Vòng đời Của Ruồi Và Tuổi Thọ Của Ruồi Bao Lâu? - Diệt Côn Trùng
Có thể bạn quan tâm
Tuổi thọ của ruồi tồn tại trung bình trong khoảng 28 ngày. Tuy nhiên khi đã trưởng thành, lượng trứng ruồi đẻ ra có thể lên đến 900 trứng trong suốt vòng đời của ruồi. Cùng tìm hiểu quá trình phát triển và sinh sống của loài ruồi như thế nào nhé.
Vòng đời của ruồi
Ruồi có 4 giai đoạn phát triển là trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành. Mỗi giai đoạn tồn tại ở những khoảng thời gian khác nhau. Nếu trong điều kiện lý tưởng có nhiệt độ nóng ẩm, ruồi chỉ mất từ 7 – 10 ngày để hoàn thành vòng đời của ruồi (từ trứng đến trưởng thành).
Giai đoạn trứng: ruồi cái sau khi được thụ tinh, nó sẽ tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Đó thông thường sẽ là những bãi rác, phân hoặc các chất hữu cơ ẩm ướt trong tình trạng phân hủy. Mỗi lần sinh sản, số lượng trứng ruồi cái đẻ ra khoảng 75 – 150. Trứng ruồi có màu trắng đục và dài khoảng 1.2 mm như hạt gạo. Trứng sẽ nở trong 24 giờ.
Giai đoạn ấu trùng (giòi): sau khi trứng nở, lúc này được gọi là ấu trùng, sẽ ăn các chất hữu cơ bên ngoài để hấp thụ protein và dưỡng chất cho bước tiến hóa tiếp theo. Kích thước của ấu trùng khoảng 3 – 9 mm tùy vào thời điểm. Nó sẽ có hai lần lột da để tăng kích thước cơ thể lên cho phù hợp.
Ấu trùng có thể được nuôi với mục đích kinh doanh, dùng để làm mồi câu, thức ăn cho động vật như bò sát và chim chóc,…
Giai đoạn nhộng: để chuẩn bị cho giai đoạn thành nhộng, ấu trùng sẽ tìm nơi khô ráo và tối tăm để tiến hóa. Lúc này ấu trùng sẽ ở trong một cái kén. Và nhộng có hình trụ, đầu tròn, dài khoảng 1,2 mm.
Ban đầu, nó sẽ có màu vàng nhạt, sau đó màu sẫm dần thành nâu đỏ. Cuối cùng nhộng sẽ trở thành màu đen khi sắp đến giai đoạn ruồi trưởng thành. Nó sẽ được phát triển thêm 6 chân, mắt kép và một cặp cánh.
Từ nhộng tiến hóa thành ruồi trưởng thành sẽ mất khoảng 2 – 6 ngày khi có thời tiết ấm áp, đủ độ ẩm. Nếu trời trở lạnh và khắc nghiệt hơn, quá trình này có thể lên đến 20 ngày.
Giai đoạn ruồi trưởng thành: khi đã kết thúc quá trình nhộng, con ruồi sẽ đục lớp vỏ và chui ra ngoài. Ruồi trưởng thành có kích thước trung bình 5 – 8 mm. Toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi lông.
Ruồi đực mất 16 giờ để phát triển đầy đủ, còn ruồi cái thì cần đến 24 giờ để trưởng thành và chuẩn bị cho việc sinh sản. Ruồi đực khi gặp ruồi cái, chúng sẽ bay xung quanh để truyền tín hiệu giao phối. Quá trình giao phối này có thể mất vài phút. Sau đó, ruồi cái lại tìm những nơi ẩm ướt như phân, bãi rác,… để đẻ trứng và bắt đầu một vòng đời của ruồi khác.
Tuổi thọ của con ruồi nếu trong điều kiện cực kỳ tốt như thời tiết mát và ấm, nguồn thức ăn dồi dào có thể kéo dài đến 2 tháng. Còn trung bình tuổi thọ của nó chỉ duy trì khoảng 25 – 28 ngày.
