Vòng Quay Khoản Phải Trả Là Gì? Ví Dụ Cụ Thể, ý Nghĩa, Cách Tính?
Có thể bạn quan tâm
Vòng quay khoản phải trả là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc, được dùng phổ biến trong kinh doanh. Qua đó, giúp đánh giá khả năng chi trả của một doanh nghiệp với nhà cung cấp. Đối với một công ty, việc nắm được chỉ số vòng quay khoản phải trả để sử dụng vốn một cách tốt nhất là điều rất cần thiết.
Vậy, vòng quay khoản phải trả được hiểu như thế nào? có ý nghĩa và cách tính ra sao? Bài viết dưới đây, Làm Chủ Tài Chính sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu:
- Vòng quay khoản phải thu là gì?
Vòng quay khoản phải trả là gì?
Vòng quay khoản phải trả (Accounts Payable Turnover Ratio) hay còn được gọi là chỉ số vòng quay khoản phải trả hay hệ số vòng quay khoản phải trả. Vòng quay khoản PHẢI TRẢ là chỉ số tài chính phản ánh khẳ năng chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp hoặc hiểu là chính sách thanh toán công nợ đối với nhà cung cấp.
Thuật ngữ này được xem như một thước đo khả năng tất toán khoản nợ ngắn hạn được tính để định lượng tốc độ mà một tổ chức, doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp của mình.
Mặt khác, dựa vào hệ số vòng quay các khoản phải trả, có thể nắm được số lần mà công ty/ doanh nghiệp trả hết các khoản nợ trong khoảng thời gian nhất định.
Cách tính vòng quay khoản phải trả chính xác nhất
Chỉ số vòng quay khoản phải trả cho thấy khả năng chiếm dụng nguồn vốn của doanh nghiệp với nhà cung cấp. Tỉ lệ vòng quay các khoản phải trả ở mức quá thấp sẽ ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng uy tín của doanh nghiệp.
Công thức tính vòng quay các khoản phải trả được hiểu như sau:
Vòng quay khoản phải trả = Doanh thu hàng năm/ khoản phải bình quân
Trong đó:
- Doanh thu hàng năm = giá vốn bán hàng + hàng tồn kho cuối kì – hàng tồn kho đầu kì
- Khoản phải trả bình quân = (Phải trả báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/ 2
- Số ngày các khoản phải trả = 365/ vòng quay khoản phải trả
Ví dụ cụ thể về cách tính vòng quay khoản phải trả
Để hiểu hơn về khái niệm vòng quay khoản phải trả, Lamchutaichinh.vn xin đưa ra ví dụ cụ thể như sau:
Công ty A báo cáo tài chính ngày 31/12/2021:
- Giá vốn hàng bán: 150 triệu đồng (1)
- Hàng hóa tồn kho cuối kì: 30 triệu đồng (2)
- Hàng tồn kho đầu kì: 20 triệu đồng (3)
- Trả người bán ngắn hạn đầu kì: 10 triệu đồng (4)
- Trả người bán ngắn hạn cuối kì: 15 triệu đồng (5)
Vậy có thể thấy:
- Doanh số mua hàng thường niên được tính như sau: (1) + (2) – (3) = 150.000.000 + 30.000.000 – 20.000.000 = 160.000.000 đồng (6).
- Các khoản phải trả bình quân sẽ là: (4 + 5)/2 = 10.000.000 +15.000.000/2 = 17.500.000 đồng (7).
- Vòng quay các khoản phải trả, sẽ lấy: (6)/ (7) = 160.000.000/ 17.500.000 = 9,1 (lần) được làm tròn là 9 lần.
Vậy, qua vòng quay các khoản phải trả, cho thấy thời gian Công ty A phải thanh toán cho nhà cung cấp bình quân trong 1 năm là: 365/9 = 41 ngày.
Thông qua ví dụ cụ thể trên, bạn có thể dễ dàng áp dụng cách tính với công ty của mình để có thể nắm bắt được các chỉ số vòng quay khoản phải trả một cách hiệu quả nhất. Từ đó, dễ dàng cân đối dòng tiền, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Ý nghĩa của vòng quay khoản phải trả
Chỉ số vòng quay khoản phải trả không chỉ cần thiết cho các doanh nghiệp mà còn là chỉ số được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy, vòng quay khoản phải trả có ý nghĩa như thế nào?
- Vòng quay khoản phải trả là thước đo khả năng thanh toán công nợ của bất cứ công ty nào
- Vòng quay khoản phải trả là hệ số đo lường tốc độ (nhanh/ chậm) của một doanh nghiệp cần phải thanh toán cho nhà cung cấp. Bên cạnh đó, các khoản phải trả sẽ thống kê một cách đầy đủ ở bảng cân đối kế toán dưới hình thức là các khoản nợ ngắn hạn.
