Vội Vàng - Xuân Diệu - Ngữ Văn 11 - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 11 Tuần 21 Ngữ Văn 11 Vội vàng - Xuân Diệu - Ngữ văn 11 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 160 FAQ

Nội dung bài học Vội vàng của Xuân Diệu sẽ giúp các em cảm nhận Vội vànglời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuống nhiệt. Để hiểu và cảm nhận sâu sắc về lời giục giã ấy, học 247 mời các em tham khảo bài giảng dưới đây.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Xuân Diệu

b. Tác phẩm "vội vàng"

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Phần 1: Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế

b. Phần 2: Quan niệm mới mẻ của nhà thơ về thời gian – tình yêu – tuổi trẻ

c. Phần 3: Lời kêu gọi sống vội vàng, giục giã, cuống quýt

3. Bài tập minh họa

4. Soạn bài Vội vàng

5. Hỏi đáp về bài Vội vàng - Xuân Diệu

6. Một số bài văn mẫu về Vội vàng - Xuân Diệu

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Xuân Diệu (1916 -1985)

  • Tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Xuất thân gia đình nhà Nho song bản thân là trí thức Tây học.
  • Quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định song ông lại lớn lên ở Quy Nhơn.
  • Là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh)
  • Thơ của Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới đồng thời mang đậm bản sắc riêng:
    • Cái tôi tích cực, mãnh liệt, bám riết lấy trần gian, thèm yêu, khát sống.
    • Cái tôi khao khát tận hưởng tận hiến
    • Giọng điệu sôi nổi, bồng bột vồ vập, cuống quít

⇒ Là nhà thơ luôn khát khao giao cảm với đời.

  • Cái nhìn của Xuân Diệu là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình
  • Thơ Xuân Diệu tiêu biểu cho tinh thần lãng mạn. Mỗi tiếng thơ như một cơn lũ cảm xúc tuôn chảy ào ạt; cấu từ chặt chẽ; quan niệm tuổi trẻ, tình yêu,... được triển khai một cách hệ thống.
  • Xuân Diệu là nhà thơ đa tài, sự nghiệp sáng tác của ông phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau: sáng tác thơ, viết văn xuôi, viết nghiên cứu – phê bình văn học… song thơ ca chính là cây cầu linh diệu nhất nối nhịp trái tim thi sĩ với cuộc đời.

b. Tác phẩm "vội vàng"

  • Xuất xứ
    • Vội vàng trích từ tập “Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay của Xuân Diệu. Đó là tiếng thơ dạt dào của một tâm hồn trẻ tuổi lúc nào cũng dào dạt, thèm yêu, khát sống, say đắm cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian.
    • Tập thơ bộc lộ quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu; hình thức hấp dẫn với nhiều cách tân táo bạo, mới lạ, nhuần nhị.
  • Bố cục
    • Phần 1 (13 câu đầu): tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.
    • Phần 2 (từ câu 14 đến hết câu 30): quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.
    • Phần 3 (còn lại): Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt.

⇒ Bố cục thể hiện tính chất luận lý của bài thơ.

  • Nhan đề
    • Vội vàng là thi phẩm kết tinh được nhiều bình diện phẩm chất thơ Xuân Diệu. Nhan đề bài thơ vừa chứa đựng một tâm thế sống, triết lí sống.
    • Tâm thế được giãi bày thành hình tượng cái tôi, thành giọng thơ, hơi thơ và thành mạch cảm xúc và hình ảnh thiên nhiên, đời sống hấp dẫn.
    • Triết lí được triển khai thành mạch lí luận với một hình thức logic nội tại khá chặt chẽ.

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Phần 1: Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế

* Bốn câu đầu: khát vọng lạ lùng của thi nhân

  • Bốn câu đầu diễn tả khát vọng lạ lùng của thi nhân:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

  • Nhà thơ muốn đoạt quyền tạo hóa “tắt nắng”, “buộc gió” để làm ngưng đọng vẻ đẹp của tự nhiên “màu đừng nhạt”, “hương đừng bay”. Điệp từ “tôi” kết hợp động từ tính thái thể hiện những cảm xúc nồng nàn mãnh liệt của thi nhân.

