Vốn Hoá Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính Vốn Hoá Thị Trường

Trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư, khái niệm vốn hoá thị trường được nhắc đến rất nhiều và có vai trò quan trọng trong chiến lược đầu tư. Vậy vốn hoá là gì? Cách xác định giá trị vốn hoá thị trường như thế nào?

Cùng lamchutaichinh tìm hiểu qua nội dung bài viết này!

Xem thêm:

  • Tìm hiểu độ lệch chuẩn là gì?
  • Tìm hiểu YOY là gì?

Vốn hóa là gì?

Định nghĩa vốn hoá trong kế toán

Trong kế toán, vốn hoá được dùng trong các báo cáo tài chính, để chỉ chi phí tài sản của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể, bao gồm tổng giá trị cổ phiếu, nợ dài hạn và những khoản thu nhập được giữ lại.

Định nghĩa vốn hoá trên thị trường chứng khoán

Vốn hóa là giá trị của một công ty trên thị trường thông qua hình thức cổ phiếu. Hiện nay, vốn hóa thị trường còn được sử dụng để có thể đánh giá rủi ro, giới hạn của thị trường cũng như làm thước đo xác định giá trị cổ phiếu.

Hay nói một cách khác, Vốn hóa thị trường là số tiền bỏ ra mua toàn bộ một doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

Vốn hóa là gì?
Vốn hóa là gì?

Ví dụ:

  • Một doanh nghiệp kinh doanh có phát hành 15 triệu cổ phiếu
  • Mỗi cổ phiếu được bán với giá 100 nghìn đồng.

Vậy vốn hóa của công ty sẽ là vốn hóa của doanh nghiệp đó sẽ là 15 nghìn tỷ.

Tỷ lệ vốn hóa (capitalization rate) là gì?

Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán cũng không nên bỏ qua thuật ngữ Tỷ lệ vốn hóa (capitalization rate), được hiểu là khái niệm gắn với tỷ trọng của một loại vốn vay/cổ phần với tổng giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.

Vốn hoá thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường đề cập đến giá trị của một công ty được xác định bởi thị trường chứng khoán. Nó được định nghĩa là tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang lưu hành.

Để tính vốn hóa thị trường của một công ty, hãy nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá trị thị trường hiện tại của một cổ phiếu.

Dựa vào vốn hoá thị trường để phân chia công ty theo các cấp độ, cụ thể:

  • Vốn hóa lớn (10 tỷ USD trở lên)
  • Vốn hóa trung bình (2 tỷ USD đến 10 tỷ USD)
  • Vốn hóa nhỏ (300 triệu USD đến 2 tỷ USD).

Công thức tính vốn hoá thị trường

Cách tính vốn hóa thị trường được xác định bằng công thức sau:

Vốn hóa thị trường = Giá trị 01 cổ phiếu * Tổng số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có 60 triệu cổ phiếu được bán với giá 30 USD/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty A sẽ là 60 triệu * 30 = 180 triệu USD.

Phân loại doanh nghiệp Việt Nam theo giá trị vốn hóa thị trường

Ở Việt Nam, có 4 loại doanh nghiệp cơ bản được phân chia theo giá trị vốn hóa thị trường, bao gồm:

  • Lớn (Large Cap): Vốn hóa thị trường > 10.000 tỷ VNĐ.
  • Trung bình (Mid Cap): 1.000 tỷ VNĐ < vốn hóa thị trường < 10.000 tỷVNĐ
  • Nhỏ (Small Cap): 100 tỷ VNĐ < vốn hóa thị trường < 1.000 tỷ VNĐ
  • Siêu nhỏ (Micro Cap): Vốn hóa thị trường < 100 tỷ VNĐ

Mặc dù vậy, cách đánh giá trên chỉ mang tính tương đối.

Vai trò và nhiệm vụ của vốn hóa

Vốn hóa thị trường đóng vai trò định giá tổng hợp cho công ty và được xem là căn cứ quan trọng để giúp nhà đầu tư xác định lợi nhuận thu được, rủi ro trong quá trình đầu tư cổ phiếu cũng như đa dạng hóa các lựa chọn kinh doanh của nhà đầu tư.

Vốn hoá có nhiệm vụ cập nhật một công ty có giá trị như thế nào khi quyết định thực hiện hoạt động niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Cách phân chia nhóm vốn hóa trên thế giới

Trên thế giới chia vốn hóa doanh nghiệp thành 6 nhóm:

  • Mega Cap: trên 200 tỷ USD (Amazon : >700 tỷ USD, Google >700 tỷ USD, Bershire Hathaway 500 tỷ USD và nhiều công ty khác nữa)
  • Big/Large Cap: 10 đến 200 tỷ USD
  • Mid Cap: 2 đến 10 tỷ USD
  • Small Cap: 300 triệu đến 2 tỷ USD
  • Micro Cap: 50 triệu đến 300 triệu USD
  • Nano Cap: dưới 50 triệu USD

Các con số này cũng sẽ thay đổi theo thời gian, bởi thị trường chứng khoán về dài dạn sẽ luôn tăng giá và vốn hóa các công ty sẽ ngày càng lớn.

