Võ Tướng Trong Lịch Sử Việt Nam - Quansuvn

Võ tướng trong lịch sử Việt Nam

<< < (10/11) > >>

linhtapsu: Thời Nam Triều -Bắc Triều thì Trịnh Tùng có lẽ là 1 bản sao của Tào Tháo , còn Mạc Kính Điển có thể ví như Gia Cát Lượng :P :P!!

Trần Anh: Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân_Yết Kiêu 1.Vị danh tướng xuất thân từ cảnh cơ hànVề huyện Gia Lộc, cách thị trấn khoảng 3 km về phía tây, đi qua những cánh đồng lúa đang trổ bông đón gió, ta sẽ đến Đền Quát, tại Hạ Bì (vốn là một làng chài ở tả ngạn sông Đáy), nơi thờ Yết Kiêu, một danh tướng tài đức song toàn, đặc biệt là tài thuỷ chiến trời TrầnÔng tên thật là Phạm Hữu Thế(1242-1301). Quê ở làng Hạ Bì, huyện Gia Phúc (nay là thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu). Con ông Phạm Hữu Hiệu, người thôn Hạ Bì và bà Vũ Thị Duyên, người huyện Thanh Hà. Cha làm nghề chài lưới bên sông Quát, mẹ bán hàng nước ở bến đò.Cuộc sống bần hàn của một gia đình ngư dân nghèo khó và sớm mồ côi cha đã khiến Phạm Hữu Thế rất vất vả, phải chài lưới, cào hến giúp mẹ kiếm ăn ngay từ nhỏ. Cuộc sống trên sông nước đã khiến ông bơi lội rất giỏi.Sau này, trong năm tuỳ tướng tài giỏi và thân tín của Trần Hưng Đạo,có: Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô, Dã Tượng và ông.Trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông thế kỷ XIII, ông chuyên dùng tài bơi lặn của mình để xâm nhập sâu vào đội hình địch để đục thủng đánh chìm các chiến thuyền, mang lại nhiều chiến công vang dội đóng góp lớn cho các cuộc kháng chiến. Cũng bằng tài bơi lặn của mình mà ông đã nhiều lần xông pha nơi trận tiền, giữa đội hình địch để cứu nguy và bảo vệ cho chủ tướng. Chính ông đã bắt sống tên phù thủy tay sai giặc lợi hại là Nguyễn Bá Linh. .Đã có lần Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ướm hỏi về việc lại ngôi vua từ ngành thứ về cho ngành trưởng .Hưng đạo Đại vương thử hỏi:“…Khi phụ thân ta (tức Trần Liễu) sắp mất có dặn bảo ta phải lấy cho được thiên hạ, thì Người mới an lòng nhắm mắt. Nhà ngươi thấy thế nào, có nên làm thế không?..”Yết Kiêu thưa:“…Làm vậy tuy có phú quý nhất thời mà ô danh muôn thuở. Tôi muốn làm quan hầu cho Đại vương đến lúc già chết, chứ không muốn làm quan với ông vua bất trung…”Hưng đạo vương khen gợi và từ ấy rất trọng đãi... Yết Kiêu mất ngày 28 tháng chạp năm Ất Sửu (1303), hưởng thọ 61 tuổi. Khi ông mất, vua Trần cho lập đền thờ ở bờ sông Hạ Bì quê ông là đền Quát. Khu đền đã trải qua hơn 700 năm, đến thế kỷ XVII- XVIII được tôn tạo khang trang và tu sửa nhiều lần vào triều Nguyễn. Khu di tích đền Quát được xếp hạng quốc gia (28-1-1989).Hội đền Quát được tổ chức long trọng và rất lớn hàng năm vào rằm tháng giêng và rằm tháng tám.. Lễ hội có tục bơi thuyền chải nam, nữ. Yết Kiêu được tôn là ông tổ của ngành bơi lặn nước ta.