trong hoạt động tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan có nhiệm vụ kích thích khả năng sinh sản cho nữ giới. Nếu tuyến giáp đang hoạt động kém hiệu quả thì chu kỳ rụng trứng của chị em sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, kế đến là khả năng thụ thai.

6. Nghiện thực phẩm chứa hàm lượng caffeine

Caffeine đã được chứng minh khiến trứng khó di chuyển đến tử cung hơn, cũng như giảm cơ hội tinh trùng gặp được trứng để thụ thai. Nếu bạn đang dung nạp trên 5 cốc cà phê mỗi ngày thì khả năng cao là bạn đã bị suy giảm khả năng sinh sản.

Theo các bác sĩ, một người phụ nữ trưởng thành chỉ nên uống khoảng 2 ly cafe/ngày. Nếu đang muốn có con, hãy giảm cà phê trong ít nhất 1 tháng.

7. Mắc các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản

Bệnh vô sinh ở phụ nữ thường gặp mắc do các bệnh lý  như: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm dính buồng tử cung, bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung… hoàn toàn có thể dẫn đến vô sinh ở phái yếu. Các bệnh lý nói trên sẽ làm triệt tiêu các điều kiện lý tưởng để trứng và tinh trùng gặp nhau, tạo thành phôi thai.

Thậm chí, một số trường hợp vì người nữ có bệnh lý tại tử cung nên phôi thai không làm tổ được và bị cơ thể đẩy ra ngoài.

Phụ nữ mắc các bệnh lý liên quan đến đường sinh sản

Phụ nữ mắc các bệnh lý liên quan đến đường sinh sản

8. Luôn trong trạng thái tiêu cực, lo lắng

Stress và tâm trạng lo âu chính là nguyên nhân gây vô sinh nữ hàng đầu. Sự tiêu cực trong cảm xúc của các chị em sẽ ức chế sự sản sinh các hormone cần thiết.

Điều khiến buồng trứng hoạt động kém hiệu quả và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ rụng trứng.

Tệ hơn, chất lượng trứng của chúng ta cũng có thể bị suy giảm một cách đáng kể nếu tâm lý trong trạng thái không ổn định kéo dài.

9. Phụ nữ đã quá độ tuổi sinh nở

Các chuyên gia đã khẳng định phụ nữ có độ tuổi sinh sản tốt chỉ từ 20 – 25 tuổi. Như vậy, ngoài khung tuổi cơ thể nữ giới sẽ không còn quá sẵn sàng cho việc mang thai.

Kể từ độ tuổi 35 trở đi, khả năng sinh sản còn giảm mạnh. Nên nhớ rằng chất lượng trứng của chị em tỷ lệ nghịch với số tuổi.

3. Dấu hiệu nhận biết vô sinh ở phụ nữ chuẩn xác nhất

Chị em phụ nữ vẫn có thể tự phát hiện sớm tình trạng vô sinh của mình nếu biết các dấu hiệu dưới đây:

3.1 Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định

Kinh nguyệt không đều chính là dấu hiệu tiêu biểu nhất cảnh báo chị em đang có khả năng cao bị vô sinh. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới kéo dài 28-35 ngày. Với chu kì kinh nguyệt thường xuyên thay đổi thất thường, không ổn định là do nội tiết tố bị rối loạn, hormone không sản sinh đủ.

Chu kỳ rụng trứng không đều sẽ nhanh chóng dẫn đến hệ quả là tỷ lệ tinh trùng gặp được trứng tụt giảm, khả năng thụ thai tự nhiên thấp

Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định cũng là dấu hiệu vô sinh

Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định cũng là dấu hiệu vô sinh

3.2 Vô kinh, tắt kinh

Ở nữ giới đến tuổi dậy thì sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Tuy nhiên ở một số trường hợp khi đến 18 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc đã có kinh nguyệt nhưng trong vòng 6 tháng bị tắc kinh sẽ được coi là vô kinh. Dị tật bẩm sinh, rối loạn chức năng tuyến giáp là hai yếu tố chính dẫn đến tình trang vô kinh, tắc kinh. Những trường hợp rất khó để mang thai cần chữa trị lâu dài mới có thể mang thai được

3.3 Mất cân bằng nội tiết tố

Khi hóc môn nội tiết của cơ thể xảy ra tình trạng rối loạn, mất cân bằng có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn với nữ giới. Khi vượt quá kích tố nam ở chị em phụ nữ sẽ xảy ra tình trạng buồng trứng đa năng, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra vô sinh hàng đầu. Biểu hiện của nội tiết tố thường gặp như căng thẳng, mụn trứng cá mãn tính, tóc mọc quá nhiều không phải do di truyền hay da đầu,…

3.4 Thống kinh

Thống kinh là hiện tượng sau mỗi kì kinh nguyệt tới chị em sẽ có tình trạng bị đau ở bụng dưới. Những cơn đau bụng âm ỉ, kéo dài, quằn quại làm khí huyết khó lưu thông, huyết ứ làm hạn chế quá trình kinh xuống. Nếu tình trạng xảy ra dữ dội vào kéo dài lâu chị em không nên chủ quan mà tìm đến bác sĩ để tư vấn và giải quyết tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.

