Võ Thị Ánh Xuân – Wikipedia Tiếng Việt

Võ Thị Ánh Xuân
Võ Thị Ánh Xuân, tháng 3 năm 2024
Phó Chủ tịch nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đương nhiệm
Nhậm chức 6 tháng 4 năm 2021
Thủ tướngPhạm Minh Chính
Chủ tịch nước Xem danh sách
    • Nguyễn Xuân Phúc (2021–tháng 3 năm 2023)
    • Bản thân (Quyền; tháng 1–tháng 3 năm 2023)
    • Võ Văn Thưởng (tháng 3 năm 2023–tháng 3 năm 2024)
    • Bản thân (Quyền; tháng 3–tháng 5 năm 2024)
    • Tô Lâm (tháng 5–tháng 10 năm 2024)
    • Lương Cường (từ tháng 10 năm 2024)
Tiền nhiệmĐặng Thị Ngọc Thịnh
Quyền Chủ tịch nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ21 tháng 3 năm 2024 – 22 tháng 5 năm 2024
Tiền nhiệmVõ Văn Thưởng
Kế nhiệmTô Lâm
Nhiệm kỳ18 tháng 1 năm 2023 – 2 tháng 3 năm 2023
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Phúc
Kế nhiệmVõ Văn Thưởng
Chức vụ khác
Quyền Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương
Nhiệm kỳ21 tháng 3 năm 2024 – 22 tháng 5 năm 2024
Tiền nhiệmVõ Văn Thưởng
Kế nhiệmTô Lâm
Nhiệm kỳ18 tháng 1 năm 2023 – 2 tháng 2 năm 2023
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Phúc
Kế nhiệmVõ Văn Thưởng
Bí thư Tỉnh ủy An Giang
Nhiệm kỳ2 tháng 10 năm 2015 – 16 tháng 4 năm 2021
Phó Bí thư Xem danh sách
  • Vương Bình Thạnh (2011–2020)Võ Anh Kiệt (2015–2020)Nguyễn Thanh BìnhLê Văn Nưng (từ 2020)
Tiền nhiệmPhan Văn Sáu
Kế nhiệmLê Hồng Quang
Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang
Nhiệm kỳTháng 12 năm 2013 – Tháng 10 năm 2015
Bí thưPhan Văn Sáu
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
Nhiệm kỳTháng 2 năm 2013 – Tháng 11 năm 2013
Chủ tịchVương Bình Thạnh
Bí thư Thị ủy Tân Châu
Nhiệm kỳTháng 11 năm 2010 – Tháng 1 năm 2013
Kế nhiệmNguyễn Thanh Bình
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang
Nhiệm kỳ2006 – Tháng 8 năm 2010
Thông tin cá nhân
Sinh8 tháng 1, 1970 (54 tuổi)Phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam Cộng Hòa
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 1994)
Phối ngẫuNguyễn Khánh Hiệp
Con cái1
Giáo dụcCử nhân Sư phạm hóa họcThạc sĩ Quản lý công
Alma materHọc viện Hành chính Quốc gia Đại học Cần Thơ
Ủy viên trung ương
  • 2016–nay: Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, XV
  • 2011–nay: Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (dự khuyết), XII, XIII
Chức vụ quân đội
  • Tháng 1–tháng 3 năm 2023, Tháng 3–tháng 5 năm 2024: Quyền Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam, Thống lĩnh các Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam

Võ Thị Ánh Xuân (sinh ngày 8 tháng 1 năm 1970) là một nữ chính trị gia Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.[1] Bà là Phó Chủ tịch nước trẻ nhất trong lịch sử.

Bà từng là Bí thư Tỉnh ủy An Giang.[2] Bà từng là quyền Chủ tịch nước lần thứ nhất từ ngày 18 tháng 1 năm 2023 đến ngày 2 tháng 3 năm 2023, sau khi Nguyễn Xuân Phúc từ nhiệm[3] đến khi Quốc hội bầu Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước mới.[4] Bà cũng tiếp tục đảm nhận quyền Chủ tịch nước lần thứ hai sau khi Võ Văn Thưởng từ nhiệm từ ngày 21 tháng 3 năm 2024.[5] Bà cũng là Phó Chủ tịch nước đầu tiên đảm nhận hai lần Quyền Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Võ Thị Ánh Xuân sinh ngày 8 tháng 1 năm 1970 tại phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Bà hiện sống và làm việc cùng gia đình ở Hà Nội.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giáo dục phổ thông: 12/12
  • Cử nhân Sư phạm Hóa học trường Đại học Cần Thơ
  • Cử nhân chính trị

Năm 2021, bà tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia với đề tài luận văn "Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh - từ thực tiễn tỉnh An Giang".