Ở Hải Dương, cùng với đền Quát còn có nhiều nơi thờ phụng Yết Kiêu, nhất là những nơi ông đánh trận ngày xưa. Đặc biệt tại làng chài có tên Nam Hải, thuộc xã Kênh Giang, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cũng có một ngôi đền do nhân dân lập lên để thờ Yết Kiêu (tức Phạm Hữu Thế). Tại đây, nhân dân coi ông là người khai thiên lập địa, là vị Thành hoàng của cả xã. Vì hầu hết người dân Kênh Giang hiện nay vẫn giữ nghề sông nước, nhưng đã vươn xa hơn ra ngoài tỉnh và ra cả biển. Điều đặc biệt tại ngôi đền này còn lưu truyền được một vật vô giá, đó là chiếc mũ chiến cổ bằng đồng rất nặng của chính Yết Kiêu đội khi đi đánh trận. Lễ hội tưởng nhớ Yết Kiêu tại đây diễn ra vào 15- Giêng âm lịch hàng năm, cũng thu hút rất đông du khách thập phương tìm về tham dự.Tại lễ hội có lễ tế công chúa Nguyên triều, và phải là những cô gái chưa chồng mới được tham gia lễ rước.(đọc phần sau sẽ rõ). Thi bơi trải trong lễ hội.Về danh tướng Yết Kiêu – Phạm Hữu Thế, đời sau có thơ vịnh rằng:“Hồ Hải xông pha tỏ ý mìnhKhông nề lặn lội cứu sinh linhĐáy nước khoan thuyền bắt Bá LinhCướp vía Thoát Hoan khi đắc báoGiáp oai Hưng Đạo lúc hành binhMột mai phá giặc thành công lớnRạng vẻ trời Nam một tướng tinh”.còn tiếp....

Trần Anh: 2.Thiên tài nhuốm màu huyền thoại cùng những chiến công hiển hách Chiếc mũ đồng cổ được cho là của danh tướng Yết KiêuTương truyền, năm 15 tuổi, vào một buổi sáng tinh mơ, Phạm Hữu Thế ra sông gánh nước. Sương trắng mù mịt nổi khắp mặt sông, Phạm Hữu Thế thấy hai con trâu. một đen một trắng húc nhau chí mạng. Con trâu đen thua nhưng cuc, đánh sừng rất hiểm. Con trâu trắng phi phàm, húc khỏe nhưng ra đòn nhởn nhơ. Vốn có sức khỏe vật được trâu, Hữu Thế hạ đôi thùng gánh nước, dùng đòn ống vụt vài miếng thượng hạ,ý đuổi đánh, can ngăn. Trâu đen dính đòn chạy re, lao vào làng. Trâu trắng né đòn như người, một cú xiên rất hiểm làm trâu trắng ngã lăn và kỳ lạ thay tan thành ánh nắng mờ ảo rồi biến mất. Chỗ đất trâu đứng tìm thấy hai chiếc lông. Cầm lên ngắm, tự nhiên Hữu Thế thấy máu bừng lên mặt. Ông chạy ra ao, lao xuống nước, nước rẽ đôi, lên bờ thấy lông không ướt, có lẽ nó cũng muốn tan trong nắng. Hữu Thế vội nuốt vào bụng. Từ đó thân thể cường tráng, trí lực phi thường, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng .Đêm ấy về nhà, ông kể với mẹ. Vũ Nương bảo đó là chuyện đại cát. Hai mẹ con đều mơ một giấc mơ hệt nhau. Sáng ra kể, xóm làng đều cho là lạ.Giấc mơ đó là, hai mẹ con được đón một đôi trai thanh gái lịch, họ vào nhà Vũ Nương, vách đất, nền đất biến thành lâu đài. Cái ao dào dạt sóng vỗ thành con sông dài tít tắp. Trời không trăng vẫn rực sáng. Ở gốc xoan, một con trâu trắng thừng xuyên mũi buộc chặt gốc cây. Hữu Thế dụi mắt bảo mẹ: “Đúng con trâu sáng con gặp đây”. Người con trai và cô gái bảo: “Ta là Ngưu Lang và Chức Nữ, nay dịp Ngâu chúng ta gặp nhau, không chăn trâu cho trời được, phải buộc mũi không nó đi khắp bầu trời biết đâu mà tìm”. Vũ Nương hỏi: “Chúng tôi ở đâu?”