Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Ví Dụ Và Công Thức Tính Cụ Thể

Đối với các công ty có những khoản nợ cần thu thì việc nắm bắt hệ số vòng quay khoản phải thu là điều cần thiết. Chỉ số này sẽ cho biết việc thu hồi các khoản tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu khác có hiệu quả hay không? Làm sao để có thể tối ưu hóa các khoản phải thu đó.

Nội dung

Toggle
  • Vòng quay khoản phải thu là gì?
  • Công thức tính vòng quay khoản phải thu
  • Ví dụ công thức tính vòng quay khoản phải thu
  • Ý nghĩa của hệ số vòng quay khoản phải thu
    • Hệ số vòng quay khoản phải thu tăng
    • Số vòng quay khoản phải thu giảm
  • Vòng quay khoản phải thu bao nhiêu là tốt?
  • Lợi ích của vòng quay khoản phải thu
    • Dự báo tài chính
    • Giảm rủi ro tín dụng
    • Tối ưu hóa vốn lưu động
    • Tăng cường quản lý nợ
    • Tăng khả năng thanh toán
  • Những điểm hạn chế của vòng quay khoản phải thu là gì?
  • Lời kết

Vòng quay khoản phải thu là một trong những khái niệm quan trọng trong kế toán tài chính. Đây là một công cụ giúp doanh nghiệp dự báo thời gian thu hồi được khoản phải thu của mình từ khách hàng. Cùng bài viết điểm qua về vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp là gì và công thức tính ra sao nhé.

Vòng quay khoản phải thu là gì?

Vòng quay các khoản phải thu có tên tiến anh là Receivable turnover ratio là cách tính giúp kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi các khoản phải thu kể cả tiền nợ của khách hàng.

Hệ số vòng quay khoản phải thu là gì?
Hệ số vòng quay khoản phải thu là gì?

Tỉ lệ các khoản phải thu cho thấy mức độ hiệu quả của công ty đó trong việc cấp tín dụng cho khách hàng của công ty và còn có khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn.

Công thức tính vòng quay khoản phải thu

Tính hệ số vòng quay khoản phải thu dựa trên công thức sau:

Hệ số vòng quay khoản phải thu = [Doanh thu tín dụng ròng] / [Trung bình khoản phải thu].

Với:

  • Doanh thu bán tín dụng ròng là doanh số bán hàng trong năm được xác định bằng tín dụng(bán chịu), trái ngược với tiền mặt. Con số này được tính bằng việc dùng tổng doanh số, trừ đi các khoản lãi, các khoản phụ cấp khác.
  • Trung bình khoản phải thu là tổng trung bình cộng của khoản phải thu đầu kì và khoản phải thu cuối kì.

Việc bạn có thể nắm được công thức để tính được vòng quay khoản phải thu giúp bạn rất nhiều trong việc quản lý doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Ví dụ: Doanh thu tín dụng ròng trong kỳ là 500 triệu, còn Trung bình khoảng phải thu là 600 triệu. Vậy Hệ số vòng quay khoản phải thu là = 500/600 = 0.834.

Vòng quay vốn lưu động

Ví dụ công thức tính vòng quay khoản phải thu

Cửa hàng VK là một cửa hàng bán lẻ bán thiết bị đi xe đạp và xe đạp. Do doanh số bán tiền mặt giảm, CEO , quyết định mở rộng bán tín dụng cho tất cả các khách hàng của mình. Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, đã có tổng doanh thu tín dụng là 1 tỷ đồng và lợi nhuận là 100.000.000 đồng. Các khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ lần lượt là 200 triệu và 300 triệu. CEO muốn biết công ty của anh ta thu các khoản phải thu trung bình bao nhiêu lần trong năm.

Như vậy thì công thức tính vòng quay khoản phải thu tại cửa hàng VK như sau:

  • Doanh thu bán tín dụng ròng = 1.000.000.000 – 100.000.000 = 900.000.000
  • Trung bình khoản phải thu = (200.000.000 + 300.000.000)/2 = 250.000.000
  • Vậy Vòng quay khoản phải thu = 900.000.000/250.000.000 = 3,6

Do đó, Cửa hàng VK đã thu thập các khoản phải thu bình quân xấp xỉ 3,6 lần trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Ý nghĩa của hệ số vòng quay khoản phải thu

Như đã nói, hệ số vòng quay các khoản phải thu dùng để đo lường khả năng thu hồi khoản phải thu của một công ty doanh nghiệp, hay hiệu quả của việc cấp tín dụng hiện tại của công ty đó. Hệ số khoản phải thu được tính hàng năm, hàng quý hay hàng tháng tùy theo quy định của mỗi doanh nghiệp.

Việc so sánh hệ số vòng quay kì này so với kì trước thấp hơn hay cao hơn sẽ được phân tích ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

Hệ số vòng quay khoản phải thu tăng

Hệ số vòng quay khoản phải thu cao hơn theo từng tháng/quý/năm: Các khoản nợ và các khoản phải thu được thu hồi một cách hiệu quả. Từ đó dòng tiền của các công ty/doanh nghiệp cũng được cải thiện hơn, nhìn chung có thể đánh giá là một trạng thái tài chính tích cực cho doanh nghiệp/ công ty đó.

