VÕ THUẬT HOÀNG GIA - Học Võ Thuật Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
CHIÊU SINH CÁC LỚP VÕ THUẬT.
Khai giảng các lớp võ thuật tại Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp - Hồ Chí Minh; Thuận An - Bình Dương....
VÌ SAO CẦN HỌC VÕ THUẬT? HỌC VÕ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?
Thực tế, võ thuật giúp cho trẻ rất nhiều, hãy cùng xem lí do vì sao các bạn nhỏ nên đi tập võ nhé...
DẠY VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI
Nếu bạn có dự định ủng hộ con em của mình luyện tập võ thuật thì bạn hãy quyết định ngay bây giờ – hoặc càng sớm càng tốt...
VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù....
ƯU ĐÃI LỚN - ĐĂNG KÝ HỌC VÕ THUẬT NGAY
Trong thời gian khuyến mãi khi đăng ký học cho bé tại trung tâm huấn luyện năng lực Hoàng Gia...
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022
Một số võ đường và các thế võ nổi tiếng của Bình Định
1. Võ đường Phan Thọ
Võ đường Phan Thọ do võ sư Phan Thọ làm chủ môn phái, ông sinh năm 1925, quê quán thôn 4, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn
Phan Thọ là một võ sư nổi tiếng của Việt Nam, được giới võ thuật mệnh danh là võ sư huyền thoại tinh thông Thập bát ban binh khí, “người có bộ tay hay nhất Bình Định”, và là người giữ lửa cho tinh hoa võ thuật làng võ An Vinh trên 200 năm tuổi.
Ông bắt đầu học võ từ năm 17 tuổi và học ròng rã 18 năm, lòng say mê võ thuật đưa bước chân ông lặn lội khắp các nẻo đường tầm sư học đạo, mê đến mức nhiều phen “xin” vợ bán bò để học. Ông thọ giáo rất nhiều thầy. Năm 18 tuổi, ông theo thầy Cai Bảy ở làng võ An Vinh, học được 5 năm thì theo thầy đi đánh đài. Thầy mất, ông chuyển sang học với thầy Tàu Sáu ở làng võ An Thái được 2 năm thì thấy qua đời. Ông trở lại An Vinh học thầy Sáu Hà được 6 năm thì xuất môn. Ông tiếp tục học các thầy Sáu Châu ở làng Bình Đức, thầy Sáu Tẩy… riêng về côn pháp. Cứ như vậy, ông đã thọ giáo rất nhiều thầy trong làng võ cổ truyền Tây Sơn, Bình Định.
Võ sư Phan Thọ là người trong số ít trong làng võ cổ truyền Bình Định tinh thông Thập bát ban (18 môn binh khí) và Nhị thập tứ chi (24 môn binh khí). Các môn quyền, roi, kiếm, đao, thương ông học thầy Nguyễn An (Cai Bảy) và Diệp Trường Phát (tức Tàu Sáu – hệ phái An Thái – Môn phái Bình Thái Đạo). Các môn kích, giản, phủ, chùy, bừa cào, lăn khiên, ông học thầy Lê Hải (Sáu Hà) và Đinh Hề (Hương Kiểm Mỹ) thuộc về hệ phái An Vinh – Tây Sơn.
Các môn côn, thước, dây xích, xà mâu, chấn thiên cung, độc bút, chia ba, ông học từ các thầy Đặng Thái (Sáu Châu), Sáu Tẩy,… (dòng võ của võ sư Hồ Ngạnh – hệ phái Thuận Truyền – Tây Sơn). Vốn liếng võ thuật của ông là sự kết hợp của nhiều môn phái thuộc ba làng võ nổi tiếng An Thái, An Vinh, Thuận Truyền trong làng võ Bình Định xưa. Sở trường của ông là quyền, ông cũng sử dụng nhuần nhuyễn 18 binh khí và giỏi cả những món võ vườn, như rựa quéo, đòn xóc.
2.2. Võ đường Hồ Ngạnh
Võ đường Hồ Ngạnh do võ sư Hồ Sừng làm chủ môn phái, ông sinh năm 1938, quê quán thôn Hòa Mỹ (từ làng võ Thuận Truyền tách ra), xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn.
Nếu tính từ đời cố lão sư danh tiếng Hồ Ngạnh (tên thực là Hồ Nhu) đến đời võ sư Hồ Sừng và lớp con cháu hiện nay thì võ đường họ Hồ ở đất Thuận Truyền đã có 5 thế hệ chung tay phát huy sự nghiệp võ nghệ của tiên tổ. Đây là một trong những võ đường có truyền thống lâu đời và có nhiều đóng góp cho võ cổ truyền Bình Định nói riêng võ cổ truyền Việt Nam nói chung.
