Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? Cách Tính Vốn Chủ Sở Hữu Cuối Năm - VNCB
Có thể bạn quan tâm
Mỗi doanh nghiệp được thành lập đều phải cần hai nguồn vốn đó là: vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Các nguồn vốn này có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có đặc điểm khác nhau, công dụng khác nhau. Và bài viết này chúng tôi – những chuyên gia tài chính của VNCB sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuộc sở hữu của các cổ đông làm chủ doanh nghiệp của các công ty cổ phần hoặc thuộc sở hữu của các thành viên trong công ty liên doanh.
Bên cạnh vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ cũng rất quan trọng. Vốn điều lệ là số tài sản của các cổ đông hoặc thành viên góp vào với cam kết góp có thời hạn được ghi vào điều lệ của công ty.
Vốn chủ sở hữu bao gồm gồm những gì?
Vốn đầu tư: là số vốn đầu tư hay số vốn góp của chủ sở hữu. Trong vốn đầu tư bao gồm:
- Vốn góp chủ sở hữu (hay còn gọi là vốn cổ phần): Là số tài sản góp vốn thực tế của cổ đông, được ghi nhận dưới mệnh giá của cổ phiếu và được quy định trong điều lệ công ty.
- Thặng dư vốn cổ phần: Số tiền thu được từ chênh lệch giữa giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
- Các quỹ được doanh nghiệp trích lập nhằm sử dụng cho các hoạt động dự phòng hoặc đầu tư, ví dụ như: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,…
- Lợi nhuận chưa phân phối
Có thể nói vốn đầu tư và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là hai nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn chủ sở hữu.
Chênh lệch đánh giá tài sản
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Sau khi đánh giá lại tài sản sẽ xuất hiện một mức chênh lệch tài sản nhất định, tài sản ở đây có thể là: TSCĐ, BĐS đầu tư, hoặc Hàng tồn kho…
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Nguồn khác:
- Cổ phiếu quỹ: là giá trị số cổ phiếu mua lại bao gồm giá cổ phiếu tại thời điểm mua lại và các chi phí đi kèm.
- Nguồn vốn đầu tư, nguồn kinh phí sự nghiệp…
Nguồn vốn chủ sở hữu
Các loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu sẽ được hình thành từ các nguồn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn của nhà nước, là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Các thành viên tham gia thành lập công ty sẽ phải góp vốn và vốn này gọi là vốn chủ sở hữu. Các thành viên tham gia này là chủ sở hữu vốn.
- Công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu được hình thành từ các cổ đông, do các cổ đông góp vào.
- Công ty hợp danh: Công ty hợp danh có thể có hoặc không có thành thành viên góp vốn, và vốn chủ sở hữu được hình thành từ các thành viên tham gia thành lập công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do công ty tư nhân sẽ chỉ có một thành viên thành lập công ty nên vốn chủ sở hữu chính là vốn của chủ doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp liên doanh: Vốn sẽ được hình thành từ việc góp vốn liên doanh của các thành viên tham gia.
Cách tính vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị của tài sản và giá trị của các khoản nợ và nó được tính như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Nếu như công ty đang chịu nợ quá nhiều lớn hơn cả tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể âm. Trong trường hợp một số công ty đang trong quá trình thanh lý thì vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ.
Sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ khác nhau ở chỗ là vốn điều lệ sẽ chỉ ghi những con số có tính chất đăng ký còn vốn chủ sở hữu sau khi qua quá trình sử dụng, các khoản lỗ/lãi sẽ làm thay đổi phần còn lại khiến cho vốn chủ sở hữu thay đổi. Hoặc trong một số trường hợp khác vốn chủ sở hữu cũng bị thay đổi như: phát cổ hành cổ phần mới phát sinh thặng dư vốn, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần….
Trong một số trường hợp phát sinh tranh chấp, các cổ đông phải có nghĩa vụ đóng góp đủ số vốn đã đăng ký theo yêu cầu của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Và nếu như không góp đủ vốn, lỗ làm giảm hiệu quả kinh doanh dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu sẽ gây ra khó khăn cho việc kêu gọi cổ đông mới.
Xem thêm: 14+ Cách kiếm tiền thụ động hay nhất, tăng thu nhập ngay cả khi không làm việcTrên đây là toàn bộ thông tin về vốn chủ sở hữu mà bạn cần nắm rõ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được hết những khúc mắc về vốn chủ sở hữu và khiến bạn cảm thấy hài lòng. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết của Công Danh.
Xem thêm những chia sẻ hay khác:
- Giá trị gia tăng là gì? Chúng có ý nghĩa thế nào trong nền kinh tế
- Chi phí khấu hao là gì? Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
- Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính lợi nhuận gộp chính xác nhất
- Doanh thu là gì? Vì sao cần phải nâng cao doanh thu?
- Giá trị thặng dư là gì? Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối
- Giá niêm yết là gì và những điều cần biết về giá niêm yết
Từ khóa » Cách Tính Vốn Chủ Sở Hữu Cuối Năm
-
Xác định Vốn Chủ Sở Hữu Cuối Năm? - HelpEx
-
Xác định Vốn Chủ Sở Hữu Cuối Năm? | Diễn đàn Dân Kế Toán - Thuế
-
Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? Công Thức Tính Và Những Thông Tin Quan Trọng ...
-
Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Vốn Chủ Sở Hữu Và Vốn ...
-
Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? Gợi ý Cách Tính Vốn Chủ Sở Hữu
-
Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? Cách Tính Vốn Chủ Sở Hữu Doanh Nghiệp
-
Hiểu Thế Nào Về Vốn Chủ Sở Hữu, Khác Gì Với Vốn điều Lệ?
-
Báo Cáo Vốn Chủ Sở Hữu – Định Nghĩa Và Phân Biệt Với Vốn điều Lệ
-
Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì Và Cách Tính Ra Sao? - VOH
-
Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? - Thịnh Vượng Tài Chính
-
Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì - Cách Tính Như Thế Nào? - GoValue
-
Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? Cách Tính Và So Sánh Với Vốn điều Lệ
-
Đánh Giá Vốn Chủ Sở Hữu Và Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng ...
-
Bài Giảng"Kế Toán Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu" - SlideShare