. Ngưu Lang bảo: “Lúc sáng tôi đi tìm trâu gặp con trai bà, con bà không làm hại trâu. Tôi muốn mời hai mẹ con bà lên trời chơi để trả ơn. Đây là đào tiên vườn Tây Vương Mẫu, tôi biếu bà một giỏ. Còn con trai bà sau này sẽ được lưu danh trong quốc sử vì có nhiều công lao giúp nước”. Hữu Thế tò mò hỏi: “Sông gì sáng thế?”. Người con trai bảo : “Cậu sẽ nổi danh vì sông nước mà không biết sông này ư!”. Nói rồi người con trai vỗ tay cho con sông cuộn sóng cao ngất: “Đó là sông Ngân Hà. Ta sẽ còn bảo trâu thần, cày thần xuống giúp đất Bàng Hà sau vài bốn trăm năm nữa”. Chợt trên sông Ngân rợp tiếng quạ kêu. Chúng vừa bay đầy trời vừa đan kết thành cây cầu Ô Thước. Ngưu Lang nhẹ nhàng bảo Chức Nữ: “Thôi ta về”. Cô gái mỉm cười đi theo, đằng sau là con trâu trắng. Thế là tan giấc mộng. Sự lạ lùng ấy ứng với bức hoành phi trong đền Quát “Thiên cổ dị nhân” (từ trước tới nay mới có người lạ thường như vậy). Thực ra, đây là một cách lý giải tài bơi lội của Phạm Hữu Thế để làm tăng thêm tính phi thường của viên tướng xứ Đông này, khẳng định tài bơi lội của ông như do thần linh mang lại.Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần hai và lần ba, Phạm Hữu Thế với tài bơi lội “nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ” (đi dưới nước ung dung, tự tại như trên đất bằng) đã lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân. Ông đã được nhân dân và vua quan nhà Trần gọi là Yết Kiêu.Giữ thuyền ở Bến Tân:Trong một trận đánh ở Nội Bàng (Chũ, Bắc Giang), Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân (trên sông Lục Nam), Dã Tượng đi theo Hưng Đạo Vương.Quân giặc thế đang hăng, áp đảo, giết và bắt sống được nhiều tù binh quân Việt, khi quân Việt thua chạy, thủy quân bị tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:- Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền.Hưng Đạo Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó.Một mình ông cắm thuyền ở lại, chờ đón kỳ được Trần Hưng Đạo và Dã Tượng Trần Hưng Đạo thấy thế thốt lên:- Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi.Nói xong chèo thuyền đi, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp. Hưng Đạo Vương rút về Vạn Kiếp, chia quân đón giữ ở Bắc Giang. Ý Trần Hưng Đạo muốn nói: người tướng tài giỏi, nổi tiếng phần lớn cũng là nhờ những người chung quanh mình ra sức làm việc, phò tá, nếu chỉ có một cá nhân mình thì không sao có thể làm nên sự nghiệp lớnNhiệm vụ của Yết Kiêu là tìm cách đục thuyền của giặc trong đêm. Khi màn đêm buông xuống, Yết Kiêu tìm cách vượt qua hàng lính bảo vệ thuyền giặc rồi nhẹ nhàng đục thuyền giặc. Mỗi thuyền phải đục khoảng trên 20 lỗ, đục được lỗ nào lại phải dùng giẻ đã cuộn tròn và buộc dây đút lút lại. Những cuộn giẻ ấy đều được buộc lại với nhau bằng một sợi dây. Một đêm, Yết Kiêu đục được khoảng 30 thuyền giặc. Đến gần sáng khi đã đục đủ số thuyền đã định, Yết Kiêu liền kéo dây khiến những nút giẻ trôi ra khỏi thuyền, khiến hàng chục thuyền giặc bị đắm. Hoàn thành nhiệm vụ, ông lại nhẹ nhàng bơi về địa điểm an toàn.Chuyện đánh giặc của Yết Kiêu được dân làng Lôi Động kể rất nhiều. Người người còn nhớ mãi chuyện ông dùng tài lặn đánh đắm thuyền giặc, bị bắt còn lừa được giặc nhảy xuống sông thoát….Lần ấy, ông có nhiệm vụ khóa đuôi một cuộc hành quân đường thủy. Thuyền lương đi chậm quá, ngoặt sang khúc sông khác thì thuyền địch đến. Những tên giặc Nguyên mình trần đầu trọc, thấy thuyền Yết Kiêu chỉ có một mình ông, chúng hò nhau đuổi hòng bắt sống ông.Chúng hí hố reo mừng, cá tươi, thịt béo, rượu nồng ngả ra kín đặc quanh Yết Kiêu. Bất ngờ, ông xuống tấn khiến thuyền lật úp. Quân Nguyên chờ mài không thấy ông nổi lên, rà đáy sông, buông lưới vẫn không thấy gì. Về đến quân doanh nhà Trần, ông mới tươi cười kể: Lúc đó có con cá chép cực lớn lượn qua, ông đã leo lên mình cá, bơi nhanh thoát ra khỏi vòng vây. Từ khi có hai chiếc lông trâu của Ngưu Lang, Yết Kiêu có tài bầu bạn với cá nước như với người.Ở quê Hạ Bì, dân làng đã làm con cá chép bằng gỗ quý, mình dài 1m20, giữa thân đường kính 28cm, đục rỗng. Vây, vẩy được cách điệu bằng các hoa văn trang trí sinh động. Đầu cá to, râu dài vắt hai bên mép, miệng há to vểnh lên trông rất ngộ nghĩnh và độc đáo. Có lần, Yết Kiêu bị vây bắt ở bãi sông. Ông núp mình dưới những bụi cây mọc lúp xúp và tránh sự lùng sục gay gắt của giặc. Chúng dùng kiếm đâm vào bụi cây, trúng đùi Yết Kiêu. Yết Kiêu cắn răng chịu đựng, khi kẻ thù rút kiếm ra, ông cố gắng chịu đau và dùng tay lau vết máu dính trên lưỡi kiếm để kẻ thù không phát hiện thấy mình.Còn tiếp...

Trần Anh: 3.Tướng quân Yết Kiêu và công chúa nhà NguyênÍt ai biết ngoài tài năng bơi lội và chiến đấu dưới nước từng gây kinh hoàng cho quân Nguyên Mông, danh tướng Yết Kiêu còn rất đào hoa khi đã chiếm được trái tim của cô công chúa triều Nguyên kiêu sa.Mỹ nhân kế dụ tướng tàiChuyện kể rằng, sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ 3 (năm 1288), đất nước được thái bình. Người người ra sức cấy cày bù đắp lại những mất mát do chiến tranh gây ra. Lúc đó lúa gạo nhiều đến nỗi mỗi khi ai đó đi đường xa không phải mang theo lương thực, chẳng may lỡ bữa có thể vào nhà lạ xin cơm. Chẳng những mời một bữa cơm, người dân còn cơm đùm, cơm nắm cho khách mang theo phòng khi lỡ bữa. Nhưng lúc đó, quân Mông Cổ là nỗi kinh hoàng của các dân tộc Á – Âu, lại thua nước Nam tới 3 lần khiến vua Nguyên