Vốn Hóa Là Gì? Những Gì Nhà đầu Tư Cần Biết Về Vốn Hóa Thị Trường
Có thể bạn quan tâm
Trên thị trường chứng khoán, vốn hóa (VH) của một cổ phiếu và vốn hóa thị trường là những khái niệm được thường xuyên nhắc đến trong các hoạt động kinh doanh đầu tư. Hiểu được vốn hóa là gì, nắm chắc được đặc điểm vai trò của nó giúp cho nhà đầu tư đưa ra được những quyết định và nhận xét đúng đắn. Bài viết này, Ysedu sẽ giúp bạn hiểu rõ được các khái niệm trên!
Vốn hóa thị trường là gì?
Vốn hóa thị trường (VHTT) (hay Market Capitalization) là tổng giá trị hiện tại của các tất cả cổ phiếu đang được công ty lưu hành trên thị trường. Cũng có thể hiểu, VHTT của một doanh nghiệp xác định bằng tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó theo giá thị trường tại thời điểm mua.
Giá trị VHTT của phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường của cổ phiếu. Trong đó, giá cổ phiếu chịu tác động bởi nhiều yếu tố như yếu tố cung cầu, lãi suất, lạm phát,… Vì vậy, giá trị VHTT của một doanh nghiệp có thể biến động tăng giảm theo từng thời điểm khác nhau chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thực sự hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Ví dụ: Giả sử công ty A có 1.000 cổ phiếu, vào ngày 1/10 giá cổ phiếu công ty là 30.000 VND/ cổ phiếu và VH của công ty đó là 30 tỷ VND. Tuy nhiên, vào ngày 1/11 cổ phiếu công ty là 35.000 VND/ cổ phiếu. Vậy VH của công ty cũng thay đổi từ 30 tỷ VND lên 35 tỷ VND.
Phân loại doanh nghiệp theo Giá trị Vốn hóa Thị trường
Thông thường tại Việt Nam, dựa vào giá trị VHTT các doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm:
Nhóm | Tên khác | VHTT (Tỷ VND) |
Vốn hóa lớn | Largecap | >10,000 |
Vốn hóa vừa | Midcap | >=1,000 và <=10,000 |
Vốn hóa nhỏ | Smallcap | >=100 và <1,000 |
Vốn hóa siêu nhỏ | Microcap | <100 |
(đây là cách chia phổ biến hiện nay trên thị trường chứng khoán)
Vốn hóa lớn – Largecap
Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn được biết đến với tên tiếng Anh là Largecap. Nhóm cổ phiếu Largecap là những doanh nghiệp có giá cổ phiếu trên thị trường cao cùng với số lượng lớn. Do có số lượng cổ phiếu lớn nên những công ty này thường là những công ty có quy mô động rất lớn. Đồng thời, thị giá cổ phiếu cao thể hiện sự đánh giá cao của thị trường và sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp thuộc nhóm có mức VH lớn thường có xu hướng dẫn đầu trong ngành và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Một số ví dụ về doanh nghiệp có mức VH lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Vinamilk (VNM), VinGroup (VIC), Ngân hàng Vietcombank (VCB),…
Vốn hóa vừa – Midcap
Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa vừa được biết đến với tên tiếng anh là Midcap. Những công ty ở nhóm này thường sẽ có số lượng cổ phiếu và thị giá không cao bằng nhóm Largecap. Doanh nghiệp này vừa có quy mô hoạt động ở tầm trung và giá cổ phiếu trên thị trường không quá cao.
Đây thường là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn chưa được thị trường chú ý lắm. Những công ty trong phân khúc này thường cố gắng để tăng thị phần và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường nên thị giá các công ty này thường không cao bằng nhóm Largecap. Các công ty trong nhóm Midcap giá càng cao càng biểu hiện cho tốc độ hiệu quả của doanh nghiệp, hay sự chú ý của thị trường dành cho cổ phiếu đó
Vốn hóa nhỏ – Smallcap
Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa nhỏ được biết đến với tên tiếng anh là Smallcap. Ở nhóm này tập trung các công ty có cổ phiếu giá thấp hoặc là số lượng cổ phiếu ít. Điều này nói lên, những công ty có smallcap thường là những công ty có quy mô vốn nhỏ. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu thấp do công ty hoạt động trong môi trường quá cạnh tranh, không có biên lợi nhuận tốt hoặc thị trường bỏ quên, đánh giá thấp các cổ phiếu này….
Vốn hóa siêu nhỏ – Microcap
Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa siêu nhỏ được biết đến với tên tiếng anh là Microcap. Những doanh nghiệp thuộc nhóm Microcap thường là những công ty có quy mô vốn siêu nhỏ với thị giá cổ phiếu thấp hay còn gọi là cổ phiếu “trà đá”. Đây có thể là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, hoặc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thậm chí là trong các ngành đang bước vào chu kỳ suy thoái. Doanh nghiệp có này thường có tính rủi ro cao và có rất ít số liệu để đánh giá.