* Chín câu tiếp theo: bức tranh thiên nhiên mùa xuân nồng nàn, tươi mới, tràn đầy sức sống

  • Thi nhân muốn làm ngưng đọng vẻ đẹp của tự nhiên bởi, bức tranh đẹp quá, vườn xuân mơn mởn – bữa tiệc trần gian. Xuân Diệu làm sống dậy nét quyến rũ, điệu tình tứ, vẻ kì thú của thiên nhiên bằng sự quan sát mô tả tinh tế:
    • Ong bướm đang thời kì làm mật
    • Hoa của đồng nội xanh rì
    • Sự chuyển động của cành tơ phơ phất
    • Khúc hót yến anh làm say mê lòng người
    • Ánh mặt trời như phát ra từ cặp mắt của người con gái đẹp “ánh sáng chớp hàng mi”
  • Tính từ chỉ màu sắc (xanh rì), âm thanh (khúc tình si), kết hợp với các hình ảnh (hoa đồng nội, cành tơ, ong bướm) tạo nên bức tranh xuân dồi dào sinh lực. Khơi dậy vẻ tinh khôi, hấp dẫn, đầy xuân tình của cảnh.
  • Điệp từ “này đây”, được đặt ở các vị trí khác nhau diễn tả bước chân hăm hở của thi nhân. Mỗi bước chân là một sự khám phá phát hiện vẻ đẹp của mùa xuân.
  • Bức tranh xuân không phải bây giờ mới có nhưng đến bây giờ Xuân Diệu mới nhìn thấy. Bằng cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn”, Xuân Diệu lần đầu tiên ngơ ngác, vui sướng, nhìn cái gì cũng thấy say mê, đáng yêu. Cuộc sống mùa xuân bày ra trước mắt Xuân Diệu như một bữa tiệc trần gian đang mời gọi con người say mê thưởng thức.

⇒ Với Xuân Diệu, bức tranh xuân tươi đẹp không phải tìm đâu xa mà ở ngay chính trần gian à quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực (so với các nhà thơ lãng mạn cùng thời).

  • Thiên nhiên đẹp, nhưng với Xuân Diệu đẹp nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu
    • Quan niệm mĩ học mới: con người là chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên. Do vậy, thi sĩ đã sáng tạo nên những hình ảnh độc đáo mới lạ:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • Xuân Diệu luôn miêu tả người thiếu nữ qua những ấn tượng cụ thể: "Tháng giêng" là tháng đầu tiên của mùa xuân, của một năm được thi sĩ so sánh với cặp môi gần của thiếu nữ → Một cách so sánh rất mới mẻ, rất Xuân Diệu.
  • Vườn xuân đẹp, con người đẹp, thi sĩ dã say sưa tận hưởng vẻ đẹp của trần gian, của cuộc đời:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

  • Nhưng niềm vui của thi nhân không trọn vẹn. Nửa bên này dấu chấm là mùa xuân, nửa bên kia là giới hạn của cuộc đời nên thi sĩ vội vàng tận hưởng, hoài xuân, tiếc xuân ngay giữa mùa xuân. Đó là nội dung luận lí là việc lập thuyết của Xuân Diệu về lẽ sống vội vàng trong phần 1 này.

⇒ Bằng cách nhìn tình tứ, cách cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, con người, nhà thơ đã bày ra một bữa tiệc trần gian và niềm cảm xúc ngây ngất trước cảnh sắc ấy

b. Phần 2: Quan niệm mới mẻ của nhà thơ về thời gian – tình yêu – tuổi trẻ

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ

  • Bằng các cặp từ đối lập, giọng tranh luận, biện bác, nhịp điệu sôi nổi khẩn trương, Xuân Diệu đã chống đối, tranh cãi lại quan niệm xưa: thời gian tuần hoàn (quan niệm xuất phát từ cái nhìn tĩnh). Xuân Diệu chọn quan niệm khác: thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. Vì thế mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm này xuất phát từ cách nhìn động, rất biện chứng về tuổi trẻ.
  • Nhà thơ lấy cái hữu hạn của đời người để làm thước đo thời gian, thậm chí lấy quãng thời gian ngắn nhất, giàu ý nghĩa trong sinh mệnh con người. Đó là tuổi trẻ. Mùa xuân có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

  • Giới hạn lớn nhất của đời người ấy là thời gian. Vì thế cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu đầy tính mất mát

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

  • Mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa, một mất mát. Đó là lời than thở, là sự tàn phai của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian.

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn nỗi phải bay đi

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

  • Bước vào độ tàn phai, cảnh vật buồn bã, u ám, héo úa, hương sắc phôi pha.
  • Với cách nhìn ấy, Xuân Diệu đã ý thức sâu sắc giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ - tình yêu. Đó là cách nhìn nhận tích cực đầy tính nhân văn của tác giả.
  • Để khắc phục giới hạn của thời gian, Xuân Diệu đã đưa ra một phương thức sống: sống vội vàng, sống gấp gáp tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống.

