Vòm Sắt – Wikipedia Tiếng Việt

Vòm Sắt
Bệ phóng "Vòm Sắt" được triển khai bên cạnh Sderot, Israel (tháng 6 năm 2011)
LoạiChống rocket, đạn pháo và súng cối
Nơi chế tạo Israel
Lược sử hoạt động
Phục vụ2011 đến nay
Sử dụng bởi Israel
TrậnXung đột Gaza–Israel (2011 và 2012) Chiến dịch Trụ cột Phòng thủ
Lược sử chế tạo
Người thiết kếRafael Advanced Defense Systems
Năm thiết kế2005 đến nay
Nhà sản xuấtRafael Advanced Defense Systems
Giá thành90.000 USD[1] - 200.000 USD mỗi quả tên lửa[2]50 triệu USD mỗi hệ thống
Giai đoạn sản xuất2011 đến nay
Số lượng chế tạo10 hệ thống (dự kiến sẽ tăng lên 15 hệ thống)[3]
Thông số
Khối lượng90 kg (200 lb)[4]
Chiều dài3 m (9,8 ft)[4]
Đường kính160 mm (6,3 in)[4]
Cơ cấu nổmechanismProximity fuze[5]
Nền phóngBa bệ phóng, mỗi bệ có 20 quả tên lửa[4]
Radar của Vòm Sắt
Đơn vị Battle Management & Control (BMC) của khẩu đội Vòm Sắt

Vòm Sắt (tiếng Hebrew: כִּפַּת בַּרְזֶל, kipat barzel) cũng gọi là "Mũ Sắt"[6] là một hệ thống phòng thủ phòng không di động tầm ngắn[5] được phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems.[4] Nó là một hệ thống tên lửa phòng không được thiết kế để đánh chặn tên lửa hoặc rocket tầm ngắn (khoảng 4 đến 70 km) và có quỹ đạo bay hướng đến một khu vực đông dân cư.[7][8]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống Vòm Sắt ra đời do cuộc xung đột năm 2006 mà Israel đấu với Hezbollah, tổ chức Hồi giáo có trụ sở ở miền nam Biban. Khi đó, Hezbollah đã phóng hàng nghìn rocket, gây thiệt hại lớn và giết chết hàng chục người Israel[9].

Hệ thống này là một biện pháp phòng thủ đối phó với mối đe doạ rốc-két nhằm vào dân thường Israel trên đường biên giới phía Bắc và phía Nam, sử dụng công nghệ đầu tiên được sử dụng trong hệ thống SPYDER của Rafael. Vòm Sắt được tuyên bố hoạt động và bước đầu triển khai vào ngày 27 tháng 3 năm 2011 gần Beersheba.[10]

Hệ thống Vòm Sắt cũng có hiệu quả chống lại máy bay lên đến độ cao 32.800 ft (10.000 mét).[11]

Một năm sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Amir Peretz thông báo công ty quốc phòng nhà nước Rafael Advanced Defense Systems sẽ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa mới[12]. Họ mất nhiều năm để phát triển khẩu đội pháo này và ra mắt vào đầu năm 2011. Hệ thống Vòm Sắt được thử nghiệm trong chiến đấu lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 4 năm 2011, hệ thống đã lần đầu tiên đánh chặn thành công một rốc-két phóng ra từ dải Gaza tới thành phố Beersheba ở miền nam Israel[13]

Ngày 10/3/2012, tờ The Jerusalem Post của Israel có bài báo cho rằng hệ thống đã bắn hạ 75% rốc-két phóng từ Gaza mà nhằm vào các khu vực dân cư.[8] Đến tháng 11 năm 2012, hệ thống đã chặn được trên 400 rocket.[14][15]

Năm 2012-2013, người ta cho rằng Vòm Sắt sẽ được thay thế bằng hệ thống "Raphael Magic Wand".[16]

Hoa Kỳ đã viện trợ 205 triệu USD để giúp Israel chi trả cho hệ thống này[17].

