Võ Vovinam Có Mấy đai? Ý Nghĩa Các Màu đai Vovinam

Vovinam là một môn võ có quy mô lớn nhất tại Việt Nam tên gọi Quốc tế của một môn võ thuật đang được kế thừa từ những tong phái truyền thống của nền võ thuật nhân loại. Môn sinh của Vovinam sẽ có đai màu sắc riêng, vậy ý nghĩa các màu đai Vovinam là gì?.

Nội dung tóm tắt

Ý nghĩa các màu đai Vovinam

Người học võ thuật Vovinam đều cần phải ghi nhớ ý nghĩa các màu đai. Vovinam chỉ sử dụng 4 màu đai duy nhất, không giống với những môn võ thuật khác ở nước ta. Người sáng lập ra môn phái Vovinam là do võ sư Nguyễn Lộc nội dung, nó gồm võ thuật và võ đạo.Võ sư Nguyễn Lộc đã được kế thừa từ những tong phái truyền thống sau đó phát huy các tinh hoa của nền võ thuật nhân loại, đây là môn võ của Việt Nam cần được kế thừa và phát huy.

Võ thuật Vovinam phát triển mạnh ở hơn 70 Quốc gia trên thế giới với hơn 2 triệu võ sinh như Úc, Ấn độ, Hà Lan, Thủy Điện, Iran, Tây Ban Nha… các học viên được luyện tập những đòn như mã tấu, đao, kiếm, không vũ ghí như cùi chỏ, gối, chân rồi đến có vũ khí phản đòn.

Nguyên lý của môn võ thuật Vovinam là cương nhu phối triển, mỗi môn sinh của Vovinam cần phải ghi nhớ ý nghĩa các màu đai. Mỗi màu đai cũng được chia làm nhiều cấp khác nhau không giống như những môn võ thuật khác ở nước ta.

moi-mau-dai-khac-nhau-lai-mang-mot-y-nghia-khac-nhau

Mỗi màu đai khác nhau lại mang một ý nghĩa khác nhau

4 màu đai của võ Vovinam chính là màu xanh, màu đỏ, màu vàng và màu trắng, mỗi màu lại mang 1 ý nghĩa khác nhau.

Ý nghĩa các màu đai Vovinam

  • Màu xanh (lam đai): đây là màu tượng trưng cho sự hy vọng, đối với những người học võ đạo thì chính là tiến sâu hơn vào giới võ thuật và tu dưỡng tinh thần đạo đức của võ đạo.
  • Màu vàng (hoàng đai): là màu tượng trưng cho vương đạo của các nước Á Đông. Ý nghĩa màu vàng chính của màu sắc này chính là tinh thần võ đạo thấm nhuần vào trong da thịt, tâm hồn của môn sinh. Vàng biểu thị cho màu đất, ý nghĩa võ thuật trở thành bản thể vững chắc của người môn sinh Việt Võ Đạo. Danh xưng: Huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn, tương đương đẳng cấp quốc tế: Huyền đai đệ tứ đẳng.
  • Màu đỏ (hồng đai): là màu sắc tượng trưng cho máu là tinh thần võ đạo và võ thuật đã ngấm vào trong máu huyết, màu của một ngọn lửa đang cháy hào hùng.
  • Màu trắng (bạch đai): Trắng biểu thị màu tinh khiết, chân tịnh, ý nghĩa của màu sắc này chính là màu sắc tượng trưng cho xương cốt con người thấm nhuần được những tinh hoa võ thuật võ đạo đã đạt đến cao độ siêu vô hạn của tượng trưng cho tinh hoa môn phái. Ðây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư chưởng môn môn phái.

Đai Vovinam với ý nghĩa võ thuật là biểu trưng không thể thiếu đối với bất kỳ môn võ nào. Võ phục Vovinam và đai thắt chính là biểu tượng cho cấp, đẳng của môn sinh.