Nhắc đến những làng võ cổ truyền nổi tiếng của Bình Định không thể thiếu làng võ Thuận Truyền “Roi Thuận truyền – Quyền An Thái”, và khi nhắc đến làng võ Thuận Truyền thì không thể không nhắc đến huyền thoại Hồ Ngạnh. Roi Thuận Truyền không rõ sáng tổ là ai nhưng từ trước đến nay vẫn tôn vinh tên tuổi của võ sư Hồ Ngạnh. Theo sự truyền tụng của giới võ lâm khi ấy, đường roi của Hồ Ngạnh là tuyệt kĩ vô song.
3. Võ đường Lê Xuân Cảnh
Võ đường Lê Xuân Cảnh do võ sư Lê Xuân Cảnh làm chủ môn phái, ông sinh năm 1938, quê quán thôn Cẩm Văn, xã Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn.
Ông học võ từ năm 15 tuổi, với người thầy đầu tiên là cố lão sư Lý Tường. Sau hơn một năm thọ giáo nhà họ Lý, Lê Xuân Cảnh quyết định lên đường học hỏi thêm, rong ruổi tầm sư học đạo. Ông đã tìm đến xin làm đệ tử thầy Phạm Thế Giáo ở An Nhơn, rồi thầy Bửu Thắng ở Tuy Phước.
Sau thời gian dài rong ruổi học võ, Lê Xuân Cảnh trở về sinh sống tại quê nhà. Vốn tính tình hiền hòa, trầm lắng, không thích khoa trương, nên ông ít khi tham gia thi đấu võ đài hoặc so tài võ nghệ với các võ sư, võ sĩ.
Sau 1975, ông mở võ đường tại quê nhà. Từ những gì đã tiếp thu được trong 15 năm lặn lội tầm sư học võ, Lê Xuân Cảnh chắt lọc những điểm tinh túy nhất của từng môn phái rồi hình thành bí quyết của mình để rồi truyền dạy cho các môn sinh khá nhiều tuyệt chiêu như Song đao, Song phủ, Độc kiếm, Song kích… và đặc biệt là sở trường về roi với các bài rọi Thái Sơn, Trực chỉ, Bát quái…
4. Võ đường Phi Long Vịnh
Võ đường Phi Long Vịnh do võ sư Phi Long Vịnh (tên thật là Trương Văn Vịnh) làm chủ môn phái, ông sinh năm 1935, quê quán thôn Kỳ Sơn, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước.
Phi Long Vịnh học võ lúc 9 tuổi, do ông nội truyền lại, rồi từ người cha là Trương Cẩn, từ bác ruột Trương Ninh, sau đó thọ giáo thầy Trương Hoàng (Ba Chăm), thầy Trương Xuân Ba (Sáu Hòa). Năm 18 tuổi, Phi Long Vịnh bắt đầu thượng đài và cả thời trai trẻ của ông gắn liền với những trận so găng khắp cả nước.
Trong các bộ môn về quyền thuật, “Ngọc Trản” là bài quyền tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một “chén ngọc” với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền âm – dương trong Ngọc Trản công.
Bài quyền Ngọc tràn hiện được lưu truyền và phổ biến rộng rãi ở Bình Định cũng như ở Việt Nam trong cái làng võ cổ truyền với luyện tập công phu, tấn công toàn diện, kết hợp cương nhu, có những thế né tránh, phản đòn lợi hại, khi di chuyển thì linh hoạt, nhẹ nhàng, khi ra đòn thì nhanh và mạnh.
5. Võ đường Long Phước Tự
Võ đường Long Phước Tự do võ sư Thích Hạnh Hòa làm chủ môn phái, ông sinh năm 1954, là Thượng tọa trụ trì chùa Long Phước tại thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước.
Võ sư Thích Hạnh Hòa khẳng định mạch võ cổ truyền Bình Định vô cùng đa dạng và phong phú và chùa Long Phước đang lưu giữ tinh hoa một phái võ của mạch võ cổ truyền Bình Định.
