Voi Ma Mút Tuyệt Chủng Như Thế Nào - Bách Khoa Tri Thức

Voi ma mút tuyệt chủng như thế nàoVoi ma mút tuyệt chủng như thế nào. Bách Khoa Tri Thức

Hình minh họa: Voi ma mút tuyệt chủng như thế nào. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)

Voi ma mút tuyệt chủng như thế nào

Tháng 6 - 1977, tại một ngôi làng vùng núi hẻo lánh gần sông Kolyma phía Đông Bắc Sebiria - Liên Xô cũ, một người thăm dò mỏ đang điều khiển máy ủi đất ủi phần bùn đất trên tầng đất đóng băng để tìm vàng. Anh ta ngồi trong phòng điều khiển điều khiển máy móc một cách mệt mỏi nhưng mắt thì mở rất to, nhìn chằm chằm vào lớp đất mà anh ta vừa ủi lên, hi vọng có thể nhìn thấy ánh sáng lấp lánh của vàng. Bỗng nhiên anh ta nhìn thấy trong lớp đất đóng băng dưới lớp bùn đất xuất hiện một thứ kì lạ màu đen, đó là cái gì vậy? Do lớp băng cứng hơn cả đá nên dùng xẻng hay cuốc sắt đều không có tác dụng. Thế là anh ta đào một con rạch nhỏ dẫn nước đến làm tan lớp băng. Sau khi lớp băng tan hết, trước mắt anh ta xuất hiện một con vật giống với loài voi. Một con voi ma mút nhỏ, toàn thân phủ một bộ lông dài. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử phát hiện được di thể một con voi ma mút hoàn chỉnh như vậy. Người phát hiện bèn đặt tên cho con voi ma mút này là Dima. Thế là tin tức không ngừng lan đi, Dima được giao cho viện Khoa Học Liên Xô cũ. Đầu tiên nó được chuyển đến một kho lạnh đặc biệt, sau đó được đem đến viện nghiên cứu động vật Leningradskaja cho các chuyên gia tiến hành nghiên cứu.

Dima là một con voi đực nhỏ, chết sau khi sinh được 6 tháng, nguyên nhân cái chết là do chân của nó có hai vết thương gây ra nhiễm trùng máu. Chú voi này dài khoảng 1.14 m, cao hơn 1m và nặng khoảng 63 kg. Toàn thân nó được bao phủ bởi một bộ lông dài có màu nâu hạt dẻ, tai không to, vòi dài khoảng 55 cm trên vòi có hai chi phụ được gọi là “ngón tay”, rất giống với miêu tả trên các bức tranh được vẽ trên tường từ thời kì đồ đá tại Pháp và Tây Ban Nha.

Voi ma mút Dima

Theo phân tích của các nhà khoa học, trước khi bị thương, Dima rất khỏe. Tuy nhiên, trước khi chết mấy tiếng đống hồ, nó đã không thể ăn được. Con voi ma mút này đi cùng với một đàn động vật họ voi. Vì tìm kiếm thức ăn nên mới di chuyển đến vùng thảo nguyên gần Bắc cực ở Siberia, ở gần nó còn có ngựa, sơn dương và bò rừng. Sau khi chết, vì lở đất nên con voi này mới bị chôn vùi trong lớp đất bùn ở đây. Các chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên ở chỗ, trước đây, mọi người luôn cho rằng chỉ có ở miến Nam Siberia mới xảy ra lở đất do các dòng sông băng tan chảy tạo ra nhưng cho đến nay chúng ta cũng phải thừa nhận rằng ở phía Bắc cũng xảy ra sạt lở đất.

Tuy nhiên, tại sao Dima có thể bảo tồn được cơ thể hoàn hảo như ban đầu dưới môi trường khắc nghiệt của lớp đất đổ nát? Các chuyên gia cho rằng từ lúc Dima bị thương cho đến lúc chết xảy ra trong vòng vài ngày. Nhưng tại sao không có bất cứ loài động vật ăn thịt nào đến “dọn dẹp” xác con voi? Hơn nữa vào lúc đó là mùa xuân hoặc mùa hè, thời tiết tương đối ấm áp, băng đang tan chảy, nước sông cũng đang lan tràn mọi nơi, tại sao di thể của con voi ma mút con này lại không hề bị phân hủy. Cho dù nó bị chôn vùi trong lớp đất và mùa lạnh đến ngay lập tức nhưng muốn đóng băng lâu dài thì cần ít nhất vài tuần hoặc thậm chí là một tháng. Tại sao Dima có thể giữ lại cơ thể nguyên vẹn của mình? Đầy thật sự là một kì tích.