Mỗi hệ thống Vòm Sắt cần tới khoảng 50 triệu USD chi phí chế tạo và lắp đặt (thời giá 2011). Đến năm 2021, có 10 hệ thống đang hoạt động. Mặc dù trên mạng và báo chí thường viết rằng chi phí chế tạo mỗi quả tên lửa Tamir ở trong khoảng 20.000-40.000 USD, nhưng đó chỉ là giá đã bao gồm trợ cấp từ chính phủ, dữ liệu về chi phí đáng tin cậy cho thấy mỗi tên lửa có giá trên 100.000 USD/quả[18] cho tới 200.000 USD/quả [2]

Các điểm yếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi phí đắt

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố Vòm sắt đã đánh chặn thành công 85% mục tiêu kể từ khi triển khai chiến đấu năm 2011. Tuy nhiên, đó là khi hệ thống chỉ phải đối phó với số lượng nhỏ rocket bắn lẻ tẻ. Còn trong cuộc chiến cường độ cao, Vòm Sắt vẫn bộc lộ một số điểm yếu. Hệ thống này khá đắt đỏ nên không thể chế tạo với số lượng lớn, nó phù hợp để đối phó các cuộc tập kích lẻ tẻ (đối phương phóng không quá mấy chục rocket), nhưng thể đối phó với những đợt tấn công ồ ạt gồm hàng trăm rocket, tạo ra số lượng mục tiêu vượt xa số lượng tên lửa đánh chặn[19].

Một khẩu đội Vòm sắt đầy đủ có khoảng 60-80 quả đạn Tamir, khiến tổng số tên lửa đánh chặn của Israel không quá 1.200 quả. Quân Hamas đã tìm ra cách vô hiệu hóa Vòm sắt bằng chiến thuật phóng cùng lúc hàng trăm rocket vào một khu vực duy nhất, khiến Vòm Sắt không thể đánh chặn kịp. Năm 2019, tướng Yaakov Amidror, cựu cục trưởng Cục Nghiên cứu Tình báo Quân đội Israel, khi đó thừa nhận lá chắn này đã thất bại trước một loạt rocket bắn ào ạt của Hamas khi chỉ hạ được 240 trong tổng số 690 quả rocket (tỷ lệ bắn hạ chỉ đạt 35%). Trong 11 ngày giao tranh năm 2021, Hamas và các nhóm vũ trang ở Gaza đã phóng 4.070 quả rocket, đã có vài trăm quả vượt qua được sự đánh chặn của Vòm Sắt, khiến 12 người ở Israel thiệt mạng[20]

Về chi phí, tên lửa Tamir có giá 100.000 - 200.000 USD/quả, trong khi các rocket Qassam do Hamas tự chế chỉ có giá 500-600 USD/quả. Để đánh chặn 1 rocket thì cần phải phóng 1 hoặc 2 tên lửa, như vậy để đánh chặn mấy chục nghìn rocket giá rẻ của Hamas, Israel sẽ phải tiêu tốn hàng tỷ USD, vượt quá khả năng ngân sách của nước này. Trong cuộc chiến Israel - Palestine năm 2014, Mỹ đã phải nhận viện trợ khẩn cấp 225 triệu USD để Israel tích trữ tên lửa Tamir, dù Hamas mới chỉ phóng 4.500 quả rocket trong cuộc chiến đó[19].

Sai sót trong tự động hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn hoạt động của Vòm sắt được tự động hóa để rút ngắn thời gian phản ứng. Tuy nhiên, điều này đã dẫn tới những sự cố bắn nhầm do hệ thống tự động không phân biệt được mục tiêu. Năm 2018, 10 tên lửa đánh chặn đã bị khai hỏa khi hệ thống này nhầm lẫn tiếng súng máy của Hamas là một vụ phóng rocket. Trong cuộc chiến năm 2021, hệ thống Vòm Sắt đã bắn rơi 1 chiếc UAV đồng đội[21] Tháng 5/2021, Vòm Sắt đã bắn nhầm vào 1 chiếc F-15 của chính Không quân Israel, dù kíp vận hành đã kịp phát lệnh hủy đạn nhưng mảnh văng từ tên lửa vẫn khiến chiếc phi cơ bị hư hại[20]

