Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? - Thịnh Vượng Tài Chính

13 mn read

Bạn đang có ý định lập một doanh nghiệp hay mở công ty; thì chắc có lẽ khái niệm Vốn chủ sở hữu đã không còn xa lạ với bạn đúng không ạ? Bởi cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp gồm vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Đây chính là những nguồn hình thành nên những chủ sở hữu doanh nghiệp. Và nếu bạn chỉ mới được nghe thấy nhưng chưa có đầy đủ thông tin về vốn chủ sở hữu là gì? thì bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vốn này và có thể hỗ trợ việc kinh doanh được tốt hơn nhé. Mời bạn cùng tham khảo bài viết nhé!

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (hay Owner’s Equity) là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. 

Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp. Và đồng thời cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh lỗ.

Đây là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị phá sản hoặc ngừng hoạt động; loại vốn này sẽ được ưu tiên trả các khoản nợ rồi mới chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ.

Vốn chủ sở hữu là giá trị của một tài sản trừ đi tất cả các khoản nợ trên tài sản đó.

Ngoài vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vốn điều lệ; vì đây sẽ là những con số để đăng ký kinh doanh với nhà nước.

Đọc thêm: VỐN LƯU ĐỘNG LÀ GÌ?

Vốn chủ sở hữu là gì theo quy định pháp luật?

Vốn chủ sở hữu là gì theo quy định pháp luật?
Vốn chủ sở hữu là gì theo quy định pháp luật?

Hiện nay, trong Luật doanh nghiệp chưa có định nghĩa cụ thể về vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu này được hiểu là số vốn từ các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn này thường do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn vào hoặc có thể được hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh. Cho nên, nguồn vốn này không phải là một khoản nợ. 

Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Đây được xem như một trong những nguồn tài trợ thường xuyên cho doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản thì các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được ưu tiên trả trước. Còn phần còn lại sẽ được chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ.

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không phải là một khoản nợ. Lí do là vì vốn chủ sở hữu chỉ được hình thành từ các các nhà đầu tư góp vốn hay chủ doanh nghiệp và hình thành từ kết quả kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu được cấu thành bởi nhà nước do doanh nghiệp góp vốn, do góp vốn cổ phần từ cổ đông cá nhân,;bổ sung từ lợi nhuận để lại.

Chỉ khi nào đơn vị ấy ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị phá sản thì lúc này sẽ dùng tài sản để thanh toán cho các chủ nợ. Tiếp đến phần tài sản còn lại sẽ chia cho những chủ sở hữu dựa theo tỷ lệ góp vốn.

Quyền sở hữu doanh nghiệp và Tài khoản vốn

Quyền sở hữu doanh nghiệp và Tài khoản vốn
Quyền sở hữu doanh nghiệp và Tài khoản vốn

Mỗi chủ sở hữu doanh nghiệp có một tài khoản riêng gọi là “tài khoản vốn”. Tài khoản vốn này thể hiện quyền sở hữu của họ trong doanh nghiệp. Giá trị của tất cả các tài khoản vốn của tất cả các chủ sở hữu là tổng số vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

Ví dụ: giả sử Andy thành lập một doanh nghiệp và đặt $ 1.000 từ tài khoản séc cá nhân của anh ấy và một máy tính trị giá 1.000 đô la. Số tiền 2.000 đô la này được gọi là khoản góp vốn. Vì Andy đã góp vốn bằng tiền mặt và tài sản cho doanh nghiệp.

Tháng tiếp theo, Andy rút tiền từ doanh nghiệp với số tiền 500 đô la.

Vậy nên, vốn chủ sở hữu ròng lúc này của anh ta là 1.500 đô la vào cuối tháng thứ hai. Có vốn chủ sở hữu tiêu cực thuần nếu chủ sở hữu lấy thêm tiền ra khỏi doanh nghiệp hơn là đóng góp.

Xem thêm: THẶNG DƯ VỐN CỔ PHẦN LÀ GÌ?

Chi phí vốn chủ sở hữu là gì?

Chi phí vốn chủ sở hữu là gì?
Chi phí vốn chủ sở hữu là gì?