Nhiều năm trở lại đây, con người đã phát hiện rất nhiều xương và ngà voi ma mút ở Siberia. Chỉ tính từ năm 1660 đến năm 1915, trong khoảng 250 năm, chúng ta đã phát hiện được hơn 50 nghìn chiếc ngà voi ma mút. Đồng thời càng đi về phía Bắc xương voi ma mút tìm được càng nhiều, nhiều nhất phải kể đến quần đảo New Siberia. Thậm chí có những khu vực tìm được xương voi ma mút với số lượng cực lớn có thể xếp thành núi.

Xác voi ma mút tìm thấy trong bàng

Trong các loài động vật họ voi thì voi ma mút là loài to lớn nhất. Chúng cao khoảng trên 4 m và được mệnh danh là “vua của vùng băng giá”. Dấu chân của voi ma mút trải khắp một vùng rộng lớn từ Bắc Mỹ đến Châu Âu. Trước kia người ta thường cho rằng voi ma mút là động vật chỉ sống ở những khu vực gần Bắc cực nhưng trên thực tế lại không phải như vậy. Chúng có lông dài che phủ toàn thân nhưng không thể thích ứng với điều kiện khí hậu ở vùng Bắc cực. Da của chúng rất dày nhưng lại không quyết định được phạm vi sinh tồn của chúng vì lông và da của loài hồ ở khu vực nhiệt đới cũng dày. Lớp mỡ dưới da voi ma mút dày khoảng 8 cm, nếu giải thích rằng phần lớn lớp mỡ dưới da chúng dùng để chống lạnh, thì không bằng việc nói rằng chúng có nguồn lương thực đầy đủ, như vậy có vẻ hợp lý hơn. Có một số phân tích có thể chứng minh một cách thuyết phục rằng loài voi ma mút không thích ứng được với khí hậu vùng Bắc cực vì trên da của voi ma mút không có tuyến mỡ, mà các loài động vật sinh sống ở những khu vực lạnh trên da nhất định phải có tuyến mỡ có thể tiết ra mỡ để chống lạnh, có tác dụng thuận tiện bảo vệ lớp lông luôn được mượt mà không bị khô. Nếu không thì không khí lạnh giá sẽ hấp thụ hết nước trên lớp biểu bì của các con vật, đồng thời khiến cho các tế bào nhanh chóng mất nước cuối cùng dẫn đến cái chết.

Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh phần lớn khu vực trong vùng Bắc cực từ rất xa xưa khí hậu rất ấm áp, ẩm ướt, là nơi rất thích hợp cho loài voi ma mút sinh sống. Vậy thì tại sao loài voi ma mút lại bị tuyệt chủng chỉ trong một thời gian ngắn như vậy hoặc bị đóng băng giống như Dima? Các nhà khoa học đang từng bước nghiên cứu tìm ra đáp án khoa học. Bởi vì tình trạng này nếu xảy ra một lần nữa thì sẽ là một thảm họa đối với loài người.

Một số nhà khoa học chỉ ra nguyên nhân khiến những loài động vật ở khu vực ôn đới tuyệt chủng có thể là do sự chuyển động bất chợt của hai địa cực.

°Chuyển động của địa cực” chính là chuyển động của hai cực Trái Đất. Một khi địa cực xảy ra chuyển động thì khu vực hàn đới ban đầu có thể trở nên nóng, khu vực nhiệt đới sẽ trở thành vùng băng tuyết.

Khoa học hiện nay đã chứng minh rằng các địa cực đang di chuyển với tốc độ chậm chạp 10 cm mỗi năm. Điều này có nghĩa rằng 100 triệu năm sau các cực sẽ di chuyển 10.000 km, mà 10.000 km cũng đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa địa cực và xích đạo là ngắn nhất. Đến lúc đó địa cực sẽ di chuyển từ vị trí hiện nay đến xích đạo. Đương nhiên chúng ta không hề cảm thấy cấp bách, lo lắng đối với thảm họa “trời long đất lở” mà 100 triệu năm nữa mới xảy ra, nhưng một vài nhà khoa học dựa vào rất nhiều bằng chứng có thực đã chứng minh tiến trình di chuyển chậm chạm này của địa cực rất có khả năng sẽ hoàn thành trong vài ngày, vài giờ, thậm chí là trong một thời gian ngắn hơn nữa. Từ đó làm cho khí hậu ôn đới chuyển thành hàn đới khiến cho phần lớn các loài động vật không thể thích ứng được mà tuyệt chủng.