Hạn chế trong mục tiêu thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòm Sắt được thiết kế chuyên để đánh chặn rocket có quỹ đạo bay cố định với tốc độ chậm, nó không có khả năng đánh chặn máy bay, UAV, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo (những mục tiêu có thể thay đổi quỹ đạo, bay thấp hoặc bay vận tốc cao). Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Oleksii Reznikov, sau chuyến khảo sát với nhà sản xuất Vòm Sắt, đã tuyên bố quân đội Ukraina không cần Vòm Sắt trong cuộc chiến Nga-Ukraina. Ông cho rằng hệ thống này chỉ được thiết kế để đánh chặn những rocket tự chế rẻ tiền, bay chậm chứ không thể đánh chặn tên lửa, UAV và máy bay của Nga[22]

Ngày 16/4/2024, nhóm vũ trang Hezbollah đã khai thác nhược điểm của Vòm Sắt bằng cách sử dụng UAV, loại vũ khí có thể bay thấp để tránh bị radar của Vòm Sắt phát hiện. 2 chiếc UAV đã đánh trúng một tổ hợp Vòm sắt của Israel, khiến kíp vận hành chịu thương vong. Israel công nhận có 3 người bị thương trong vụ không kích, đồng thời cho biết đang điều tra lý do còi báo động không kích hoạt.[23]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Capaccio, Tony. “Israel's Iron Dome Defense System Battles Hamas Rockets”. Bloomberg. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ a b https://www.aljazeera.com/news/2014/9/8/how-successful-was-israels-iron-dome
  3. ^ “Israel's Iron Dome has blocked thousands of incoming rockets. Here's how it works”. CBS. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ a b c d e Ben-David, Alon (ngày 18 tháng 3 năm 2008). “Iron Dome advances to meet Qassam threat”. Jane's. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ a b “Iron Dome Air Defense Missile System, Israel”. army-technology.com. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ http://articles.janes.com/articles/Janes-Strategic-Weapon-Systems/Iron-Dome-Iron-Cap-Israel.html
  7. ^ Sharp, Jeremy M. (ngày 16 tháng 9 năm 2010). “U.S. Foreign Aid to Israel” (PDF). Congressional Research Service. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ a b Katz, Yaakov (ngày 10 tháng 3 năm 2012). “Iron Dome ups its interception rate to over 90%”. The Jerusalem Post. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2012.
  9. ^ “Summary of rocket fire and mortar shelling in 2008” (PDF). Intelligence and Terrorism Information Center. ngày 1 tháng 1 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2009.
  10. ^ “Israel deploys 'Iron Dome' rocket shield”. Al Jazeera English. ngày 27 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  11. ^ Israel's Iron Dome gains anti-aircraft role
  12. ^ “Defense Minister selects Rafael anti-missile defense system”. Haaretz. ngày 4 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
  13. ^ Pfeffer, Anshel; Yanir Yagna (7 tháng 4 năm 2011). “Iron Dome successfully intercepts Gaza rocket for first time”. Haaretz. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2011.
  14. ^ Livnat, Yael (ngày 18 tháng 11 năm 2012). “Tweet by Official IDF”. IDF Spokesperson's Unit Twitter account. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  15. ^ Livnat, Yeal (ngày 5 tháng 4 năm 2012). “שנה ליירוט הראשון של כיפת ברזל: "ההצלחה - בזכות הלוחמים"” [One year to first interception of Iron Dome: "The success - because of the fighters"] (bằng tiếng Do Thái). IDF Spokesperson's Unit Hebrew website. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  16. ^ “Israel trains SAM battalion for Iron Dome”. UPI. Truy cập 30 tháng 4 năm 2015.
  17. ^ Entous, Adam (ngày 13 tháng 5 năm 2010). “Obama seeks $205 million for Israel rocket shield”. Caren Bohan. Reuters.
  18. ^ “Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 19 tháng 4 năm 2024.
  19. ^ a b https://vnexpress.net/don-tap-kich-phoi-bay-lo-hong-la-chan-vom-sat-israel-4277297.html
  20. ^ a b https://vnexpress.net/la-chan-vom-sat-israel-ban-nham-tiem-kich-dong-doi-4309712.html
  21. ^ https://vnexpress.net/la-chan-vom-sat-israel-ban-nham-uav-dong-doi-4283976.html
  22. ^ “Israel's Iron Dome won't work against Russian missiles - Ukraine's defense minister”. The Jerusalem Post. 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  23. ^ Hezbollah tuyên bố dùng drone tập kích tổ hợp Vòm sắt Israel

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khóa » Hệ Thống Phòng Thủ Mái Vòm