Ý nghĩa của vòng quay khoản phải thu
Ý nghĩa của VQKPT

Nếu hệ số này quá cao đồng nghĩa với chính sách tín dụng của doanh nghiệp công ty đang rất thận trọng trong việc cấp tín dụng. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp ngằn ngừa rủi ro về các khoản tín dụng khó đòi.

Thế nhưng, sự quá thận trọng trong việc cấp tín dụng có thể sẽ khiến khách hàng khó chịu, không hài lòng; và chắc chắn sẽ bỏ lỡ một số khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, các công ty, doanh nghiệp cần thay đổi chính sách mềm mỏng hơn, quan tâm nhiều hơn đến các trải nghiệm và hành vi của khách hàng.

Số vòng quay khoản phải thu giảm

Hệ số vòng quay khoản phải thu thấp dần qua các chu kỳ tháng/ quý/ năm cho thấy công ty doanh nghiệp đó có quy trình thu hồi tín dụng kém từ các giao dịch hay các khoản nợ liên quan. Điều này cho thấy chính sách tín dụng của doanh nghiệp không tốt hoặc khách hàng không có khả năng thanh toán nợ.

Với tình trạng vòng quay khoản phải thu giảm các doanh nghiệp nên thay đổi chính sách tín dụng. Thận trọng trong việc cấp tín dụng và thay đổi thời gian thu hồi tín dụng để kích thích tăng hệ số vòng quay các khoản phải thu.

Tìm hiểu về vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay khoản phải thu bao nhiêu là tốt?

Thực tế, mỗi ngành nghề hệ số vòng quay phải thu được quy định khác nhau. Nên không thể nào xác định hệ số một cách chính xác. Theo đó, để đánh giá hiệu quả quản lý trong việc thu hồi các khoản phải thucác khoản nợ của khách hàng cần so sánh kỳ thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định.

Vòng quay khoản phải thủ giúp bạn đánh giá hiệu quả của một công ty/ doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu. Từ hệ số vòng quay đó các doanh nghiệp sẽ có những chính sách thu hồi tín dụng phù hợp để duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó.

Lợi ích của vòng quay khoản phải thu

Việc quản lý vòng quay khoản phải thu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

Dự báo tài chính

Vòng quay khoản phải thu cho doanh nghiệp biết được thời gian mà khoản phải thu sẽ được thanh toán trong tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp dự báo được nguồn tài chính trong tương lai và đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Giảm rủi ro tín dụng

Việc quản lý vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp giảm rủi ro tín dụng bằng cách quản lý các khoản phải thu và đảm bảo rằng các khoản này sẽ được thanh toán đúng hạn.

Tối ưu hóa vốn lưu động

Vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa vốn lưu động của mình bằng cách giảm thời gian chờ đợi để thu hồi các khoản phải thu. Điều này giúp doanh nghiệp có thể sử dụng vốn lưu động để đầu tư và tăng trưởng kinh doanh.

Tăng cường quản lý nợ

Vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp tăng cường quản lý nợ bằng cách giảm thời gian chờ đợi để thu hồi các khoản phải thu. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn các khoản nợ và giảm thiểu rủi ro tài chính.

Tăng khả năng thanh toán

Việc quản lý vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp tăng khả năng thanh toán các khoản nợ khác, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và ổn định.

Những điểm hạn chế của vòng quay khoản phải thu là gì?

Hệ số vòng quay khoản phải thu có thể giúp bạn đánh giá và tìm được các xu hướng hoạt động, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn. Tuy vậy nhưng hệ số này không phát hiện hoặc xác định được các tài khoản cũng như khách hàng nợ xấu cần xem xét cụ thể hay những tài khoản, khách hàng mắc nợ quá hạn.

Ngoài ra, những khoản nợ này có thể thay đổi cả năm, việc tính toán được dựa trên ngày bắt đầu và ngày cuối năm do đó sẽ khó có thể đạt mức hoàn toàn chính xác. Vì vậy, vẫn nên so sánh hệ số vòng quay khoản phải thu với các công ty/doanh nghiệp cùng ngành nghề với các sản phẩm tương đồng nhau thì mới có thể đánh giá cụ thể được.

Lời kết

Vòng quay khoản phải thu là một chỉ số quan trọng trong kế toán tài chính. Việc quản lý vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp dự báo tài chính, giảm rủi ro tín dụng, tối ưu hóa vốn lưu động, tăng cường quản lý nợ và tăng khả năng thanh toán. Việc áp dụng các chiến lược phù hợp để cải thiện vòng quay khoản phải thu sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa tài chính và tăng trưởng kinh doanh.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, Góc Tài Chính đã giúp bạn trang bị thêm kiến thức về tài chính cho cá nhân, từ đó có những chính sách vận hành tốt công ty/ doanh nghiệp của mình.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

  • 8 số 0 là bao nhiêu tiền? Quy đổi tiền theo số 0
  • Bạc 40 là gì? Một số hình thức cho vay bạc hiện nay
  • Cho vay bạc là gì? Có những hình thức vay bạc nào?
  • Bạc 20 là gì? Điều cần biết khi vay bạc 20
  • Bạc 10 là gì? Cách tính và những điều mà bạn cần biết
  • Bạc 30 là gì? Cách tính tiền lãi bạc 30 đơn giản mà bạn cần biết

Từ khóa » Chu Kỳ Khoản Phải Thu