Vòng đời Của Ong Như Thế Nào? Tập Tính Loài Ong Ra Sao?

Loài ong là côn trùng mà con người có thể khai thác để lấy mật ong. Do đó, chúng có ảnh hưởng đến kinh tế người dân và mật ong mang đến lợi nhuận rất hấp dẫn cho nhiều người khởi nghiệp. Nếu bạn có ý định nuôi ong lấy mật thì bạn cần tìm hiểu kỹ về loài côn trùng này. Hãy cùng khám phá vòng đời của ong và nhiều mặt thú vị của loài này qua bài viết sau bạn nhé.

Tổ chức xã hội của loài ong

Trước khi tìm hiểu về vòng đời của loài ong, bạn hãy dành thời gian để hiểu xã hội loài ong được tổ chức như thế nào nhé. Vì đây là điểm khác biệt rất lớn của loài ong so với nhiều loài vật khác, ảnh hưởng lớn đến vòng đời của chúng.

Loài ong không tồn tại riêng lẻ mà sống theo đàn với tính xã hội cao. Chúng sống trong một công trình tự nhiên mà chúng tự tạo nên gọi là tổ ong. Một tổ ong có khoảng 25 nghìn đến 50 nghìn cao. Tổ ong được chúng xây dựng trên cây, tảng đá, bụi rậm. Giờ đây, con người dùng tổ nhân tạo để nuôi ong.

Một tổ ong được chia thành 3 chức vụ khác nhau với cấu tạo sinh lý cũng khác nhau để thực hiện chức vụ của chúng. Trong đó bao gồm ong chúa, ong đực, ong thợ.

Ong chúa

Trong một tổ ong thì ong chúa là con ong cái duy nhất trong đàn. Ong chúa tiết ra chất nội tiết tố để quyến rũ ong đực, ra lệnh cho ong thợ để thực hiện nhiệm vụ. Công việc của ong chúa là sinh sản ra những con ong khác, bao gồm ong thợ, ong đực và cả ong chúa thế hệ tiếp theo.

Con ong chúa chỉ giao phối từ một đến hai lần trong đời nhờ lượng tinh trùng của ong đực được lưu trữ trong khu đặc biệt. Ong chúa nhờ ong thợ nuôi dưỡng, thụ tinh nhờ ong đực và sinh nở trong suốt quãng đời của chúng. Khi có ong chúa mới ra đời, chúng sẽ thay thế ong chúa cũ đã già yếu hoặc tách ra xây dựng tổ riêng ở bên ngoài cùng một số ong đực và ong thợ khác.

Ong thợ

Ong thợ chính là những công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất và cũng là người thợ xây dựng để làm nên tổ ong. Nhiệm vụ ong thợ gồm lấy mật từ hoa, sau đó mang mật về cho ong non, ong chúa ăn. 

Ngoài ra, ong thợ còn xây dựng nên tổ ong, bảo vệ tổ, chăm sóc tổ. Ong thợ điều chỉnh nhiệt độ cho tổ, biết sửa chữa khi tổ bị hỏng và tấn công những kẻ xâm nhập như đàn ong khác hay các loài vật khác, bao gồm cả con người. Chính ong thợ là loại ong sản xuất ra mật ong từ nhụy hoa.

Ong đực

Ong đực chẳng có vòi nhưng chúng có cơ quan sinh dục. Nhiệm vụ của ong đực là giao phối với ong chúa để sinh sản, tham gia chăm sóc ong con chứ chúng không tham gia sản xuất hay xây dựng tổ.

Vòng đời của loài ong

Cũng tương tự như những loài côn trùng khác, ong là côn trùng biến thái hoàn toàn chúng trải qua 4 giai đoạn để phát triển thành con ong trưởng thành. Các giai đoạn vòng đời của ong bao gồm: Giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng, con trưởng thành.

Giai đoạn trứng

Ong chúa dự trữ tinh trùng, chúng chỉ giao phối 1 – 2 lần trong cuộc đời sau đó dự trữ và thực hiện nhiệm vụ sinh sản trong suốt vòng đời của mình. Ong chúa sẽ thực hiện nhiệm vụ đẻ trứng để gây dựng vương quốc cho mình.

Giai đoạn ấu trùng

Sau 3 ngày trứng sẽ được nở thành ấu trùng, ấu trùng của ong có hình dáng như một con giòi màu trắng đục, không chân, không mắt, không râu, và không cánh, không ngòi.

Ấu trùng có phần miệng đơn giản, đủ để có thể tóm gọn lượng thức ăn được ong thợ đặt ngay miệng. Ở giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ trải qua 5 lần lột xác để phát triển. Ấu trùng ở giai đoạn tiền nhộng có vẻ ngoài rất giống với ong trưởng thành, chỉ khác ở điểm chúng khoác lên mình một lớp vỏ bọc.

Giai đoạn nhộng

Chỉ trong 3 – 5 ngày ở giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ tiến hóa thành nhộng. Trong thời gian này các con ong thợ sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi các con nhộng bằng cách cung cấp sữa chúa cho con con.

Giai đoạn con trưởng thành

Con nhộng chỉ cần khoảng 2 ngày để lột xác thành ong. Giới tính của chúng là ong đực hoặc ong cái. Tuy nhiên, chỉ có ong cái hoàn chỉnh mới thành ong chúa, còn tất cả ong cái còn lại sẽ thành ong thợ để tham gia sản xuất, tìm mật và xây tổ.

Mỗi loại ong sống khoảng bao lâu?

Mỗi loài ong sẽ có tuổi thọ khác nhau, lại còn tùy thuộc vào môi trường sống có thuận lợi hay không nữa. Tuy nhiên, từng chức vụ trong xã hội loài ong thường có tuổi thọ như sau:

Ong chúa: tuổi thọ khoảng 1 đến 3 năm. Ong chúa được chăm bón kỹ lưỡng nhất tổ.

Ong thợ: cũng là ong cái nhưng chưa hoàn chỉnh, phải lao động bên ngoài nên chỉ sống được tối đa 6 tháng.

Ong đực: tuổi thọ ong đực cực ngắn, chỉ từ 2 tuần đến 6 tuần mà thôi. Do ong đực sẽ chết ngay sau khi giao phối.

Vòng đời của ong cùng với các chức nghiệp trong xã hội loài ong thật là thú vị, phải không nào? Dù ong có hung dữ, có thể chích người để bảo vệ tổ nhưng mật ong luôn là sản phẩm dinh dưỡng giá trị cao cho con người. Mật ong còn có thể chữa bệnh và luôn là nguồn kinh tế già trị lớn cho nhiều hộ gia đình.

 Bài viết liên quan:
  • Cách đuổi ong hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
  • Lựa chọn cách đuổi ong làm tổ trong nhà an toàn
  • Những cách đuổi ong mật vừa an toàn và hiệu quả
 

Xem thêm: Bảng giá tổng hợp

Liên hệ tư vấn và đăng ký dịch vụ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ TAM HIỆP

» Địa chỉ: 42/6 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM» Điện thoại: (028) 3837 4729» Hotline: 0903619921 – 0964482768 – 0938467712» Email: office@pestmaster.vn» Website: https://dietcontrung.health.vn

Từ khóa » Sơ đồ Trinh Sinh ở Ong