Có khả năng di chuyển một cách nhanh chóng chính là Nam cực. Lớp băng rộng lớn trên bề mặt Nam cực phát ra những ánh sáng lạnh màu xanh dưới ánh sáng mặt trời. Băng giá che phủ bể mặt Nam cực trên một diện tích khoảng 15 triệu km2 gấp 3 lần diện tích nước Mỹ, chiếm 3% diện tích bề mặt Trái Đất. Trung bình lớp băng dày khoảng 2000 m, dày đến mức khiến cho người ta không tin được, nơi dày nhất có thể đạt đến trên 5000 m. Trọng lượng của băng là một con số khổng lồ, sau con số 19 là 15 con số “0”, đơn vị trọng lượng là tấn. Theo tính toán của các nhà khoa học, 90% nước ngọt trên toàn Trái Đất được cất giữ trong lớp băng ở Nam cực. Vì vậy, nếu lớp băng này cùng lúc tan chảy và hòa vào các đại dương thì nước lũ sẽ tràn ngập tất cả các lục địa, đó sẽ là một thảm họa lớn chưa từng có.

Điều khiến các nhà khoa học lo lắng là lớp băng Nam cực đang không ngừng dày lên, có một ngày sẽ làm cho Trái Đất mất đi cân bằng mà bị lật giống như một chiếc thuyền lớn chở quá sức. Do Trái Đất là một hình elip có xích đạo nổi lên; vì vậy sự vận động tự quay quanh bản thân nó rất ổn định nhưng một khi độ dày lớp băng Nam cực tăng lên mức trung bình từ 3000-5000 m thì chuyển động tự quay quanh mình của Trái Đất sẽ không duy trì được sự cân bằng nữa. Nếu xuất hiện một thiên thể nào đó can thiệp vào sự vận động này của Trái Đất thì Trái Đất sẽ bị lật giống như chiếc thuyền trên. Lúc đó cực Nam sẻ di chuyển đến vị trí của đường xích đạo và một khu vực nào đó trên đường xích đạo sẽ biến thành Nam cực. Đến lúc đó, lớp băng tan chảy sẽ làm cho mực nước biển dâng cao thêm 60 m.

Tuy nhiên lượng nước của Nam cực rất nhỏ, mỗi năm chỉ có 30 cm và đều là tuyết. Trong địa lý học và khí tượng học, các nhà khoa học đã coi Nam cực như sa mạc. Đương nhiên cho dù lượng nước này là rất nhỏ những mỗi năm nó cũng làm cho trọng lượng lớp băng Nam cực tăng thêm 20 tỷ tấn. Trọng lượng của lớp băng Nam cực tích tụ đến một mức độ nào đó có xảy ra sự di chuyển của địa cực không? Có người cho rằng có, có người lại nói là không. Tuy nhiên, chỉ cẩn có khả năng xảy ra chúng ta cũng cần phải áp dụng các biện pháp. Vì vậy có nhà khoa học đã đề nghị sử dụng năng lượng nguyên tử mà con người có được để làm tan chảy dần dần lớp băng Nam cực, không để cho chúng tích tụ thêm nữa. Sau đó, đào một con kênh lớn nối thông từ bên trong lục địa Nam cực ra đại dương làm cho lượng nước bị tan chảy chảy vào đại dương. Tuy nhiên phương pháp này nói ra thì dễ nhưng làm được nó thì rất khó. Nếu tất cả các quốc gia không đoàn kết liên hợp lại thì một quốc gia đơn lẻ không thể nào làm được việc này.

Nếu nói rằng trong lịch sử Trái Đất thực sự xảy ra sự dịch chuyển của địa cực khiến các loài động vật tuyệt chủng với số lượng lớn thì ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với một câu hỏi khó là lần dịch chuyển tiếp theo sẽ xảy ra vào khi nào? Đây vẫn là một câu đố của tự nhiên mà cho đến nay con người vẫn không có cách nào giải đáp được. Chúng ta tin rằng cùng với những nhận biết ngày càng sâu sắc của con người về vận động của Trái Đất và sự khống chế của con người với vùng băng tuyết Nam cực, nhất định chúng ta sẽ có biện pháp chống lại thảm họa này.

Từ Khóa:

Voi ma mút tuyệt chủng như thế nào || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới

Từ khóa » Cách Vẽ Con Voi Ma Mút