Ý nghĩa của Vốn hóa thị trường
Đối với những nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chuyên nghiệp hay quỹ đầu tư thì giá trị vốn hóa thị trường là một trong các yếu tố đầu tiên họ quan tâm. Do, VHTT của một doanh nghiệp thể hiện được quy mô hoạt động của doanh nghiệp thông qua số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Cùng với thị giá cổ phiếu có thể biểu hiện cho vị thế ngành, tiềm năng tăng trưởng hay sự đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp này. Ngoài ra với quy mô VH lớn sẽ giúp các nhà đầu tư lớn tránh được rủi ro thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Điều này giúp các cổ đông hay các nhà đầu tư thoái vốn nhanh và không mất quá nhiều chi phí khi thực hiện thoái vốn.
Những công ty có vốn hóa cao thường sẽ đáng tin cậy và có xu hướng rủi ro thấp hơn và ngược lại. Vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức cần phải đa dạng hóa các danh mục đầu tư sao cho hiệu quả, tối ưu đem lại mức lợi nhuận cao nhưng vẫn trong mức rủi ro chấp nhận.
Cách tính Vốn hóa thị trường tại Việt Nam
Để tính được vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp khá đơn giản. Bạn chỉ cần có thông tin cơ bản về số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp đó và thị giá của mỗi cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Công thức tính:
Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện hành x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Ví dụ: Một công ty có giá trị cổ phiếu hiện hành trên thị trường là 50.000 VND/ cổ phiếu và đang có 3 triệu cổ phiếu đang được lưu hành.
Vậy công ty sẽ có VHTT là: 50.000 x 3.000.000 = 150 tỷ VND
Các nhân tố ảnh hưởng đến Vốn hóa thị trường
VHTT bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính đó là số lượng cổ phiếu đang lưu hành và thị giá của cổ phiếu đó.
Khi giá cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường bị biến động, dù tăng lên hay giảm đi cũng sẽ khiến cho VH thị trường của doanh nghiệp đó thay đổi theo. Điều tương tự cũng xảy ra nếu số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp thay đổi.
Giả sử giá cổ phiếu là không đổi, khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thì vốn hóa của công ty tăng, trong khi nếu công ty mua lại cổ phiếu thì sẽ làm cho vốn hóa giảm đi.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần lưu ý rằng vốn hóa thị trường sẽ không bị ảnh hưởng do tác động của việc chia tách cổ phiếu. Khi một cổ phiếu được chia tách thì số lượng cổ phiếu tăng lên và thị giá của nó sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng. Do đó, vốn hóa vẫn giữ nguyên không đổi.
Ví dụ, một công ty A quyết định chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 1:3 có nghĩa là tổng số lượng cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên 4 lần. Các cổ đông hiện hữu sẽ nhận được thêm ba cổ phiếu cho mỗi một cổ phiếu mà họ sở hữu. Khi đó, thị giá của mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống còn một phần tư so với giá ban đầu. Vì vậy, có thể thấy tuy khối lượng cổ phiếu lưu hành tăng nhưng giá trị vốn hóa của công ty A là không đổi.
Phân biệt VHTT và Vốn chủ sở hữu
Đều là vốn nhưng vốn hóa thị trường và vốn chủ sở hữu có rất nhiều điểm khác biệt. Được phân biệt rõ ràng như sau:
- Vốn hóa thị trường là căn cứ để có thể xem xét quy mô hoạt động và đánh giá của thị trường lên cổ phiếu một doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào thị giá của cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Do thị giá của cổ phiếu thường xuyên chịu biến động của thị trường chứng khoán theo thời gian, nên vốn hóa thị trường của doanh nghiệp cũng thường xuyên thay đổi.
- Vốn chủ sở hữu là 1 căn cứ để xác định được giá trị thực của một doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào các loại tài sản của công ty chứ không phụ thuộc vào thị giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu không chịu tác động theo thời gian như vốn hóa thị trường.
Những lưu ý về VH khi đưa ra quyết định đầu tư
Bất kỳ chiến lược đầu tư nào cũng cần xuất phát từ sự hiểu biết và mục tiêu cụ thể của nhà đầu tư. Một nhà đầu tư mới sẽ có những điểm khác với nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm. Với số vốn 1 tỷ hay 100 triệu thì sẽ có mỗi chiến lược đầu tư khác nhau.
Theo thống kê, hiện nay có tới 75% – 80% giá trị giao dịch cổ phiếu tập trung ở nhóm 30 mã cổ phiếu lớn nhất. Tuy nhiên, bạn nên rà soát toàn bộ thị trường để có thể tìm ra được những cổ phiếu có tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao. Một số điều bạn cần lưu ý:
- Khi phân tích thị giá cổ phiếu giữa các doanh nghiệp trên thị trường, các nhà đầu tư thường hay hiểu lầm giữa giá trị thực hay định giá của doanh nghiệp và vốn hóa của doanh nghiệp đó.