Cuộc sống gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, bà đã có chồng và 1 con gái. Chồng bà là Nguyễn Khánh Hiệp, hiện đang là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm đầu sự nghiệp (1992 - 2015)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1992, Võ Thị Ánh Xuân bắt đầu công việc chuyên môn đầu tiên của mình là nghề giáo viên tại Trường Trung học phổ thông Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Bà là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 20 tháng 12 năm 1994 và là đảng viên chính thức 1 năm sau đó.

Tháng 8 năm 1996, bà trở thành chuyên viên nghiên cứu tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy An Giang. Từ tháng 8 năm 2001, bà lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang. Bà đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 10 năm 2010.

Tháng 8 năm 2010 đến tháng 10 năm 2010, bà giữ cương vị Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang. Tháng 11 năm 2010, bà được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và được phân công giữ chức vụ Bí thư Thị ủy Tân Châu. Tháng 1 năm 2011, bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 2 năm 2013, bà được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Tháng 12 năm 2013, bà được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang (2015 - 2021)

[sửa | sửa mã nguồn]
Võ Thị Ánh Xuân tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 2 tháng 10 năm 2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công cán bộ. Võ Thị Ánh Xuân được chỉ định đảm nhận chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010–2015 thay Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu nhận nhiệm vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015–2020, bà được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 1 năm 2016, bà được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Sau kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV, bà đồng thời là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.[6]

Ngày 4 tháng 9 năm 2020, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, bà tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bà được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021–2026.

Phó Chủ tịch nước (2021 - nay)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 4 năm 2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua nghị quyết bầu bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu tán thành là 447/449 phiếu trên tổng số đại biểu có mặt.[7] Bà là Phó Chủ tịch nước trẻ nhất từ trước tới nay trong lịch sử Việt Nam.[8] Ngày 8 tháng 4 năm 2021, Quốc hội đã bầu bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam.[9] Tại kỳ bầu cử năm 2021, bà tiếp tục trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV ở tỉnh An Giang.[10] Ngày 4 tháng 6 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 855/QĐ-TTg, bổ nhiệm bà làm Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.[11]

Ngày 26 tháng 7 năm 2021, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, bà tái đắc cử chức Phó Chủ tịch nước với 483/483 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành.[12] Ngày 25 tháng 8 năm 2021, bà đã tiếp đón Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại Phủ Chủ tịch.[13]

Tháng 10 năm 2021, bà đã có chuyến công du đến châu Âu. Bà đã đến thăm Bulgaria theo lời mời của Phó Tổng thống Bulgaria Iliana Iotova[14], bà còn đến Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Bà đã đề nghị Lãnh đạo cấp cao Bulgaria thúc đẩy để Quốc hội Bulgaria sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), tạo thuận lợi tăng cường hợp tác thương mại - đầu tư song phương đồng thời muốn Bulgaria cấp thêm học bổng cho học sinh Việt Nam và tiếp nhận thêm nhiều lao động Việt Nam sang làm việc trong những lĩnh vực mà Bulgaria thiếu nhân lực.[15]

Cũng trong chuyến thăm Bồ Đào Nha, bà dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu năm 2021. Bà kêu gọi cần phải phát huy vai trò và sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình, an ninh quốc gia và quốc tế, nhất là trong ngăn ngừa xung đột và giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống.[16]

Võ Thị Ánh Xuân tại lễ nhậm chức Tổng thống Philippines Bongbong Marcos.

Ngày 30 tháng 6 năm 2022, bà đã tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Philippines Bongbong Marcos.[17] Ngày 13 tháng 10 năm 2022 bà đến Kazakhstan dự Hội nghị thượng đỉnh về phối hợp hành động và xây dựng niềm tin ở châu Á (CICA) lần thứ 6.[18]

Quyền Chủ tịch nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 18 tháng 1 năm 2023, sau khi Nguyễn Xuân Phúc được miễn nhiệm chức Chủ tịch nước, bà trở thành Quyền Chủ tịch nước theo Hiến pháp.[19]

Sáng ngày 3 tháng 2 năm 2023, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Quyền Chủ tịch nước về Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 vào ngày 9 tháng 1 năm 2023, luật có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2024.[20] Chiều ngày 4 tháng 2 năm 2023, tại Phủ Chủ tịch, bà chính thức nhận bàn giao công tác từ ông Nguyễn Xuân Phúc.[21]

Ngày 24 tháng 2 năm 2023, bà đã trao quyết định bổ nhiệm 13 Đại sứ mới của Việt Nam tại nước ngoài.[22]

Ngày 2 tháng 3 năm 2023, bà thôi giữ chức vụ Quyền Chủ tịch nước sau khi ông Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước, do đó bà lại quay về với chức vụ cũ của mình là Phó Chủ tịch nước.

