Vốn - Vấn đề Tiên Quyết Khi Bắt đầu Khởi Nghiệp - Việt Luật

Khởi nghiệp được hiểu nôm na là bắt đầu xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Nhà khởi nghiệp được tự do làm những gì mình muốn, mình đam mê, ngành nghề mình yêu thích và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, đam mê, tâm huyết thôi thì chưa đủ điều quan trọng là phải thực hiện hóa ý tưởng; duy trì hoạt động của dự án; giữ chân người đồng hành; cũng như tự chủ về mặt tài chính.

Với thời buổi công nghệ như hiện nay, Việt Nam đã và đang hòa nhập vào xu thế chung của thế giới. Với sự hỗ trợ về những chính sách liên tiếp được ban hành, cùng với vô số câu chuyện thành công, thậm chí đi lên từ bàn tay trắng đã thôi thúc những nhà khởi nghiệp khuyến khích để bứt phá khỏi khuôn khổ quen thuộc. Vì thế, sao ta không khởi nghiệp? Và mơ ước những thứ to lớn từ nó.

Với sự hỗ trợ về những chính sách liên tiếp được ban hành, cùng với vô số câu chuyện thành công đã thôi thúc nhiều nhà khởi nghiệp thực hiện mơ ước của mình

Tuy nhiên, ước mơ và mạo hiểm không là giải pháp tối ưu nhất. Mơ ước có mặt tiêu cực và tích cục của nó, mơ ước là động lực để ta khởi nghiệp nhưng mặc khác người ta dễ rơi vào tình trạng ảo tưởng. Để rồi, khi bắt đầu, chợt nhận ra không có điều gì dễ dàng cả. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dự án chết yểu mỗi năm, vùi chôn hoài bão đẹp đẽ của bao nhiêu con người.

Vì thế, sự chuẩn bị kỹ lương để bắt đầu khởi nghiệp là điều quan trọng nhất

Xem thêm: Những điều cần đặt biệt lưu ý khi thành lập công ty năm 2019

Mục lục

Toggle
  • QUAN SÁT THỊ TRƯỜNG – LÀ BƯỚC ĐẦU CẦN THIẾT:
  • VỐN TỰ CÓ 
  • VỐN CÓ THỂ HUY ĐỘNG
  • HUY ĐỘNG VỐN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

QUAN SÁT THỊ TRƯỜNG – LÀ BƯỚC ĐẦU CẦN THIẾT:

Quan sát thị trường – Là bước đầu cần thiết để khởi nghiệp

Tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ có sẵn để tìm ra một ý tưởng độc đáo của riêng bạn, nếu bạn không đủ sức sáng tạo một ý tưởng hoàn toàn mới. Thế nhưng, chỉ bấy nhiêu là chưa đủ. Để khởi nghiệp, bạn phải biến ý tưởng bạn có thành một sản phẩm, dịch vụ nhất định có thể giải quyết một nhu cầu nào đó của một nhóm người hay của cả cộng đồng. Để làm được điều này và duy trì nó, bạn cần VỐN.

Tiền là một loại vốn. Thế nhưng vốn thì bao gồm vốn trí tuệ, vốn tài sản mà tiền cũng chỉ là một trong số các loại tài sản mà thôi.

Việc có sẵn một nguồn vốn nhất định trước hay trong khi khởi nghiệp thì chưa chắc bạn sẽ thành công. Nhưng chắc chắn rằng, điều đó sẽ tăng khả năng đạt được mục tiêu của bạn, vì ít nhất đảm bảo rằng bạn còn duy trì tồn tại, chứ không tan rã trước khi kịp có khách hàng đầu tiên.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói

VỐN TỰ CÓ 

Khởi nghiệp bằng vốn tự có

Nguồn vốn tự có đầu tiên là trí tuệ của chính nhà khởi nghiệp. Nó được cụ thể hóa thành ý tưởng kinh doanh, thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho cộng đồng. Nguồn vốn này là trụ cột của bất cứ dự án khởi nghiệp nào và khả năng khai phá của nó là không có giới hạn.

Nguồn vốn tự có thứ hai là nguồn vốn từ tài sản nhà khởi nghiệp đang sở hữu. Đó có thể là tiền tiết kiệm, là căn nhà, chiếc xe, mảnh đất của nhà khởi nghiệp,… Đối với các dự án khởi nghiệp trực thuộc các tổ chức, doanh nghiệp, hầu như các nhà khởi nghiệp chỉ cần chuyên tâm nghiên cứu và phát triển mà hoàn toàn không cần phải quá bận tâm về nguồn vốn.

Thông thường, đây sẽ là nền móng của một dự án khởi nghiệp, được sử dụng để định hình tổ chức, chuẩn bị công cụ, phương tiện cần thiết, tìm kiếm nhân sự phù hợp, chuẩn bị địa điểm làm việc,…

Số lượng nhà khởi nghiệp có đủ tiềm lực tài chính chỉ là số ít, còn ngoài kia có vô số nhà khởi nghiệp với tài sản tự thân ít ỏi không có số vốn đủ lớn để đảm đương ngần ấy những điều trên đây. Và đôi lúc, dù đã có sẵn một nguồn vốn nhất định trong tay, nhưng cũng có thể là không đủ để duy trì dự án đến khi có thể thu được lợi nhuận. Vậy, làm thế nào để họ sống sót và tồn tại trong làn sóng khởi nghiệp đang bùng nổ, mà không phải chờ đợi đến khi tích lũy đủ tài chính?

Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2019

VỐN CÓ THỂ HUY ĐỘNG

Khởi nghiệp bằng hình thức huy động vốn

Ngoài những tài sản sẵn có, vay mượn từ người thân, bạn bè, … cũng là một biện pháp để tích lũy vốn trong quá trình khởi nghiệp.

Nhà khởi nghiệp cũng có thể tận dụng tài sản sẵn có để có được nguồn vốn bằng cách dùng tài sản của mình sở hữu làm tài sản bảo đảm để vay vốn tại các tổ chức tín dụng, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp,…

Các biện pháp trên đây giúp nhà khởi nghiệp có thể có thêm nguồn vốn, tuy nhiên sẽ tạo ra một áp lực tài chính không hề nhỏ. Trong nhiều trường hợp, họ bị đặt vào tình huống bắt buộc phải thành công. Đáng buồn thay, như đã đề cập, khởi nghiệp không phải là chuyện đơn giản. Và đôi khi, chính nhà khởi nghiệp không thể đánh giá và lường trước những rủi ro, vấn đề phát sinh để rồi thất bại, rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, tệ hơn nữa là mất hết tài sản mà thành công vẫn quá xa vời.

Thế nhưng, điểm mạnh của việc huy động vốn theo cách này đó là nhà khởi nghiệp thường vẫn giữ được toàn quyền quản trị, điều hành dự án và tiếp tục sử dụng các tài sản đã được dùng làm bảo đảm phục vụ cho hoạt động của dự án mình.

Vậy nếu bạn muốn khởi nghiệp những không có sẵn vốn, không có bất cứ nguồn vốn nào có thể huy động được ngay thì phải làm như thế nào? Hay bằng cách nào dự án của bạn có thể “bơi ra biển lớn” mà không phải lẩn quẩn trong vòng ao làng vì thiếu vốn?

Xem thêm: Bảng giá thành lập doanh nghiệp.

HUY ĐỘNG VỐN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Huy động vốn từ nhà đầu tư để khởi nghiệp

“Khởi nghiệp từ tay trắng”, “bắt đầu từ số 0”, … luôn là những cụm từ có sức hấp dẫn đặc biệt với các nhà khởi nghiệp. Thế nhưng, “tay trắng”, “số 0” ở đây chỉ là sự thiếu hụt về mặt vốn vật chất. Một khi đã khởi nghiệp, thì tối thiểu bạn cũng phải có nguồn vốn tự có là trí tuệ của chính bạn. Hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ thật kỹ lưỡng, trình bày ý tưởng của bạn sao cho người khác thấy được khả năng phát triển và tiềm lực lợi nhuận nó có thể mang lại. Khi đủ tự tin, hãy cầm bộ hồ sơ đó đến gõ cửa các nhà đầu tư; các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; các cuộc thi về khởi nghiệp; các quỹ đầu tư khởi nghiệp;

Nếu ý tưởng của bạn đủ độc đáo, có khả năng hiện thực hóa và đem lợi nhuận về; hồ sơ của bạn thể hiện được những điều đó; bạn có đủ khả năng thuyết phục và một chút may mắn, các nhà đầu tư sẽ tìm đến bỏ vốn cho bạn khởi nghiệp. Khi đó, điều bạn nhận được không chỉ là một nguồn vốn mà còn là những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm được truyền thụ từ các nhà đầu tư, bổ trợ cho bạn trên bước đường khởi nghiệp.

Thế nhưng, đổi lại, thường thì nhà khởi nghiệp phải chia sẻ quyền quản trị cho nhà đầu tư, thậm chí là phải chấp nhận một số sự áp đặt về phương hướng phát triển. Điều đó có nghĩa là, quyền tự chủ của nhà khởi nghiệp sẽ bị hạn chế ít nhiều. Bên cạnh đó, thỏa thuận đầu tư là một quá trình phức tạp, kéo dài và đôi khi, chỉ cần một chút bất cẩn hay biến động thị trường, toàn bộ công sức đã bỏ ra sẽ trở thành vô nghĩa.

Vì vậy, có thể xem huy động vốn từ các nhà đầu tư là quá trình đòi hỏi, thử thách bản lĩnh của nhà khởi nghiệp để thu về “quả ngọt”. Và cũng đã có những trường hợp, các “nhà đầu tư thiên thần” sẵn sàng bỏ vốn mà không cần bất cứ điều kiện nào cả.

Trong quá trình khởi nghiệp, sẽ có vô số khó khăn, chướng ngại phát sinh mà bạn không thể nào lường trước và bắt buộc phải giải quyết. Vốn chỉ là một trong số các vấn đề đó, và sẽ là nan đề tiên quyết bạn nhất định phải hóa giải để tiếp tục bước đường khởi nghiệp.

Nếu còn nhiều vướng mắc về thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi, để được tư vấn tốt nhất từ đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp từ Việt Luật. 

Với dịch vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Việt Luật, Quý khách không đi lại - không chờ đợi lâu
Với dịch vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Việt Luật, Quý khách không đi lại – không chờ đợi lâu
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Xin Vốn Khởi Nghiệp