Chi phí vốn chủ sở hữu là một tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của các cổ đông đang nắm giữ một phần rủi ro trong kinh doanh. Từ đó người ta gọi chi phí này chính là giá rủi ro mà họ có.

Nguồn tiền khi được giải ngân tại các doanh nghiệp vào các mục đích khác nhau; thì các cổ đông trong doanh nghiệp sẽ là người chịu những rủi ro khi đầu tư. Những rủi ro này được tính theo tỷ lệ phần trăm của mỗi cổ đông chứ không chia đều tỉ lệ rủi ro.

Đây cũng được coi là lợi nhuận dự kiến của cổ đông. Lợi nhuận có được là khi công ty đầu tư và phát triển sử dụng chi phí vốn hợp lý.

Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

 Vốn chủ sở hữu gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu thường có mặt trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thường bao gồm các nội dung như sau:

  • Vốn cổ đông.
  • Thặng dư vốn cổ đông.
  • Lãi chưa phân phối.
  • Quỹ dự phòng tài chính.
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
  • Quỹ đầu tư phát triển.
  • Quỹ dự phòng tài chính.
  • Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

 Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vẫn có khá nhiều người hay nhầm lẫn và không phân biệt chính xác được hai nguồn vốn: vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là Bảng so sánh giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ:

Đặc điểmVốn điều lệVốn chủ sở hữu
Bản chấtLà tài sản mà các thành viên đưa vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty đó.Là tài sản mà thành viên sau khi đã trở thành chủ sở hữu của công ty thu lại được trong quá trình doanh nghiệp vận hành, hoạt động.
Chủ sở hữuVốn điều lệ do cá nhân, tổ chức góp; hoặc cam kết góp để thành lập doanh nghiệp.Vốn chủ sở hữu có thể thuộc về Nhà nước, cá nhân, tổ chức góp vốn; hoặc các cá nhân, tổ chức đang nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Cơ chế hình thànhVốn điều lệ được hình thành dựa vào nguồn chính là do cá nhân; tổ chức góp hoặc cam kết góp vốn trong thời gian nhất định.Được hình thành là nguồn vốn do Nhà Nước, doanh nghiệp, cá nhân bỏ ra; góp cổ phần và bổ sung tăng giảm hàng năm từ lợi nhuận của công ty.
Nơi thể hiệnĐiều lệ công tyBáo cáo kết quả kinh doanh từng thời kỳ của công ty
Bảng so sánh giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Phân biệt Vốn chủ sở hữu và Vốn hóa thị trường

Phân biệt Vốn chủ sở hữu và Vốn hóa thị trường
Phân biệt Vốn chủ sở hữu và Vốn hóa thị trường

Bên cạnh việc phân biệt được Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ thì mọi người cũng cần phân biệt thêm cả vốn hóa thị trường.

Vốn hóa thị trường là số tiền bỏ ra mua toàn bộ vốn cổ phần của một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Vốn hóa thị trường cũng là yếu tố quan trọng để giúp các nhà đầu tư xác định được các rủi ro cũng như lợi nhuận trong cổ phiếu của công ty.

Vốn hóa (Equity Value) được tính bằng công thức sau:

Vốn hóa = Giá của 1 cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Như vậy, ta có thể thấy rằng vốn hóa sử dụng để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Và nó bị phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu. Trong khi đó thì vốn chủ sở hữu lại là căn cứ tính toán giá trị thực của doanh nghiệp; chứ nó không phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu.

Tham khảo: PHÂN BIỆT GIÁ TRẦN, GIÁ SÀN VÀ GIÁ THAM CHIẾU

Cách tính Vốn chủ sở hữu là gì?

 Cách tính Vốn chủ sở hữu là gì?
Cách tính Vốn chủ sở hữu là gì?

Để tính được vốn chủ sở hữu, bạn cần hiểu rõ được định nghĩa; hiểu rõ đâu là vốn chủ sở hữu. Sau đó áp dụng vào công thức tính là được. Nó cũng khá đơn giản.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được tính bằng cách xác định giá trị của nó. Bao gồm các tài sản như đất đai, nhà cửa, vốn hàng hóa; hàng tồn và các khoản thu nhập khác. Sau đó, bạn lấy giá trị này trừ đi các khoản nợ và chi phí khác.