Sau Quyền Chủ tịch nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 5 năm 2023, Võ Thị Ánh Xuân tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu năm 2023 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và tiến hành một số hoạt động song phương tại nước này,[23] bà sau đó thăm chính thức Qatar từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 5.[24] Ngày 14 tháng 8 năm 2023, bà đã đến dự lễ khánh thành công trình xây dựng 8 phòng học Trường tiểu học và Trung học cơ sở Vĩnh Phước, đây là công trình mà Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí tài trợ gần 6 tỷ đồng được vận động bởi bà Xuân.[25][26] Ngày 25 tháng 10 năm 2023, theo kết quả kiểm phiếu việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Võ Thị Ánh Xuân nhận được 410 phiếu tín nhiệm cao, 65 phiếu tín nhiệm và 6 phiếu tín nhiệm thấp.[27]

Quyền Chủ tịch nước lần 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 3 năm 2024, sau khi ông Võ Văn Thưởng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý cho thôi giữ tất cả các chức vụ theo nguyện vọng cá nhân,[28] bà sẽ giữ chức vụ Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lần thứ 2 theo quy định của Hiến pháp năm 2013 cho đến khi Quốc hội khoá XV bầu Chủ tịch nước mới. Và bà cũng là Phó chủ tịch nước đầu tiên đảm nhận hai lần quyền Chủ tịch nước.