Võ sư – Thượng tọa Thích Hạnh Hòa đã truyền dạy rất nhiều võ sinh, và phái võ chùa Long Phước được xem là một trong những võ đường có nhiều nét bí truyền độc đáo. Những bài võ tiêu biểu của cơ sở chùa Long Phước như bài roi: Xích kiếm ô long tiên, Hoa tiên, Tây quy kinh môn tiên, Lăng tiên các bài thương như: Lang kinh kim thương, Thiết định kim thương, Hồng môn thương, các bài kiếm như: Sa vẫn kiếm pháp, Đăng vân sát kiếm…
CHI TIẾTThứ Sáu, 26 tháng 8, 2022
Võ cổ truyền Bình Định và lịch sử về nó mà bạn chưa biết
Truyền thống thượng võ từ lâu đã thấm sâu vào trong máu thịt người dân Bình Định. Nơi đây đã sản sinh ra những con người có tài thao lược làm rạng danh đất võ anh hùng: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu. Đất võ Bình Định và phái võ thuật Tây Sơn đã tạo nên những chiến công vang dội trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, trở thành bản sắc dân tộc mang nét rất riêng Bình Định:
“Ai về Bình Định mà coi,
Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền”
Từ thế kỷ XV trở đi, cùng với việc tiến về phía Nam của người Việt cổ, nhiều dòng họ đã đến Bình Định khai hoang, lập ấp. Các cư dân đã tiếp nhận và thích nghi với nhiều yếu tố của nền văn hoá địa phương, tạo nên từ chất và cốt cách của con người ở vùng đất mới Bình Định, nơi hội tụ, kế thừa truyền thống thượng Võ của dân tộc. Trước thời Tây Sơn (từ khoảng năm 1600 về trước), võ cổ truyền Bình Định còn ở dạng sơ khai, hình thành chủ yếu dựa trên các thao tác lao động và sử dụng công cụ lao động hàng ngày để tự vệ.
Đến thời Tây Sơn, bắt đầu có sự giao lưu, hòa nhập giữa các dòng võ và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan, võ sư nổi tiếng. Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn được sử sách ghi nhận là thời kỳ hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất, được xây dựng thành hệ thống võ học, được đưa vào hệ thống thi cử, đào tạo tướng sĩ, được nghiên cứu và áp dụng triệt để, sáng tạo trong quân sự, trong chiến đấu, phục vụ chiến trường và khuyến khích mở trường dạy võ khắp nơi.
Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau (của người bản địa, võ từ Bắc hà vào V.v.) tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc. Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã xóa bỏ mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ cổ truyền Bình Định vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt, “võ vườn” vẫn được bí mật truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm (Trung Hoa) và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo… đã phổ biến và phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ cổ truyền Bình Định bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó bởi Võ Cổ truyền Bình Định có những đặc điểm riêng.
Võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú, đa dạng nhưng tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ cổ truyền Bình Định bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn.
Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa phương gọi là roi) với nhiều “phách roi” độc đáo chỉ có ở võ cổ truyền Bình Định: “Đâm so đũa”, “Roi điểm huyệt”, “Roi đánh nghịch”… Nói về tận dụng vũ khí thô sơ chống giặc, Bình Định có “Bài kiếm 12” nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, được đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở địa phương.
CHI TIẾTThứ Tư, 3 tháng 8, 2022
Giải Vô địch Võ chiến đấu tay không các Câu lạc bộ Võ thuật toàn quân 2022 đã chính thức bắt đầu
Sáng ngày 2/8, tại Nhà thi đấu Quân khu 7, Lễ khai mạc Giải Vô địch Võ chiến đấu tay không các Câu lạc bộ Võ thuật toàn quân 2022 đã chính thức diễn ra, mở màn cho những chuỗi ngày thi đấu hấp dẫn sắp tới.
Đến dự lễ, về phía quân đội có sự hiện diện của Thiếu tướng Bùi Hồng Quang, Phó Cục trưởng Cục quân huấn/Bộ Tổng Tham mưu – Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật QĐNDVN, Phó trưởng Ban tổ chức giải; Thiếu tướng Đặng Văn Lẫm, Phó tư lệnh Quân khu 7 cùng Ban Giám hiệu Trường SQLQ 1, SQLQ 2; Thủ trưởng Bộ Tham mưu Quân khu 3, Quân khu 9, Binh chủng Đặc công; Cơ quan Ban Tổ chức; Chủ nhiệm các Bộ lạc Câu lạc bộ Võ thuật tham gia thi đấu và huấn luyện viên, vận hành viên, trọng tài và bộ đại diện, chiến sĩ Lực lượng vũ trang Quân khu 7.
Về phía khách mời, có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Chiên, Phó Vụ trưởng Vụ thể thao quần chúng – Tổng cục TDTT; TS, Nhà báo Võ Danh Hải, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Võ thuật Thế giới; Ông Trần Minh Tiến, Chủ tịch Liên đoàn Boxing Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Võ thuật QĐNDVN; Võ sư Trương Ngọc Để, Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam; Đại võ sư Lê Kim Hòa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam và ông Nguyễn Đăng Khánh, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT TP.HCM.