- Các nhà đầu tư sẽ xem xét chỉ số của vòng quay khoản phải trả để cân nhắc công ty đó có đủ năng lực để trả các khoản nợ ngắn hạn không. Từ đó, sẽ có những phương án đầu tư kinh doanh hợp lí.
- Các tổ chức công ty cũng phải tính toán thật cẩn trọng vòng quay các khoản phải trả để cân đối và sử dụng nguồn tài chính hợp lí, vừa thực hiện thanh toán khoản nợ, vừa phân bổ nguồn vốn đầu tư vào các dự án khác nhau.
- Khi so sánh chỉ số vòng quay khoản phải trả giữa các công ty với nhau, phải so sánh với công ty có tính chất tương đồng về quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Từ đó, có thể đưa ra nhận định đúng đắn và khách quan nhất.
Vậy có thể thấy, vòng quay khoản phải trả cho biết khả năng, mức độ của một doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản như tiền mặt, khoản thu hoặc hàng tồn kho để tất toán các khoản nợ của mình.
Tỉ số này càng lớn cho thấy khả năng trả nợ của công ty càng cao. Ngược lại, hệ số này nhỏ hơn 1 thì cho thấy doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về tài chính, có thể vỡ nợ khi đến hạn. Tuy nhiên, thường các doanh nghiệp có nhiều cách để huy động thêm nguồn vốn nên điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản.
Lưu ý quan trọng về vòng quay khoản phải trả
Vòng quay khoản phải trả rất quan trọng đối với mỗi tổ chức doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi sử dụng vòng quay khoản phải trả cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Nếu chỉ số vòng quay khoản phải trả năm nay thấp hơn năm trước, chứng tỏ khả năng thanh toán công nợ của công ty đó chậm hơn. Nghĩa là công ty này mất nhiều thời gian để tất toán khoản nợ cho các nhà cung cấp.
- Ngược lại, nếu chỉ số vòng quay khoản phải trả năm nay cao hơn năm trước, có nghĩa là công ty vốn hóa và khả năng thanh toán đã tốt hơn.
- Tỉ lệ luân chuyển nguồn vốn cho thấy doanh nghiệp/ công ty đang quản lí tốt dòng tiền và các khoản nợ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài mà tỉ lệ tăng, có thể dẫn đến khả năng doanh nghiệp không thể đầu tư vào các hoạt động kinh doanh. Từ đó, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của công ty giảm sút.
Nhìn chung, chỉ số vòng quay khoản phải trả dùng để xem xét mức độ thanh toán khoản nợ của một công ty cho các nhà cung cấp. Nếu tỉ lệ này cao hơn so với nhiều công ty cùng lĩnh vực, cho thấy công ty này không đầu tư kinh doanh vào tương lai. Có thể hiểu, chỉ số này không nên cao hay thấp dựa trên mệnh giá, mà khuyến khích các nhà đầu tư tìm hiểu nhiều hơn.
Kết luận
Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết về thuật ngữ vòng quay khoản phải trả. Hi vọng, bài viết cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn đọc hiểu hơn về vòng quay khoản phải trả cũng như ý nghĩa và cách tính. Từ đó, có thể ứng dụng vào công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
Bài viết được biên tập bởi: Lamchutaichinh.vn
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Hệ Số Vòng Quay Các Khoản Phải Trả
-
Vòng Quay Khoản Phải Trả Là Gì? Công Thức Tính, Ví Dụ Và ý Nghĩa
-
Vòng Quay Các Khoản Phải Trả - Vinastock
-
Vòng Quay Khoản Phải Trả Là Gì? Công Thức Và ý Nghĩa
-
Chỉ Số Vòng Quay Khoản Phải Trả Là Gì Và ý Nghĩa - Bbpress
-
Chỉ Số Vòng Quay Các Khoản Phải Trả (Accounts Payable Turnover ...
-
Vòng Quay Khoản Phải Trả Là Gì? Ví Dụ Cụ Thể Và Công Thức Tính?
-
1. Tỷ Số Thanh Toán Hiện Hành (Current Ratio) - VCBS
-
Hệ Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu Là Gì? Cách Tính, Ý Nghĩa Và Ví ...
-
VPS - Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán VPS - Xem Thuật Ngữ
-
[Top Bình Chọn] - Vòng Quay Nợ Phải Trả - Vinh Ất
-
NEW Chỉ Số Vòng Quay Các Khoản Phải Trả (Accounts Payable ...
-
Cách Tính Vòng Quay Khoản Phải Thu, Hệ Số Vòng ...
-
[Tổng Hợp] Các CHỈ SỐ đánh Giá Doanh Nghiệp QUAN TRỌNG
-
[PDF] BÀI 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC HỆ SỐ TÀI ...