3.5 Từng xảy thai nhiều lần

Chị em phụ nữ nếu có tình trạng sảy thai rất nhiều lần thì trường hợp xảy ra vô sinh rất là cao chiếm tỉ lệ 15-20% trong bất kì chu kì mang thai nào. Trường hợp khi nữ giới xảy ra trường hợp sảy thai trên 3 lần thì nên đi khám và tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ hỗ trợ thai sản để chào đón con yêu

Sảy thai nhiều lần cảnh báo nguyên nhân vô sinh

Sảy thai nhiều lần cảnh báo nguyên nhân vô sinh

3.6 Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo bất thường được ghi nhận như triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh phụ khoa, bệnh xã hội. Tất cả các tình trạng vừa rồi nếu không được can thiệp y tế kịp thời đều có khả năng gây vô sinh.

Như vậy, nếu dịch âm đạo có dấu hiệu lạ ở mức báo động như: dịch ngả vàng hoặc xanh sẫm, có cảm giác ngứa rát, mùi khó ngửi thì chị em nên cẩn trọng.

3.7 Tuyến vú, vòng 1 kém phát triển

Vòng ngực và buồng trứng của nữ giới phát triển được là nhờ estrogen trong cơ thể. Nếu estrogen không đủ thì khu vực không thể phát triển một cách toàn diện được, đồng nghĩa với việc buồng trứng không đủ điều kiện mang thai.

Buồng trứng suy giảm khả năng, trứng kém chất lượng chính là điều khẳng định chị em đang bị vô sinh.

4. Khi mắc vô sinh có chữa được không?

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, bệnh lý vô sinh nói chung và vô sinh ở chị em phụ nữ nói riêng hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện kịp thời và lựa chọn đúng phương pháp điều trị.

Bác sĩ chữa hiếm muộn vô sinh sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh thông qua thăm khám để tư vấn cho khách hàng các phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Có 3 phương pháp chữa vô sinh được ứng dụng là:

– Điều trị vô sinh nữ bằng thuốc Tây

– Chữa trị vô sinh nữ bằng phương pháp phẫu thuật

– Chữa vô sinh nữ thông qua các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Thụ tinh ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng…

5. Làm gì để phòng tránh bệnh vô sinh nữ

5.1 Rèn luyện để sở hữu thân hình đồng hồ cát

Chị em cần biết vô sinh nữ có mối quan hệ mật thiết với cân nặng và số đo. Rèn luyện cơ thể để có thân hình chuẩn đồng hồ cát không chỉ để bản thân đẹp lên mà còn là biện pháp thiết thực để tự bảo vệ sức khoẻ của mình.

Nếu chị em đang bị thừa cân hoặc gầy thì nên tăng cường tập luyện để duy trì cân nặng ở ngưỡng bình thường.

5.2 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất

Chế độ ăn uống sạch, khoa học có thể hạn chế được khả năng vô sinh ở phụ nữ. Theo đó, các bác sĩ thường khuyên phái đẹp nên tăng cường dung nạp rau xanh và các loại hoa quả.

Chị em cũng có thể uống thêm các loại sữa đậu nành, sữa xay từ các loại hạt hoặc uống bổ sung vitamin cho cơ thể nhé!

Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

5.3 Thực hiện thói quen tốt, xây dựng lối sống khoa học

Chị em nếu loại bỏ tất cả các thói quen xấu như hút thuốc lá hoặc thức khuya để nội tiết tố được duy trì ở ngưỡng an toàn. Hãy lập thời gian biểu cho bản thân để kiểm soát tốt hơn các hoạt động trong ngày.

Mẹo nhỏ là chúng ta nên chia khung thời gian ngủ, học tập, làm việc và vui chơi, giải trí trước rồi mới xếp các hoạt động cụ thể vào thời gian biểu.

5.4 Sử dụng nước uống có cồn & gas trong ngưỡng an toàn

Nếu đang có kế hoạch mang thai, chị em không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn hoặc gas. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên uống trong ngưỡng vừa đủ, hạn chế được càng nhiều càng tốt.

Sau khi uống các loại đồ uống trên, hãy tăng cường uống thêm các loại nước ép để giúp cơ thể thải độc tốt hơn.

5.5 Nhanh chóng loại bỏ stress và căng thẳng

Khả năng mang thai của phái đẹp sẽ tăng đáng kể nếu tinh thần luôn thoải mái và lạc quan. Nếu chị em đang trong trạng thái lo âu, áp lực hoặc căng thẳng thì việc tìm đến các biện pháp giải tỏa là cần thiết.