Thiếu tướng Bùi Hồng Quang phát biểu tại Lễ khai mạc: “Giải diễn ra trong không khí tưng bừng phấn khởi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích để kỉ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc Khánh ngày 2/9. Đồng thời, giải cũng nhằm khích lệ công tác huấn luyện về võ thuật của các cơ quan. Là cơ sở để các đơn vị rà soát, đánh giá hoạt động của các câu lạc bộ, tiếp tục phổ biến võ thuật trong toàn quân.”
Giải vô địch lần này sẽ có sự góp mặt của 29 Câu lạc bộ Võ thuật của Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Quân khu 3, Quân khu 7, Quân khu 9; Các câu lạc bộ thuộc Binh chủng đặc công, Trường sĩ quan Lục quân 1, Trường sĩ quan Lục quân 2 với tổng số 626 huấn luyện viên, vận động viên tham gia.
Giải Vô địch Võ chiến đấu tay không các Câu lạc bộ Võ thuật Toàn quân 2022 sẽ diễn ra từ ngày 2/8 đến ngày 10/8. Giải được tổ chức với mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả công tác tổ chức huấn luyện Võ chiến đấu tay không của các CLB Võ thuật toàn quân, qua đó phát hiện và tuyển chọn các VĐV có trình độ chuyên môn tốt bổ sung lực lượng cho các đội tuyển Võ thuật Quân đội tham gia các giải quốc gia, quốc tế, đồng thời thúc đẩy phong trào luyện tập võ thuật, nâng cao thể lực, sức khỏe cho bộ đội.
Xem thêm một số khoảnh khắc tại Lễ khai mạc sáng ngày 2/8
Ngay sau lễ khai mạc, các VĐV bước vào thi đấu vòng loại ở tất cả các hạng cân của nam hạ sĩ quan, chiến sĩ. CLB võ thuật Bộ CHQS tỉnh Hải Dương có ba chiến sĩ: Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Bách Tuấn và Tăng Bá Nam thi đấu lần lượt ở 3 hạng cân 54 – 57kg, 57 – 60kg và 60 – 64kg.
Theo thông báo từ BTC, Giải thi đấu đối kháng Võ chiến đấu tay không trong QĐNDVN được tổ chức theo từng hạng cân của 03 đối tượng :Nam sĩ quan (SQ), quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Thi đấu 09 hạng cân,gồm: Đến 51kg; trên 51kg đến 54kg; trên 54 đến 57kg; trên 57kg đến 60kg;trên 60kg đến 64kg; trên 64kg đến 68kg; trên 68kg đến 72kg;trên 72kg đến 76kg; trên 76kg đến 80kg.Nam hạ sĩ quan (HSQ), chiến sĩ (CS): Thi đấu 09 hạng cân, gồm: Đến 51kg; trên 51kg đến 54kg; trên 54kg đến 57kg; trên 57kg đến 60kg; trên 60kg đến 64kg; trên 64kg đến 68kg; trên 68k đến 72kg; trên 72kg đến 76kg; trên 76kg đến 80kg.Nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), công nhân và viên chức quốc phòng (CNVCQP) Thi đấu 06 hạng cân, gồm: Đến 48kg; trên 48kg đến 51kg; trên 51kg đến 54kg; trên 54kg đến 57kg; trên 57kg đến 60kg; trên 60kg đến 64kg. |
LỚP VÕ THIẾU NHI TẠI HOÀNG GIA
LỚP VÕ TỰ VỆ NGƯỜI LỚN TẠI HOÀNG GIA
Chương trình Ưu đãi hè 2019
HỆ THỐNG TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN NĂNG LỰC HOÀNG GIA
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
bài viết đọc giả quan tâm
- Ranh giới giữa sống và chết, võ thuật sẽ cứu sống bạn như thế nào? Trong khi rất nhiều người tập luyện võ thuật để thi đấu, những người khác thì tập luyện để rèn luyện sức khoẻ và cũng có những người sẽ tập...
- HỌC VÕ TẠI BÌNH THẠNH HỒ CHÍ MINH Thời gian gần đây, phụ huynh không chỉ cho con đi học những lớp như: cờ vua , âm nhạc, mỹ thuật ... để phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năn...
- Học đòn đá 540 độ trong vòng 5 phút Trong những môn võ như Taekwondo hay Capoeira được biết tới với những đòn đá đẹp mắt và vô cùng uy lực. Trong đó đáng nói nhất lá đòn đá 54...