Những yếu tố nào quyết định giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp?

Giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp được quyết định bởi 2 yếu tố:

  • Giá trị cổ phiếu doanh nghiệp: Cổ phiếu biến động giá liên tục do các yếu tố: Thị trường, hoạt động giao dịch của công ty, các sự kiện doanh nghiệp hoặc các ảnh hưởng từ tình hình trong nước và quốc tế…
  • Hoạt động thu mua các cổ phiếu đã phát hành của doanh nghiệp và mua vào cổ phiếu quỹ

Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay

Dưới đây là top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

STT Mã chứng khoán Tên doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động Giá trị vốn hoá (Tỷ đồng)
1 VCB Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Dịch vụ tài chính 385.450
2 VHM Công ty cổ phần Vinhomes Bất động sản 330.601
3 VIC Tập đoàn Vingroup Công nghiệp, bất động sản, thương mại dịch vụ… 309.692
4 BID Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Dịch vụ tài chính 220.046
5 GAS Tổng công ty khí Việt Nam Sản xuất dầu khí, dịch vụ dầu khí, bán lẻ sản phẩm dầu khí 207.281
6 HPG Tập đoàn Hòa Phát Sản xuất ống thép, tôn mạ, nội thất, thiết bị điện lạnh… 201.729
7 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Dịch vụ tài chính 173.966
8 VNM Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk Dinh dưỡng, sữa, thực phẩm trẻ em, cà phê, nước đóng chai… 169.077
9 MSN Công ty cổ phần tập đoàn Masan Sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ uống, nước mắm, nước tương… 167.872
10 VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Dịch vụ tài chính 165.372

So sánh vốn hoá thị trường, vốn điều lệ và giá trị thị trường

Khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn hóa thị trường

Hai khái niệm vốn hóa và vốn điều lệ thường có những điểm khác biệt rất rõ ràng trong lĩnh vực tài chính, cụ thể như sau:

  • Vốn hóa thị trường: là căn cứ để đánh giá được quy mô phát triển của doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu mà doanh nghiệp phát hành trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thường xuyên có sự biến động nhất định theo thời gian.
  • Vốn điều lệ (vốn chủ sở hữu): là căn cứ để có thể giúp định lượng được giá trị thực sự của doanh nghiệp. Vốn điều lệ hiện không phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu mà nó phụ thuộc vào các dạng tài sản của công ty. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng không chịu biến động theo thời gian như vốn hóa doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sự khác biệt của vốn hóa thị trường và giá trị thị trường

Mặc dù vốn hóa thị trường (Market Capitalization) và Giá trị thị trường (market value), đều để đánh giá tài sản, giá trị của công ty.

Tuy nhiên ở góc độ tính toán và sự chuẩn xác thì hai khái niệm này lại có sự khác nhau như sau:

  • Vốn hóa thị trường = số lượng cổ phiếu đang lưu hành X giá hiện tại của một cổ phiếu. Nên nó phụ thuộc vào Giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu lưu hành
  • Giá trị thị trường nhìn chung cũng hay được dùng thay cho vốn hóa thị trường ở những công ty niêm yết. (nhưng nó không phải là thuật ngữ trùng nhau)

Những sai lầm của nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam

Đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán, bạn rất dễ gặp những sai lầm sau trong quá trình đầu tư như:

  • Kế hoạch đầu tư trên thị trường chưa phù hợp với kiến thức của nhà đầu tư, các khoảng thời gian mà nhà đầu tư cá nhân có.
  • Chưa biết cách chọn lọc, tiếp nhận các thông tin chính xác về doanh nghiệp. Dẫn đến việc đưa ra những nhận định đầu tư sai.
  • Chưa trang bị đủ kiến thức chuyên môn. Đặc biệt là hiểu biết về giá trị vốn hóa thị trường.
  • Tâm lý không vững vàng….

Để xây dựng danh mục đầu tư với sự pha trộn giữa các cổ phiếu có vốn hóa khác nhau. Nhà đầu tư cần xem xét:

  • Mục tiêu tài chính
  • Khả năng chịu đựng rủi ro
  • Thời gian đầu tư
  • Sự hiểu biết và kiến thức của bản thân

Kết luận

Vốn hoá là gì? Đâu là những sai lầm mà nhà đầu tư cá nhân gặp phải khi đầu tư dựa vào vốn hoá thị trường? Tất cả đã được giải đáp qua nội dung bài viết này.

Hy vọng đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Nội dung được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Giá Trị Vốn Hóa Là J