Những kiến thức cần biết về Vovinam

Nguồn gốc xuất xứ của Vovinam

Môn Việt võ đạo Việt Nam được ra đời dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Lộc năm 1936. Vovinam mang đậm chất truyền thống lẫn hiện đại nhờ sự giao thoa với các bộ môn như judo, Karatedo,Taekwondo

Các bài quyền trong Vovinam

Học võ có những động tác cụ thể kết hợp động tác này với động tác khác trong những tình huống khác nhau. Theo thứ tự học, từ làm quen, ghi nhớ và luyện liên tục để thành thạo, Vovinam có các đòn tay không sau:

  1. Khởi quyền
  2. Nhập môn quyền
  3. Thập tự quyền
  4. Nhu khí công quyền 1
  5. Long hổ quyền
  6. Tứ trụ quyền
  7. Ngũ môn quyền
  8. Viên phương quyền
  9. Nhu khi công quyền số 2
  10. Thập thế bát thức quyền
  11. Lão mai quyền (võ khỉ già)
  12. Việt võ đạo quyền
  13. Xà quyền (võ rắn)
  14. Ngọc trản quyền
  15. Hạc quyền (võ hạc)

Các đòn với vũ khí bao gồm:

  1. Song dao pháp (dao găm)
  2. Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp (kiếm)
  3. Tiên long song kiếm (kiếm)
  4. Việt điểu kiếm pháp (kiếm)
  5. Thái cực đơn đao pháp (đao)
  6. Mã tấu pháp (mã tấu)
  7. Bát quái song đao (đao)
  8. Mộc bản pháp (thước gỗ)
  9. Tứ tượng côn pháp (gậy dài)
  10. Nhật nguyệt đại đao pháp (đại đao)
  11. Thương lê pháp (súng gắn lưỡi lê)

Vovinam là một môn võ được sáng lập và phát triển những đòn tay không, chân, gối, cùi chỏ dựa trên môn vật cổ truyền của Việt Nam và còn những tinh hoa của rất nhiều môn võ nổi tiếng khác nhau trên thế giới. Các môn sinh của môn võ Vovinam học cùng với các sử dụng rất nhiều loại vũ khí như: mã tấu, đao, kiếm quạt, côn, dao, …

Được thành lập từ năm 1936, cho đến nay Vovinam đã có 82 năm phát triển mang đến cho võ thuật Việt Nam rất nhiều trái ngọt.

Để có thể đưa môn võ thuật Vovinam này ra thế giới là cả một hành trình rất dài và khó khăn. Môn võ Vovinam được truyền bá đến khắp nơi, đến tất cả mọi người để mọi người học được những phương pháp tự vệ trong một thời gian ngắn. Vovinam chính là một sự kết hợp hoàn hảo giữa kungfu của võ thuật Trung Quốc, võ thuật Nhật Bản và Hàn Quốc cùng với võ thuật của người Việt Nam. Thế giới đã công nhận môn võ thuật Vovinam này đã được đưa vào thi đấu trông một số giải đấu liên quan đến võ thuật có cả một giải vô địch thể giới riêng.

Ngày nay Vovinam Việt Võ Đạo đã phát triển lên tầm cao mới, thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ có niềm yêu thích võ thuật.

Trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, Vovinam Việt Võ Đạo bắt đầu vươn ra quốc tế và bước sang một trang mới. Hiện nay, môn võ Vovinam Việt Võ Đạo đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Các liên đoàn Vovinam mang tầm cỡ châu lục và thế giới cũng lần lượt ra đời.

Vovinam là một môn võ thuật truyền thống kết hợp hiện đại của Việt Nam và được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Vovinam Việt Võ Đạo không nổi bật vì các đòn thế tuyệt kỹ, mà ở cái đạo của Việt Võ Đạo Sinh. võ sư Nguyễn Lộc sau thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu nhiều môn võ, ông đã sáng tạo ra một hệ thống kỹ thuật võ học mới được gọi là Vovinam nghĩa là võ Việt Nam.

Rate this post

Continue Reading

Previous: Vovinam là gì? Đặc điểm kỹ thuật của võ VovinamNext: Võ Wushu là gì? Một số đòn thế của môn võ Wushu

Từ khóa » Các Cấp đai Của Võ Vovinam