Hoạt động Đại biểu Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn] Đại biểu Quốc hội Võ Thị Ánh Xuân
Ngày đắc cử Quốc hội khóa Nơi ứng cử/Đoàn Đại biểu Đảng phái Tỉ lệ Nghề nghiệp, chức vụ Tuổi thắng cử Ghi chú
22 tháng 5 năm 2016 Khóa XIV Đơn vị bầu cử số 01, tỉnh An Giang Đảng Cộng sản Việt Nam 81,46% Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang 46 tuổi
23 tháng 5 năm 2021 Khóa XV 89,35% Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 51 tuổi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chuyên mục bầu cử Niên yết danh sách ở 04 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội”.
  2. ^ “Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân trả lời phỏng vấn Báo An Giang Online trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI”. baoangiang.com.vn/. 21 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ “Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước”. VnExpress. 18 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “Ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước”. Zingnews. ngày 2 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ VOV (21 tháng 3 năm 2024). “Bà Võ Thị Ánh Xuân lần thứ 2 giữ quyền Chủ tịch nước - Báo Cao Bằng điện tử”. Báo Cao Bằng. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ “Danh sách chính thức 18 người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 theo từng đơn vị bầu cử”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Bà Võ Thị Ánh Xuân làm Phó chủ tịch nước”. tuoitre.vn. 6 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ “Tiểu sử của nữ Phó Chủ tịch nước trẻ nhất từ trước tới nay”. Vietnamnet. 6 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ Tạ Hiển (ngày 8 tháng 4 năm 2021). “Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia”. VTV.
  10. ^ “Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Cổng Thông tin Điện tử Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh An Giang.
  11. ^ “Quyết định số 855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ.
  12. ^ Trọng Bằng (ngày 26 tháng 7 năm 2023). “Bà Võ Thị Ánh Xuân tiếp tục làm Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026”. Báo Công lý.
  13. ^ D.Ngọc (25 tháng 8 năm 2021). “Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đón Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris”. vov.vn. BÁO ĐIỆN TỬ VOV.
  14. ^ “Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Bulgaria”. Báo Đồng Khởi. ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  15. ^ Nguyên Khôi (ngày 28 tháng 10 năm 2021). “Phó Chủ tịch nước thăm Bulgaria, Hy Lạp, tham dự Hội nghị tại Bồ Đào Nha: Chuyến thăm đa mục tiêu”. Bao Quốc tế.
  16. ^ “Phó Chủ tịch nước dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu”. Báo Điện tử Chính phủ. ngày 29 tháng 10 năm 2021.
  17. ^ “Phó Chủ tịch nước dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Philippines”. Báo Điện tử Chính phủ. ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  18. ^ “Phó Chủ tịch nước nêu 3 nhóm đề xuất lớn, quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh CICA”. Báo Điện tử Chính phủ. ngày 13 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ VnExpress. “Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2023.
  20. ^ Nguyễn Hải (ngày 3 tháng 2 năm 2023). “Công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước về Luật khám, chữa bệnh mới”. Dân trí.
  21. ^ “Bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân”. Báo Nhân Dân. ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  22. ^ “Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao quyết định bổ nhiệm cho các tân Đại sứ”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ xây dựng chính sách, pháp luật. ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  23. ^ “Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, làm việc tại UAE, Qatar”. Báo Thanh niên. ngày 3 tháng 5 năm 2023.
  24. ^ “Việt Nam là đối tác ưu tiên của Qatar tại khu vực Đông Nam Á”. Báo Nhân dân. ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  25. ^ “Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân vận động 5 tỉ đồng xây trường”. Tuổi trẻ online. ngày 14 tháng 8 năm 2023.
  26. ^ “Khánh thành trường học do Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân vận động tài trợ”. Báo An Giang. ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  27. ^ “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh tại Quốc hội”. Tuổi trẻ online. ngày 25 tháng 10 năm 2023.
  28. ^ ONLINE, TUOI TRE (21 tháng 3 năm 2024). “Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch nước Việt Nam Việt Nam
Danh sách • Chế định
  • Hồ Chí Minh (1945–1969)
  • Huỳnh Thúc Kháng (1946)