Cách tính vốn chủ sở hữu theo công thức sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Trường hợp giá trị nợ phải trả cao hơn giá trị tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu sẽ bị âm. Đối với một công ty đang trong quá trình thanh lý; vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán.

Vì vậy mà vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể vận hành; và hoạt động một cách bình thường.

Tham khảo bài viết: TỶ LỆ NỢ TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (D/E)

Vốn chủ sở hữu giảm nói lên điều gì?

Vốn chủ sở hữu giảm nói lên điều gì?
Vốn chủ sở hữu giảm nói lên điều gì?

Vốn chủ sở hữu giảm là là tín hiệu đặc biệt quan trọng. Nó cho biết được xu hướng biến động tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ đó ban giám đốc điều hành của doanh nghiệp có thể điều chỉnh sao cho phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp vốn chủ sở hữu giảm:

  • Doanh nghiệp cần phải hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu.
  • Vốn chủ sở hữu giảm là dấu hiệu doanh nghiệp hiện đang kinh doanh lỗ, nợ cao. Hoặc thậm chí có thể dẫn đến giải thể, chấm dứt hoạt động.
  • Giá cổ phiếu phát hành thường thấp hơn mệnh giá.
  • Đối với công ty cổ phần, số lượng cổ phiếu ký quỹ có thể bị hủy.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp có khả năng cao phải bù lỗ lớn cho kết quả kinh doanh thua lỗ của mình.

Trả cổ tức tác động như thế nào đến vốn chủ sở hữu?

 Trả cổ tức tác động như thế nào đến vốn chủ sở hữu?
Trả cổ tức tác động như thế nào đến vốn chủ sở hữu?

Cổ tức chính là phần lợi nhuận sau thuế chia cho cổ đông; sau khi doanh nghiệp đã trích lập các quỹ.

Cổ tức tiền mặt

Trả cổ tức bằng tiền mặt là việc doanh nghiệp dùng tiền; từ lợi nhuận kiếm được, để chia cho cổ đông.

Ví dụ: Một doanh nghiệp đã chi hơn 287,8 tỷ đồng để trả cổ tức tiền cho cổ đông năm 2020.

Nguồn tiền chi trả được lấy từ Lợi nhuận chưa phân phối.

Và khiến cho vốn chủ sở hữu sẽ giảm tương ứng với số cổ tức tiền được chi ra.

Như vậy, bên cạnh việc mang lại lợi ích trực tiếp cho cổ đông; và thể hiện năng lực tài chính tốt; doanh nghiệp vẫn “có tiền” trả cổ tức, thì cổ tức tiền vẫn gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Đó là làm giảm vốn chủ sở hữu. Và chính điều này làm chậm quá trình tái đầu tư mở rộng sản xuất.

Tìm hiểu thêm: CỔ TỨC VÀ CÁCH TÍNH GIÁ CỔ PHIẾU SAU KHI CHIA CỔ TỨC BẰNG TIỀN MẶT

Cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

Trả cổ tức bằng cách doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông.

Trường hợp này, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu; hoặc phát hành cổ phiếu thưởng sẽ không làm thay đổi vốn chủ sở hữu.

Ví dụ: 1 công ty đã chi ra 1.538 tỷ đồng để phát hành cổ phiếu thưởng.

Lúc này, dòng tiền này không đi ra khỏi doanh nghiệp. Và nó chuyển từ Lợi nhuận chưa phân phối; sang Vốn cổ phần mà thôi.

Việc này làm doanh nghiệp giữ lại được toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng hoạt động.

Cách tính giá trị doanh nghiệp

Có nhiều phương pháp hiệu quả để giúp định giá doanh nghiệp. Tùy vào từng hiện trạng thực tế của doanh nghiệp mà các thẩm định viên lựa chọn ra phương pháp thẩm định sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là cụ thể về các cách tính giá trị doanh nghiệp:

Cách tính giá trị doanh nghiệp
Cách tính giá trị doanh nghiệp

Phương pháp tỷ số bình quân

Phương pháp tỷ số bình quân được sử dụng để ước tính ra giá trị vốn sở hữu của doanh nghiệp dựa vào những tỷ số trung bình của những doanh nghiệp so sánh. Như vậy, tỷ số thị trường thường được xem xét sử dụng với phương pháp tỷ số bình quân bao gồm:

  • Tỷ số giá trên thu nhập bình quân
  • Tỷ số giá trên doanh thu bình quân
  • Tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân
  • Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế
  • Lãi vay và khấu hao bình quân
  • Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên doanh thu

Các bước xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:

Bước 1: Đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp so sánh.