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

  • Trình bày quan niệm về thời gian tuổi trẻ, tình yêu, thực chất đó là cách luận lí, cách “lập thuyết” sống vội vàng của Xuân Diệu ở phần 2.

c. Phần 3: Lời kêu gọi sống vội vàng, giục giã, cuống quýt

  • Phần 3, thể hiện sự vồ vập đến cuồng nhiệt của thi sĩ. Đối với Xuân Diệu, sống vội vàng, gấp gáp chưa đủ mà còn tăng cường độ, dồn nén, cường độ sống.
    • Ngôn từ được tổ chức đặc biệt, cộng hưởng theo chiều tăng tiến: ôm chưa đủ còn muốn riết cho chặt lại. Riết chưa thỏa còn ham mê một cách quá mức “say cánh bướm với tình yêu”, muốn thâu trong một cái hôn nhiều, cho no nê, đã đầy. Cuối cùng là cắn vào xuân hồng. Một cách nói táo bạo rất Xuân Diệu.
    • Điệp cú pháp: tác giả muốn diễn tả cảm xúc mãnh liệt của thi sĩ. Cái tôi đã hòa vào cái ta khiến âm điệu của tâm hồn say sưa, chuếch choáng.
    • Nhịp thơ, thể thơ linh hoạt khiến hơi thơ tràn đi thành cao trào cảm xúc
    • Tính từ chỉ xuân sắc, trạng thái được dùng khéo léo, chuyển tải được tình yêu mãnh liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ
  • Cái tôi của thi sĩ:
    • Có ý thức về giá trị đời sống cá thể, ý thức nhân bản, nhân văn rất cao.
    • Một niềm tha thiết với cuộc sống trần thế, với niềm vui trần thế
    • Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt

⇒ Đoạn thơ thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu sống tha thiết cuồng nhiệt. Đằng sau tiếng nói yêu đời ấy là một quan niệm nhân sinh tích cực: Hãy sống cao độ những phút giây của tuổi trẻ! à Quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực của Xuân Diệu.

  • Tổng kết

    • Về nội dung

      • Bài thơ thể hiện lòng ham sống mãnh liệt của cái tôi hiện đại và những quan niệm mới về tình yêu, tuổi trẻ và hạnh phúc.
    • Về nghệ thuật

      • Vội vàng tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Diệu; mạch cảm xúc dồi dào và mạch lí luận sâu sắc trong tổ chức văn bản, cùng những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện: thể thơ tự do, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu đa dạng, linh hoạt.

Bài tập minh họa

Ví dụ

ĐỀ: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

Gợi ý làm bài Dưới đây là dàn bài gợi ý các em có thể tham khảo
  • Mở bài
    • Vài nét về tác giả Xuân Diệu
      • Là nhà thơ của triết lí sống mãnh liệt, sống là tận hưởng và tận hiến.
      • Là một giọng thơ đắm say, rạo rực, sôi nổi.
    • Vài nét về bài thơ “Vội vàng”
      • Là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng của Xuân Diệu.
      • Nổi bật lên là tâm trạng vội vàng, cuống quýt.
  • Thân bài
    • Phân đoạn để xác định mốc giới của diễn biến tâm trạng
      • Bài thơ có thể chia thành ba phần lớn tương ứng với diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình:
        • Phần một: Từ đầu đến “hoài xuân”: Nhân vật trữ tình bày tỏ tình yêu tha thiết của mình với cuộc sống nơi trần thế.
        • Phần hai: Từ “Xuân đương tới” đến “chẳng bao giờ nữa…”: Nỗi xót xa, đau đớn của nhân vật trữ tình trước dòng chảy nghiệt ngã của thời gian
        • Phần ba: còn lại: sự vồ vập, cuồng nhiệt của Xuân Diệu trước sự sống – Lời kêu gọi hãy sống vội vàng, giục giã
    • Diễn biến tâm trạng cụ thể
      • Những ham muốn lạ lùng: níu bước thời gian, tắt nắng, buộc gió để gìn giữ vẻ đẹp cho cõi trần gian.
      • Hình ảnh trần gian như một bữa tiệc đầy hấp dẫn, quyến rũ qua cảm xúc háo hức, vồ vập của nhân vật trữ tình.
      • Sự suy nghĩ đầy dự cảm lo âu về thời gian và sự ngắn ngủi của tuổi trẻ.
      • Cách ứng xử với cuộc sống: sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng những hạnh phúc mà cuộc sống trần thế đang sẵn bày trước mắt.
    • Nghệ thuật diễn tả tâm trạng
      • Kết hợp những xúc cảm trữ tình và suy tư chính luận.
      • Toàn bài vừa là một dòng tâm trạng dào dạt, trọn vẹn vừa là một hệ thống lập luận, lập thuyết chặt chẽ, hoàn chỉnh.
      • Hệ thống ngôn từ thể hiện sự hưởng thụ tinh thần nhưng lại được vật chất hóa, nhục cảm hóa khiến cho niềm hạnh phúc thuần túy tinh thần hiện ra xác thực và có tính truyền cảm rất mạnh mẽ.
  • Kết bài
    • Vội vàng là một bài thơ mang màu sắc tuyên ngôn. Trong đó triết lí nhân sinh đã được tắm đẫm trong cảm xúc trữ tình thành một dòng tâm trạng sống động.
    • Một tiếng thơ mang đậm tính chất tự bạch, tự họa của cái Tôi trữ tình Xuân Diệu – nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