Chị em có thể dành thời gian riêng cho bản thân nhiều hơn hoặc tập luyện một bộ môn thể thao mới, chơi nhạc cụ, học cắm hoa,… Đừng ngại giúp bản thân yêu đời hơn nhé!

5.6 Thực hiện khám sức khỏe đúng lịch

Việc khám sức khoẻ phụ khoa đúng lịch sẽ gia tăng cơ hội phát hiện sớm nguy cơ bị vô sinh ở nữ giới, cũng như có biện pháp cải thiện kịp thời.

Khám sức khỏe sinh sản định kỳ

Khám sức khỏe sinh sản định kỳ

6. Phương pháp điều trị bệnh vô sinh nữ hiệu quả cao

6.1 Sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại

Nếu đang phiền lòng vì bản thân có nguy cơ bị vô sinh thì hoàn toàn có thể cùng chồng đến gặp bác sĩ sản khoa.

Điều này sẽ giúp tăng khả năng thụ thai thành công lên rất cao, đảm bảo bạn và em bé sẽ có thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai.

Các biện pháp hỗ trợ sinh sản tốt đang được nhiều gia đình quan tâm và lựa chọn bao gồm: bơm tinh trùng vào tử cung, thụ tinh nhân tạo,…

6.2 Uống thuốc hỗ trợ chức năng sinh sản

Có khá nhiều loại thuốc có thể giúp chúng ta kích thích sự rụng trứng hoặc điều tiết hormone trong cơ thể. Đây được coi là giải pháp hữu ích đối với các các chị em bị vô sinh do rối loạn chu kỳ rụng trứng.

6.3 Tiến hành phẫu thuật xử lý triệt để bệnh lý

Có một số trường hợp chị em bị chẩn đoán vô sinh nữ do các bất thường về mặt sinh thái học bẩm sinh. Cách để giải quyết tình trạng chính là làm phẫu thuật để cơ thể sẵn sàng mang thai.

Một số loại phẫu thuật phổ biến là: xử lý polyp nội mạc hoặc mở ống dẫn trứng,…

Vô sinh nữ được hiểu là tình trạng vợ chồng sau 1 năm quan hệ tình dục đều đặn, trung bình từ 2 – 3 lần/tuần nhưng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng nhưng vẫn không có thai. Triệu chứng vô sinh ở phụ nữ điển hình chính là không thể mang thai. Một vòng kinh quá dài từ 35 ngày trở lên, quá ngắn dưới 21 ngày, không đều hoặc không có kinh đều ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, gây vô sinh hiếm muộn.

7. Các rủi ro biến chứng có thể gặp phải khi điều trị vô sinh nữ

Mang thai phức hợp: Nhằm tăng cao tỉ lệ đậu thai, các bác sĩ thường đặt nhiều hơn 1 phôi vào tử cung người phụ nữ. Tuy vậy, việc làm dễ khiến người mẹ mang đa thai (thai đôi, thai 3 hoặc nhiều hơn). Những người mang đa thai có khả năng sinh non cao hoặc gặp một số vấn đề trong quá trình mang bầu như tiểu đường. Sức khỏe của trẻ sinh non được đánh giá yếu hơn bình thường. 

Hội chứng OHSS – quá kích buồng trứng: Trong điều trị vô sinh, người vợ có thể phải uống một số loại thuốc để kích thích rụng trứng. Ngoài tác dụng chính, thuốc có thể gây tác dụng phụ bao gồm hội chứng quá kích buồng trứng. Khi gặp hội chứng, người phụ nữ có thể xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng, ợ hơi, hay bị buồn nôn và sẽ hết sau 1 tuần hoặc lâu hơn. Một bộ phận nhỏ người bệnh gặp tình trạng khó thở, tăng cân nhanh chóng. Cần đến thăm khám và nhờ bác sĩ can thiệp kịp thời. 

Chảy máu, nhiễm trùng: Một tỉ lệ rất nhỏ phụ nữ xuất hiện tình trạng chảy máu hoặc nhiễm trùng khi thực hiện các thủ thuật hỗ trợ sinh sản. 

Chị em có thể gặp biến chứng chảy máu, nhiễm trùng

Chị em có thể gặp biến chứng chảy máu, nhiễm trùng

Vừa rồi là các tư vấn của bệnh viện đa khoa Hồng Hà liên quan đến tình trạng vô sinh nữ. Các chị em không cần quá lo lắng về sức khỏe sinh sản của mình nếu vẫn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ cơ thể nêu trên. Trong trường hợp chị em nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo vô sinh, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất có thể nhé!

Từ khóa » Cách Nhận Biết Bệnh Vô Sinh ở Nữ Giới