- Ngoài giá trị vốn hóa thị trường các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thêm các thông tin khác về doanh nghiệp. Từ đó, có thể đưa ra những nhận xét và quyết định trong đầu tư chính xác.
- Khi sử dụng phân tích kỹ thuật nên hạn chế áp dụng với những công ty có vốn hóa quá nhỏ. Đặc biệt là những doanh nghiệp có tính đầu cơ và không có sự minh bạch trong việc công bố thông tin hoặc trong báo cáo tài chính.
- Khi so sánh các doanh nghiệp, nếu các yếu tố khác là như nhau thì bạn nên ưu tiên chọn công ty có vốn hóa cao hơn để đầu tư. Vì những công ty này thường là những công ty đầu ngành, có độ uy tín cao và an toàn hơn.
- Nếu trong trường hợp bạn là nhà đầu tư lớn và đang phân vân xem xét giữa hai cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, cả hai doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó không có nhiều sự khác biệt về các thông tin tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ khác nhau về quy mô vốn hóa. Vậy, với số vốn đầu tư lớn bạn nên đầu tư vào các doanh nghiệp có vốn hóa cao để phù hợp với quy môn vốn đầu tư của bạn.
Bên cạnh đó, nếu bạn có mức vốn nhỏ hơn thì nên lựa chọn các doanh nghiệp có vốn hóa tầm trung (Midcap) để có thể đem lại lợi nhuận tương đương.
Chiến lược đầu tư dựa vào VHTT
Các cổ phiếu dẫn đầu thị trường theo độ vốn hóa giảm dần thường được phát hành bởi các công ty có vốn hóa lớn, vừa hay nhỏ. Do thị giá cổ phiếu trên thị trường rất nhạy cảm và có nhiều biến động theo thời gian. Vậy nên, nhiều nhà đầu tư thường có xu hướng đa dạng hóa các doanh mục đầu tư đối với các công ty có vốn hóa thị trường lớn bé khác nhau. Sau đây là một số yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi xây dựng các danh mục đầu tư của mình:
- Mục tiêu tài chính của bạn
- Khả năng chấp nhận rủi ro
- Khoảng thời gian đầu tư
- Sự am hiểu và kiến thức của bạn
Việc thiết lập cho mình các danh mục đầu tư đa dạng, chứa nhiều nhóm vốn hóa thị trường sẽ giúp bạn có thể giảm rủi ro đầu tư trong mọi lĩnh vực. Từ đó giúp bạn theo đuổi mục tiêu tài chính trong tương lai của mình một cách hiệu quả.
Top 30 Công ty có VHTT Lớn nhất được niêm yết trên sàn HSX (cập nhật ngày 19/10/2021)
ACB | BID | BVH | CTG | FPT | GAS | GVR | HDB | HPG | KDH |
MBB | MSN | MWG | NVL | PDR | PLX | PNJ | POW | SAB | SSI |
STB | TCB | TPB | VCB | VHM | VIC | VJC | VNM | VPB | VRE |
Bảng: Top 30 Công ty có VHTT Lớn nhất được niêm yết trên sàn HSX (cập nhật tháng 19/10/2021)
Trên đây là top 30 Công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất được niêm yết trên sàn HSX tại thời điểm ngày 19 tháng 10 năm 2021, mọi người có thể tham khảo qua. Do vốn hóa chịu sự ảnh hưởng từ biến động giá cổ phiếu và sự thay đổi của số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Vì vậy, danh sách này sẽ thay đổi liên tục và có thể được thay thế bởi các mã khác.
Thông qua bài viết này, Ysedu hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về vốn hóa, vốn hóa thị trường và những lưu ý khi đưa ra quyết định đầu tư của mình. Chúc bạn đầu tư thành công!
Từ khóa » Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường Có Nghĩa Là Gì
-
Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường Với Nhà ...
-
Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường Vốn Là Gì? Đặc điểm Và Các Hạn Chế?
-
Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? | XTB
-
Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? Ý Nghĩa Của Vốn Hóa Thị Trường
-
Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? Những điều Nhà đầu Tư Cần Biết Về ... - DNSE
-
Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? (Mới Nhất Năm 2022) - Luật ACC
-
Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? Cách Tính Market Capitalization
-
Vốn Hoá Thị Trường Là Gì? Ý Nghĩa Của Vốn Hoá Thị Trường - TheBank
-
Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? - CafeF
-
Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? Định Nghĩa, Công Thức Và Giải Thích
-
Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? Sử Dụng Nó để đầu Tư Như Thế Nào?
-
Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? Những Điều Cần Biết Về ... - Dragonlend
-
Vốn Hóa Thị Trường Tiếng Anh Là Gì - Thả Rông