4. Soạn bài Vội vàng - Xuân Diệu

Xuân Diệu Được coi là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới.Ông là nhà thơ trữ tình lãng mạn, luôn khát khao giao cảm với đời đến cuống quýt, cuồng nhiệt. Bài thơ Vội vàng tập trung cao nhất cái khát vọng mãnh liệt ấy. Xuân Diệu đặt khát vọng giao cảm giữa tuổi trẻ và xuân tình, qua đó bộc lộ một xúc cảm triết học, một quan niệm nhân sinh mới mẻ, hiện đại. Để nắm được nội dung bài học cũng như dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài SGK, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Vội vàng.

5. Hỏi đáp về bài Vội vàng - Xuân Diệu

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

6. Một số bài văn mẫu về Vội vàng - Xuân Diệu

Bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu cho thấy một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Có cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. “Vội vàng” tiêu biểu nhất cho “Thơ mới”, thơ lãng mạn 1932-1941. Để có được những cảm nhận sâu sắc và tinh tế vè bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

- Phân tích 4 câu thơ đầu bài Vội vàng

- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu

- Phân tích sức hấp dẫn trong bài thơ Vội vàng

- Triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

- Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng

- Phân tích quan điểm yêu của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng

- So sánh bức tranh thiên nhiên trong Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ

- So sánh bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và Vội vàng của Xuân Diệu

- Cảm nhận về quan điểm tình yêu trong bài thơ Vội vàng

- Quan niệm về thời gian trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

- Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Vội vàng

- Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

- Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

- Cái tôi trữ tình của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng

- Phân tích đoạn thơ đầu bài trong thơ Vội vàng của Xuân Diệu

- Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Thao tác lập luận bác bỏ Thao tác lập luận bác bỏ - Ngữ văn 11 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11

Toán 11

Toán 11 Kết Nối Tri Thức

Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 11 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 11 KNTT

Giải bài tập Toán 11 CTST

Trắc nghiệm Toán 11

Đề thi giữa HK1 môn Toán 11

Ngữ văn 11

Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 11 Cánh Diều

Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Văn mẫu 11

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 11

Tiếng Anh 11

Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST

Tài liệu Tiếng Anh 11

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 11

Vật lý 11

Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức

Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 11 Cánh Diều

Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT

Giải bài tập Vật Lý 11 CTST

Trắc nghiệm Vật Lý 11

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11

Hoá học 11

Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức

Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Hoá Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Hoá 11 KNTT

Giải bài tập Hoá 11 CTST

Trắc nghiệm Hoá học 11

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 11

Sinh học 11

Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức

Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh học 11 KNTT

Giải bài tập Sinh học 11 CTST

Trắc nghiệm Sinh học 11

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 11

Lịch sử 11

Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Sử 11 KNTT

Giải bài tập Sử 11 CTST

Trắc nghiệm Lịch Sử 11

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11

Địa lý 11

Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Địa 11 KNTT

Giải bài tập Địa 11 CTST

Trắc nghiệm Địa lý 11

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11

GDKT & PL 11

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập KTPL 11 KNTT

Giải bài tập KTPL 11 CTST

Trắc nghiệm GDKT & PL 11

Đề thi giữa HK1 môn KTPL 11

Công nghệ 11

Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 11 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 11

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11

Tin học 11

Tin học 11 Kết Nối Tri Thức

Tin học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 11 KNTT

Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 11

Đề thi giữa HK1 môn Tin 11

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 11

Tư liệu lớp 11

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 11

Đề thi HK2 lớp 12

Đề thi giữa HK2 lớp 11

Đề thi HK1 lớp 11

Tôi yêu em - Pu-Skin

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

Chí Phèo

Chữ người tử tù

Hạnh phúc một tang gia

Cấp số cộng

Cấp số nhân

Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Bài Thơ Vội Vàng