- Võ cổ truyền Việt Nam Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt ...
- Lợi ích võ cổ truyền mang lại Trong đời sống, sự vội vã của cuộc sống làm cho con người lười vận động hoặc có vận động cũng không đạt được hiệu quả cao như mong muốn mà c...
- Lý thuyết thi lên đai Việt Y Võ Đạo Phần 1 TRÌNH ĐỘ CẤP 1 THI LÊN 2 I. THẬP ĐIỀU DI HUẤN Nhất huấn y đức làm đầu Nhị huấn võ đạo trước sau một lòng Tam huấn y ...
- LUYỆN VÕ KHI CÒN BÉ Cho con học võ hiện là sự lựa chọn của nhiều bố mẹ khi bé đang trong kỳ nghỉ hè. Từ 4 tuổi trở đi, sự phối hợp giữa các cơ khớp và độ mề...
- LỚP DẠY VÕ DÀNH CHO THIẾU NHI Ở TP.HCM Không đơn thuần chỉ là trang bị cho trẻ kỹ năng phòng vệ, tránh bị bắt nạt, võ thuật còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sự phát t...
- Một số võ đường và các thế võ nổi tiếng của Bình Định 1. Võ đường Phan Thọ Võ đường Phan Thọ do võ sư Phan Thọ làm chủ môn phái, ông sinh năm 1925, quê quán thôn 4, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn P...
Tin tức & Hoat động
- ► 2021 (5)
- ► tháng 4 (1)
- ► tháng 3 (3)
- ► tháng 1 (1)
- ► 2020 (6)
- ► tháng 10 (1)
- ► tháng 6 (2)
- ► tháng 5 (2)
- ► tháng 1 (1)
- ► 2019 (19)
- ► tháng 12 (4)
- ► tháng 11 (6)
- ► tháng 10 (4)
- ► tháng 9 (3)
- ► tháng 6 (1)
- ► tháng 4 (1)
- ► 2018 (3)
- ► tháng 5 (1)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2017 (234)
- ► tháng 12 (29)
- ► tháng 11 (30)
- ► tháng 10 (34)
- ► tháng 9 (34)
- ► tháng 8 (47)
- ► tháng 7 (36)
- ► tháng 6 (23)
- ► tháng 3 (1)
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trung tâm huấn luyện võ thuật Hoàng Gia - Hotline: 090.264.1618 - Website: www.vothuathoanggia.comBài viết
- ► 2021 (5)
- ► tháng 4 (1)
- ► tháng 3 (3)
- ► tháng 1 (1)
- ► 2020 (6)
- ► tháng 10 (1)
- ► tháng 6 (2)
- ► tháng 5 (2)
- ► tháng 1 (1)
- ► 2019 (19)
- ► tháng 12 (4)
- ► tháng 11 (6)
- ► tháng 10 (4)
- ► tháng 9 (3)
- ► tháng 6 (1)
- ► tháng 4 (1)
- ► 2018 (3)
- ► tháng 5 (1)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2017 (234)
- ► tháng 12 (29)
- ► tháng 11 (30)
- ► tháng 10 (34)
- ► tháng 9 (34)
- ► tháng 8 (47)
- ► tháng 7 (36)
- ► tháng 6 (23)
- ► tháng 3 (1)
Từ khóa » Học Võ Kungfu
-
Cách để Tự Học Võ Thuật Cổ Truyền Trung Quốc - WikiHow
-
Tự Học Võ Thuật Kungfu - YouTube
-
Xem Bậc Thầy Kungfu Luyện Võ ở Trung Quốc - YouTube
-
Kungfu - Tinh Hoa Võ Thuật Truyền Thống Trung Hoa - LEEP.APP
-
10 Môn Kung Fu Nổi Tiếng Của Trung Quốc - Võ Thuật
-
Hướng Dẫn Tự Học Kungfu Căn Bản - TaiLieu.VN
-
Môn Phái Thiếu Lâm Kungfu Việt Nam - Posts | Facebook
-
Nơi Học Võ Kungfu Tại Hà Nội | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Võ Học Và Người Học Võ Có Quan Hệ Với Nhau Như Thế Nào - Võ Karate
-
Võ Thuật Thiếu Lâm | Vietnamese Kung Fu
-
Đạo Trong Võ Học | Vietnamese Kung Fu
-
Đi Thiếu Lâm Tự Học Kungfu - Tuổi Trẻ Online
-
Khoá Học Võ Cam Kết 100% Chất Lượng đầu Ra ⭐️ Trung Tâm Dạy ...