Bước 2: Xác định các tỷ số thị trường được sử dụng để ước tính giá trị của doanh nghiệp cần xác định giá.

Bước 3: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá trên cơ sở các tỷ số thị trường phù hợp; để sử dụng và thực hiện các điều chỉnh khác biệt.

Đọc thêm: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Phương pháp giá giao dịch

Phương pháp này được dùng để ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định dựa trên giá giao dịch chuyển nhượng vốn; hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Giá trị vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ được tính theo giá trị bình quân trên ít nhất 3 giao dịch thành công; khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần hoặc vốn.

Phương pháp tài sản

Phương pháp tài sản giúp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa trên tổng giá trị các tài sản vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện cần thẩm định. Đặc biệt, đối với công ty Nhà nước và công ty TNHH MTV do Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần; thì định giá bằng phương pháp tài sản sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.

Các yếu tố giúp cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp đối với phương pháp tài sản này bao gồm: tài sản hoạt động, tài sản phi hoạt động. Cụ thể:

  • Các tài sản hữu hình và tài sản tài chính của doanh nghiệp.
  • Các tài sản vô hình của doanh nghiệp.
  • Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp

Phương pháp này sẽ giúp ước tính tổng giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp đang có nhu cầu thẩm định; với các giá trị của các tài sản phi hiện tại của doanh nghiệp; trong thời điểm thẩm định giá. Với các doanh nghiệp là các công ty cổ phần thì phương pháp này được sử dụng với giả định rằng những cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp sẽ được định giá như những cổ phần thường.

Nhưng cần lưu ý rằng giả định này cần được công khai rõ ràng trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá; và Báo cáo kết quả thẩm định giá.

Những yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp hiện nay sẽ bao gồm:

  • Dòng tiền tự do của doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá.
  • Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
  • Giá trị cuối kỳ dự báo.
  • Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức

Phương pháp này sẽ giúp ước tính ra được tổng giá trị chiết khấu của dòng cổ tức trong mỗi doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá. Vậy là dựa theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức thì những yếu tố cần thiết giúp xác định rõ ràng giá trị doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá hiện đang có
  • Chi phí được sử dụng với dòng vốn chủ sở hữu
  • Giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo như sau:

Trường hợp 1: Dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo chính là dòng tiền không còn tăng trưởng; và kéo dài vô tận.

Trường hợp 2: Dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo là dòng tiền hiện đang được tăng trưởng đều đặn mỗi năm và kéo dài vô tận.

Trường hợp 3: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động vào cuối kỳ dự báo; giá trị cuối kỳ dự báo hiện được xác định theo giá trị thanh lý của doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá.

Trường hợp 4: Giá trị vốn của chủ sở hữu của doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá.

Trên đây chính là các cách tính giá trị doanh nghiệp hiệu quả giúp xác định được giá trị doanh nghiệp. Những phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp cũng như những nhà kiểm định có thể xác định giá trị thực của doanh nghiệp một chính xác, linh hoạt.

Tham khảo: CHIA CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU CÓ LỢI KHÔNG?

Vốn chủ sở hữu là gì
Vốn chủ sở hữu là gì

Bài viết đã cung cấp những thông tin về Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu,… Hy vọng qua bài viết đã có thể phần nào giúp được bạn hiểu được bản chất và vai trò của vốn chủ sở hữu đối với mỗi doanh nghiệp. Cũng như giúp bạn có thể xác định và lựa chọn cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; để tìm ra nguồn vốn chủ sở hữu và mang lại kết quả kinh doanh như mong đợi nhé.

Bài viết tham khảo:

  • VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ?
  • CÁCH NHẬN CỔ TỨC NHƯ THẾ NÀO?
  • PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG DOANH NGHIỆP
5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cách Xác định Vốn Chủ Sở Hữu