mất mặt và nhăm nhe ý định phục thù. Nhận thấy điều đó, vua Trần một mặt cử tướng đem quân giữ nơi xung yếu, một mặt phái một đoàn sứ bộ sang sứ cống Nguyên triều.Bảng nhãn Lê Đỗ được cử đi sứ, mong nối lại hoà khí với nước mạnh hơn mình mà mang lại hoà bình cho nhân dân đất Việt. Yết Kiêu vốn là võ tướng thuỷ quân được cử làm tướng hộ vệ Lê Đỗ.Biết Yết Kiêu là tướng giỏi thủy chiến, vua Nguyên muốn chiêu dụ ông về dưới trướng nên sai người lén đem vàng bạc và hứa phong chức cao nhưng ông một mực từ chối. Một viên quan tâu vua nên dùng kế mỹ nhân bởi “xưa nay chưa ai có thể qua ải mỹ nhân”. Vua Nguyên nghe cũng hợp lí nhưng biết chọn ai xứng đáng? Chọn người đẹp trong dân thì không xứng đáng, con các quan thì không ai chịu đem gả cho sứ thần Đại Việt, vua Nguyên đành đem công chúa út là Ngọc Loan thực hiện kế mỹ nhân.Theo truyền thuyết kể lại, Ngọc Loan vừa tuổi mươi sáu thuộc dạng sắc nước nghiêng thành, lại đàn hát hay, đoan trang lễ phép nên được vua rất cưng chiều. Khi nghe cha nói sẽ gả cho một viên tỳ tướng Nam triều và giao nhiệm vụ cho nàng là “phải giữ bằng được ông ấy ở lại đây”, nàng có ý không bằng long nhưng cũng không dám cãi đành vâng lời cha.Lần đầu tiên gặp Yết Kiêu, Ngọc Loan thấy ông là một dũng tướng, râu hùm, hàm én, đôi tay lực lưỡng, giọng nói sang sang vang xa. Đặc biệt khi trò chuyện với ông, nàng cảm nhận ông là một người rất dễ gần nên đem long yêu mến. Hàng ngày nàng đều tìm cớ để được vào gặp ông, khi thì mang đặc sản của phương Bắc mời ông thưởng thức, khi thì mời ông đi ngắm đất kinh kỳ.Rồi tình yêu của Ngọc Loan với Yết Kiêu đến lúc nào cũng không biết nữa, chỉ biết rằng lúc nào nàng cũng nhớ đến Yết Kiêu. Thấy hai người thường đi chơi, trò chuyện với nhau vua Nguyên mừng lắm vì kế hoạch của ông xem như thành công một nửa. Tuy nhiên, Yết Kiêu chỉ coi Ngọc Loan là bạn, với ông nhiệm vụ mà vua Trần giao phó mới là quan trọng nhất, lúc nào ông cũng đặt chữ “Trung” lên hàng đầu.Thời gian đi sứ đã hết, vua Nguyên đã tổ chức tiệc rất thịnh soạn tiễn đưa Sứ đoàn trở về Đại Việt. Trong bữa tiệc, vua Nguyên tỏ ý gả công chúa Ngọc Loan cho Yết Kiêu. Trầm ngâm một lát, ông quỳ xuống tâu “Cảm ơn đức vua đã cho thần có được diễm phúc ấy. Nhưng nước có phép vua, thần lại là tôi tớ của vua Trầnnên phải tuân theo lệnh vua. Thần xin phép về xin ý kiến của vua Trần, nếu được đồng ý thần sẽ qua làm lễ với công chúa”.Vua Nguyên nghe nói thấy cũng có lí nên không giữ nữa mà đồng ý cho ông trở về báo cáo với vua Trần. Ngọc Loan nghe thế quỳ xuống xin cha cho nàng được theo đoàn trở về Đại Việt. Yết Kiêu khuyên nàng “Tục nước tôi không cho phép con gái theo về nhà chồng mà chưa có mối, chưa có lễ vật, nàng lại là công chúa cành vàng lá ngọc càng phải giữ thanh danh, thể diện. Nàng cứ ở lại chờ tôi một