  • Tôn Đức Thắng (1969; 1969–1980)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1980–1981)
  • Trường Chinh¹ (1981–1987)
  • Võ Chí Công¹ (1987–1992)
  • Lê Đức Anh (1992–1997)
  • Trần Đức Lương (1997–2006)
  • Nguyễn Minh Triết (2006–2011)
  • Trương Tấn Sang (2011–2016)
  • Trần Đại Quang (2016–2018)
  • Đặng Thị Ngọc Thịnh (2018)
  • Nguyễn Phú Trọng (2018–2021)
  • Nguyễn Xuân Phúc (2021–2023)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2023)
  • Võ Văn Thưởng (2023–2024)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2024)
  • Tô Lâm (2024)
  • Lương Cường (2024–)
  • ¹ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
  • In nghiêng: Quyền Chủ tịch
  • x
  • t
  • s
Phó Chủ tịch nước Việt Nam Việt Nam
  • Nguyễn Hải Thần (1945–1946)
  • Tôn Đức Thắng (1960–1969)
  • Nguyễn Lương Bằng (1969–1979)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1976–1992)
  • Chu Huy Mân (1981–1986)
  • Xuân Thủy (1981–1982)
  • Lê Thanh Nghị (1982–1986)
  • Huỳnh Tấn Phát (1982–1989)
  • Nguyễn Quyết (1987–1992)
  • Đàm Quang Trung (1987–1992)
  • Lê Quang Đạo (1987–1992)
  • Nguyễn Thị Định (1987–1992)
  • Nguyễn Thị Bình (1992–2002)
  • Trương Mỹ Hoa (2002–2007)
  • Nguyễn Thị Doan (2007–2016)
  • Đặng Thị Ngọc Thịnh (2016–2021)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2021–)
  • x
  • t
  • s
Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam (2020 – 2025)
Bí thư Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Bí thư Tỉnh ủy trong hệ thống Trung ương Đảng khóa XIII
Thành phố Trung ương (5)
  • Thủ đô Hà Nội: Vương Đình HuệĐinh Tiến Dũng – Bùi Thị Minh Hoài (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Văn Nên (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Cần Thơ: Lê Quang Mạnh - Nguyễn Văn Hiếu
  • Đà Nẵng: Nguyễn Văn Quảng
  • Hải Phòng: Lê Văn ThànhTrần Lưu Quang - Lê Tiến Châu
Đồng bằng sông Hồng (8)
  • Bắc Ninh: Đào Hồng Lan (nữ) – Nguyễn Anh Tuấn
  • Hà Nam: Lê Thị Thủy (nữ)
  • Hải Dương: Phạm Xuân Thăng – Trần Đức Thắng
  • Hưng Yên: Đỗ Tiến Sỹ – Nguyễn Hữu Nghĩa
  • Nam Định: Đoàn Hồng PhongPhạm Gia Túc - Đặng Khánh Toàn
  • Ninh Bình: Nguyễn Thị Thu Hà (nữ) - Đoàn Minh Huấn
  • Thái Bình: Ngô Đông Hải - Khuyết
  • Vĩnh Phúc: Hoàng Thị Thúy Lan (nữ) - Dương Văn An
Tây Bắc Bộ (6)
  • Điện Biên: Nguyễn Văn Thắng – Trần Quốc Cường
  • Hòa Bình: Ngô Văn Tuấn – Nguyễn Phi Long
  • Lai Châu: Giàng Páo Mỷ (nữ)
  • Lào Cai: Đặng Xuân Phong
  • Sơn La: Nguyễn Hữu Đông - Hoàng Quốc Khánh
  • Yên Bái: Đỗ Đức Duy - Trần Huy Tuấn
Đông Bắc Bộ (9)
  • Bắc Giang: Dương Văn Thái - Nguyễn Văn Gấu
  • Bắc Kạn: Hoàng Duy Chinh
  • Cao Bằng: Lại Xuân MônTrần Hồng Minh - Khuyết
  • Hà Giang: Đặng Quốc Khánh - Nguyễn Mạnh Dũng (Quyền)
  • Lạng Sơn: Lâm Thị Phương Thanh (nữ)Nguyễn Quốc Đoàn - Hoàng Văn Nghiệm
  • Phú Thọ: Bùi Minh Châu
  • Quảng Ninh: Nguyễn Xuân Ký - Vũ Đại Thắng
  • Thái Nguyên: Nguyễn Thanh Hải (nữ) - Trịnh Việt Hùng
  • Tuyên Quang: Chẩu Văn Lâm - Hà Thị Nga
Bắc Trung Bộ (6)
  • Hà Tĩnh: Hoàng Trung Dũng
  • Nghệ An: Thái Thanh Quý - Nguyễn Đức Trung
  • Quảng Bình: Vũ Đại Thắng - Lê Ngọc Quang
  • Quảng Trị: Lê Quang Tùng - Khuyết
  • Thanh Hóa: Đỗ Trọng Hưng - Nguyễn Doãn Anh
  • Thừa Thiên Huế: Lê Trường Lưu
Nam Trung Bộ (7)
  • Bình Định: Hồ Quốc Dũng
  • Bình Thuận: Dương Văn An - Nguyễn Hoài Anh
  • Khánh Hòa: Nguyễn Khắc ĐịnhNguyễn Hải Ninh - Nghiêm Xuân Thành
  • Ninh Thuận: Nguyễn Đức Thanh
  • Phú Yên: Phạm Đại Dương
  • Quảng Ngãi: Bùi Thị Quỳnh Vân (nữ)
  • Quảng Nam: Phan Việt Cường – Lương Nguyễn Minh Triết
Tây Nguyên (5)
  • Đắk Lắk: Bùi Văn Cường – Nguyễn Đình Trung
  • Đắk Nông: Ngô Thanh Danh
  • Gia Lai: Hồ Văn Niên
  • Kon Tum: Dương Văn Trang
  • Lâm Đồng: Trần Đức Quận - Nguyễn Thái Học (Quyền)
Đông Nam Bộ (5)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Phạm Viết Thanh
  • Bình Dương: Trần Văn Nam – Nguyễn Văn Lợi
  • Bình Phước: Nguyễn Văn LợiNguyễn Mạnh Cường - Tôn Ngọc Hạnh
  • Đồng Nai: Nguyễn Phú Cường – Nguyễn Hồng Lĩnh
  • Tây Ninh: Nguyễn Thành Tâm
Tây Nam Bộ (12)
  • An Giang: Võ Thị Ánh Xuân (nữ) – Lê Hồng Quang
  • Bạc Liêu: Lữ Văn Hùng
  • Bến Tre: Phan Văn MãiLê Đức Thọ - Hồ Thị Hoàng Yến (Quyền)
  • Cà Mau: Nguyễn Tiến Hải
  • Đồng Tháp: Lê Quốc Phong
  • Hậu Giang: Lê Tiến ChâuNghiêm Xuân Thành - Đồng Văn Thanh
  • Kiên Giang: Đỗ Thanh Bình
  • Long An: Nguyễn Văn Được
  • Sóc Trăng: Lâm Văn Mẫn
  • Tiền Giang: Nguyễn Văn Danh
  • Trà Vinh: Ngô Chí Cường
  • Vĩnh Long: Trần Văn Rón – Bùi Văn Nghiêm
  • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ
  • Liên quan: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII & Bộ Chính trị khóa XIII

Từ khóa » Cha Của Bà Võ Thị ánh Xuân Là Ai