Vốn Cố định Là Gì? Phân Biệt Vốn Cố định Và Vốn Lưu động
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua hotline 033.804.6588 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp!
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.544
Vốn cố định là gì?
Vai trò của vốn cố định và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ra sao?
Vốn cố định và vốn lưu động có giống nhau không?
Trong bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ tư vấn cho bạn về Vốn cố định.
Tổng quan về bài viết
- 1. Vốn cố định là gì?
- 2. Vai trò của vốn cố định
- 3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
- 4. So sánh vốn cố định và vốn lưu động
- 4.1 Điểm giống nhau vốn lưu động và vốn cố định
- 4.2 Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
- 4.2.1 Về khái niệm
- 4.2.2 Về các đặc trưng
- 4.2.3 Về biểu hiện và hình thức thể hiện trên báo cáo tài chính
- 4.2.4 Về phân loại
1. Vốn cố định là gì?
Vốn cố định là số tiền đầu tư, ứng trước cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình được luân chuyển dần dần thành từng phần trong nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kết thúc một vòng tuần hoàn kể từ khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Hay đơn giản là việc lắp đặt tất cả những tài sản cố định hữu hình hay cho phép tất cả những chi phí đầu tư tới khoản tài sản cố định bất kỳ nào đó trong doanh nghiệp.
Có thể nhận thấy rằng số vốn này sẽ mang tính chất đầu tư ứng trước bởi trong trường hợp có sử dụng và đem lại hiệu quả thì sẽ không thật sự bị mất đi. Phía doanh nghiệp sẽ có thể nhanh chóng được thu về lại khi dịch vụ, sản phẩm của mình được kinh doanh một cách hiệu quả.
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các tài sản cố định hữu hình và vô hình) và các loại hoạt động kinh doanh thường xuyên (sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp.
Vốn cố định được sử dụng vào nhiều chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp, do tính chất sử dụng lâu dài của tài sản cố định. Vốn cố định được luân chuyển theo từng phần, từng giai đoạn trong chu trình sản xuất.
Ví dụ về vốn cố định: Có thể nhìn thấy rõ nhất chính là công tác tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất bất kỳ nào đó, có một số bộ phận nhất định của nguồn vốn cố định có thể sẽ được luân chuyển tới nơi khác và biến thành một khoản chi phí mang tính cố định tương ứng với những mảng đã bị hao hụt đi của những tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Bởi vì sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn sẽ làm cho giá trị của sản phẩm tăng lên, đồng thời vốn đầu tư cho tài sản cố định lại giảm dần đi cho đến khi tài sản cố định đó hết thời gian sử dụng và giá trị đó được chuyển dịch hết vào sản phẩm đã sản xuất kể từ thời điểm đó vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển.
2. Vai trò của vốn cố định
Vốn cố định mang một số vai trò quan trọng sau đây:
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, sử dụng vốn để đầu tư cho công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc hơn.
- Ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ quy mô nguồn vốn có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có thể khẳng định, đây là nguồn vốn không thể thiếu trong công ty. Bởi nó có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng phương án kinh doanh của một công ty.
- Nguồn vốn cố định được đảm bảo sẽ là phương án giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro nhất định, tổn thất, biến động thị trường hay khủng hoảng tài chính trong tương lai (nếu có).
- Có nguồn vốn cố định dồi dào, công ty của bạn sẽ luôn ở thế chủ động, tự tin hơn trong kinh doanh hay sản xuất sản phẩm.
3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, giúp cho doanh nghiệp đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định gồm có hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định và hàm lượng vốn cố định.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định được đầu tư, tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
- Hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh để có được 1 đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh để có được 1 đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định đầu tư và sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
4. So sánh vốn cố định và vốn lưu động
4.1 Điểm giống nhau vốn lưu động và vốn cố định
Đều là khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản của công ty, nhằm phục vụ cho một mục tiêu mà công ty đã định sẵn theo kế hoạch. Vốn cố định và vốn lưu động là 2 nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến sự hình thành, phát triển và phát triển bền vững của doanh nghiệp vì vậy hoạt động quản lý 2 nguồn vốn này là vô cùng cần thiết.
4.2 Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
4.2.1 Về khái niệm
Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định. Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn.
4.2.2 Về các đặc trưng
Vốn cố định luân chuyển qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm 2 phần.
- Một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ.
- Bộ phận còn lại của vốn cố định dưới hình thức giá trị còn lại của tài sản cố định.
Vốn lưu động lưu chuyển nhanh, dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh
- Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
- Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
4.2.3 Về biểu hiện và hình thức thể hiện trên báo cáo tài chính
Biểu hiện của vốn cố định là các tài sản cố định, còn với vốn lưu động sẽ thể hiện dưới dạng các tài sản lưu động.
Những chỉ tiêu đưa ra để đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động của tài sản lưu động chính là tiền và các khoản khác tương đương với tiền. Còn đối với vốn cố định thì chỉ tiêu chính là các yếu tố bắt nguồn từ tài sản cố định trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh,…
4.2.4 Về phân loại
Vốn cố định được thể hiện ở thông qua tài sản cố định của doanh nghiệp, vì vậy cũng được phân loại như sau:
- Phân loại theo hình thái biểu hiện:
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
- Phân loại theo tình hình sử dụng:
- Tài sản cố định đang dùng
- Tài sản cố định chưa dùng
- Tài sản cố định không cần dùng và đang chờ thanh lý
Vốn lưu động cũng được phân loại như sau:
- Phân loại theo hình thái biểu hiện:
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
- Vốn vật tư hàng hóa
- Vốn chi phí trả về trước
- Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vốn cố định và cách phân biệt loại vốn này với vốn lưu động.
Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn doanh nghiệp theo HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Hàm Lượng Vốn Cố định Là Gì
-
Hàm Lượng Vốn Cố định Là Gì - Thả Rông
-
Khái Quát Chung Về Vốn Cố định Và Phân Cấp Vốn Cố định
-
Hàm Lượng Vốn Cố định Hiệu Suất Sử Dụng Tài Sản Cố định Hiệu Quả ...
-
Vốn Cố định Là Gì ? Đặc điểm, Vai Trò Của Vốn Cố định? Phân Biệt ...
-
Vốn Cố định Là Gì? Cách Phân Biệt Vốn Cố định Và Vốn Lưu động
-
Hệ Thống Chỉ Tiêu đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Cố định Của Doanh ...
-
Vốn Cố định Là Gì? Phân Biệt Vốn Cố định Và Vốn Lưu động - FTV
-
Cách Tính Hàm Lượng Vốn Cố định
-
Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Cố định
-
Hàm Lượng Vốn Cố định Là Gì | HoiCay - Top Trend News
-
Vốn Cố định Là Gì? Phân Biệt Giữa Vốn Cố định Và Vốn Lưu động
-
(DOC) KINH TẾ DƯỢC SOẠN ÔN | Trần Thư
-
Vốn Cố định Là Gì? Vai Trò Của Vốn Cố định Trong Doanh Nghiệp
-
Vốn Cố định Là Gì? Cách Phân Biệt Vốn Cố định Và Vốn Lưu động