thời gian để tôi nói với cha mẹ mang lễ vật tới”, nàng đành chấp nhận ở lại.Một mối tình si của nàng công chúa, cảm đông cả đất trờiHơn 2 năm sau khi Yết Kiêu về nước mà vẫn không thấy ông trở lại, Ngọc Loan long nóng như lửa đốt, nàng thường ra lầu cao ngóng về phương nam. Mỗi khi có đoàn sứ thần của Đại Việt đến, nàng chứa chan niềm tin nhưng mỗi lần hy vọng là mỗi lần thất vọng bổi không đoàn nào mang theo tin tốt lành cho nàng.Suốt một thời gian dài nàng sống trong khắc khoải, chờ đợi, ruột gan héo mòn, nàng không ăn, không uống, suốt ngày chỉ ngồi trong phòng vẽ hình Yết Kiêu rồi treo ở những chỗ trang trọng. Nàng còn tự tay thêu đôi uyên ương để tặng nếu chàng quay lại nhưng mọi hy vọng của nàng trở nên vô vọng. Kết thúc buồn cho tình yêu của công chúa Ngọc Loan _Ảnh mang tính minh họaCuối cùng nàng xin vua cha cho phép sang Đại Việt tìm gặp Yết kiêu, vua Nguyên một mực ngăn cản nhưng nàng quyết ý và bảo sẽ tự vẫn nếu cha không đồng ý. Không còn cách nào khác, vua đành chuẩn y và cử 9 nàng hầu, hai hoạn quan và một số quân lính đi theo bảo vệ nàng.Từ kinh đô, đoàn người bắt đầu cuộc hành trình về phương nam xa xôi. Cứ thế, đoàn người ngày đi đêm nghỉ, sau hơn 2 tháng cũng tới được biên giới Việt Trung (đoạn thuộc Móng Cái – Quảng Ninh bây giờ). Nàng cho quân dò la tin tức và biết được Yết Kiêu đã mất, nàng vô cùng đau đớn, mặc đồ tang lập đàn tế cầu siêu suốt 7 ngày đêm. Nàng sai lính đẵn gỗ vàng tâm, triệu thợ điêu khắc giỏi tạc tượng mình và viết bức huyết tâm thư thổ lộ tình cảm của mình với Yết Kiêu. Xong xuôi, nàng sai thầy phù thủy yểm vào tâm tượng và đặt bức tượng mình vào than một khúc gỗ đã đục rỗng thả xuống sông cho trôi về Đại Việt. Rồi nàng khấn: “Cho dù chẳng được kết duyên cùng chàng ở chốn trần gian cũng nguyện hội duyên với chàng nơi thiên đường”. Nói xong, nàng quay mặt nhìn về phương Bắc, cởi hài và gieo mình xuống dòng song chảy siết quyên sinh, thấy vậy 9 nàng hầu và 2 thái giám cũng nhảy xuống sông theo chủ.Người dân khu vực biên giới kể lại rằng: “Suốt mấy ngày trời trên đỉnh núi thấy khói hương nghi ngút, lại thấy một người con gái đầu tóc rũ rượi nên chẳng ai dám bén mảng đến”. Nhân dân Hạ Bì nhận được tin vô cùng xúc động đã tạc tượng nàng cùng đoàn tùy tùng và tổ chức lễ rước đưa nàng về đền thờ cùng với Yết Kiêu ở Hạ Bì.Trong ngày lễ hội 15/1 âm lịch, dân làng rước tượng Yết Kiêu đặt bên cạnh tượng công chúa. Hiện trong đền còn tượng và di vật minh chứng cho tình yêu thủy chung của công chúa Ngọc Loan và Yết Kiêu.

menthuong: Thế mà các nhà làm phim nước ta chả dựng được bộ phim nào về danh tướng "Thủy tổ của Đặc công nước" Việt Nam này. Bột có rồi, sao không ai ra tay gột nên hồ nhẩy?

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page

Từ khóa » Dã Tượng Tên Thật Là Gì