Tác hại và biện pháp xử lý ruồi
Vòng đời của ruồi là bao nhiêu không quan trọng nhưng với số lượng nó đẻ trứng nhiều và liên tục như vậy thì việc mang đến nhiều mầm bệnh cho con người cũng là mối nguy lớn. Các tác hại mà ruồi mang đến cho đời sống sinh hoạt:
- Vì thức ăn của ruồi là những chất thải, rác bỏ đi nên cơ thể chúng mang nhiều mầm bệnh. Nó sẽ phát tát các mầm bệnh ấy khi tiếp xúc với thức ăn của con người gây nên bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả, giun sán.
- Nếu tiếp xúc trực tiếp với ruồi ở ngoài da, nó còn có thể gây nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.
Tuy tuổi thọ của ruồi không nhiều nhưng chỉ với vòng đời của ruồi ngắn ngủi và số lượng lớn chúng đã có thể gây hại nhiều cho con người như đã phân tích ở trên. Vì vậy việc thực hiện các biện pháp để phòng tránh và tiêu diệt là vô cùng cần thiết.
- Đầu tiên hãy làm mất đi nơi sinh sản, đẻ trứng của ruồi như dọn dẹp thu gom rác thường xuyên, đậy kín nhà vệ sinh.
- Ngăn không cho ruồi tiếp xúc với nguồn nước uống, thức ăn, vật dụng trong nhà bếp. Thức ăn lúc nào cũng phải được che đậy kỹ càng.
- Ruồi chỉ hoạt động trong ánh sáng nên nếu muốn hạn chế mọi người có thể tắt điện hoặc làm cho phòng tối để không còn ruồi trong phòng và có thể nghỉ ngơi.
- Sử dụng bình phun thuốc côn trùng để hạn chế và làm ruồi tránh xa tổ ấm nhà bạn. Cũng lưu ý rằng mọi người nên sử dụng loại thuốc chất lượng không ảnh hưởng sức khỏe. Và chỉ xịt khi mình chuẩn bị ra ngoài để đảm bảo an toàn. Luôn ngủ mắc màn để không phải tiếp xúc với ruồi trực tiếp.
- Những cách diệt ruồi giấm trong bếp cực đơn giản
- Những cách đuổi ruồi ra khỏi nhà ngay tức tốc
- Tìm hiểu ruồi sống được bao lâu và tuổi thọ của ruồi
Xem thêm: Bảng giá tổng hợp
Liên hệ tư vấn và đăng ký dịch vụ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ TAM HIỆP
» Địa chỉ: 42/6 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM» Điện thoại: (028) 3837 4729» Hotline: 0903619921 – 0964482768 – 0938467712» Email: office@pestmaster.vn» Website: https://dietcontrung.health.vn
Từ khóa » Vòng đời Của Con Ruồi Vàng
-
Phương Pháp Phòng Trừ Ruồi Vàng Bảo Vệ Cây ăn Quả, Rau ăn Quả
-
Tác Hại Của Ruồi Vàng Trên Cây ăn Trái Và Cách Kiểm Soát
-
Đặc điểm Sinh Trưởng, Tập Tính Gây Hại Và Cách Tiêu Diệt Của Ruồi Vàng
-
Ruồi Sống được Bao Lâu Thì Chết? Vòng đời Của Ruồi Nhà
-
Tuổi Thọ Của Ruồi BAO LÂU Và VÒNG ĐỜI Phát Triển Của Ruồi
-
Đặc điểm Của Loài Ruồi Vàng đục Trái
-
Vòng đời Của Ruồi - Ruồi Sống Trong Bao Lâu? - BioFix
-
Đặc điểm Hình Thái Và Sinh Học Ruồi đục Quả
-
Ruồi Vàng đục Trái - Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Thái | Diệt Mối 24h
-
Các Loài Ruồi Thường Gặp | Kiểm Soát Côn Trùng Rentokil
-
Ruồi Vàng Hại Hoa Lan
-
Ruồi Vàng đục Trái - Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Thái - Queenfarm
-
Tuổi Thọ Của Ruồi - Ruồi Sống được Bao Lâu - Vòng đời Ruồi Nhà