Vòng Tránh Thai Nội Tiết ảnh Hưởng Thế Nào đến Thời Kỳ Mãn Kinh?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính của bài viết:
- Vòng tránh thai nội tiết có thể làm cho kinh nguyệt ra ít hơn hoặc thậm chí dừng kinh nguyệt hoàn toàn.
- Vòng tránh thai nội tiết có thể giảm bớt mức độ ra máu kinh hàng tháng nhưng không có tác dụng đối với các triệu chứng tiền mãn kinh khác.
- Nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt dừng lại trong thời gian dùng vòng tránh thai nội tiết thì nên đi khám để làm xét nghiệm máu xác định xem đã mãn kinh hay chưa.
- Bạn cũng nên đi khám nếu gặp các triệu chứng bất thường như: lỡ kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều, đau đầu, thay đổi tâm trạng, khô âm đạo, đau vùng chậu.
Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những gì có thể xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh khi đã đặt vòng tránh thai thì bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
1. Vòng tránh thai nội tiết và các biện pháp tránh thai khác không ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu mãn kinh
Vòng tránh thai nội tiết phát huy tác dụng bằng cách ngăn chặn một phần sự rụng trứng – hiện tượng giải phóng trứng ra khỏi buồng trứng. Nhiều người cho rằng khi giải phóng ít trứng hơn thì số trứng còn lại trong buồng trứng sẽ tồn tại được lâu hơn và dẫn đến mãn kinh muộn hơn. Tuy nhiên, sự thật không phải như thế.
Ngay cả khi không rụng trứng thì những nang trứng của buồng trứng vẫn mất dần khi theo thời gian. Do đó, vòng tránh thai nội tiết hay bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác đều không ảnh hưởng đến thời gian bắt đầu mãn kinh.
2. Vòng tránh thai nội tiết có thể làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Vòng tránh thai nội tiết có thể làm giảm một số vấn đề xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh và một trong số đó là kinh nguyệt ra nhiều.
Trong những năm trước khi mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone tăng lên và giảm xuống thất thường. Sự thay đổi nồng độ hormone này sẽ khiến cho kinh nguyệt ra ít hơn hoặc nhiều hơn so với trước đây.
Theo số liệu thống kê thì ít nhất 25% phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh có kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường. Mức độ ra máu có thể nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh hoặc tampon cứ sau 1 – 2 tiếng một lần. Vòng tránh thai nội tiết sẽ làm giảm bớt mức độ ra máu và đưa kinh nguyệt trở về gần với bình thường hơn.
3. Biện pháp tránh thai nội tiết có thể “làm ẩn đi” các dấu hiệu tiền mãn kinh
Các loại vòng tránh thai nội tiết như Mirena có thể làm cho kinh nguyệt ra ít hơn và nhanh hết hơn. Một số phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết còn ngừng kinh nguyệt hoàn toàn. Trong những trường hợp này thì sẽ rất khó để biết đó có phải dấu hiệu sắp mãn kinh hay không.
Vòng tránh thai nội tiết còn có thể gây ra một vài hiện tượng rất giống như dấu hiệu tiền mãn kinh, ví dụ như thay đổi tâm trạng và chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Tuy nhiên, vòng tránh thai không ảnh hưởng đến các dấu hiệu tiền mãn kinh khác. Dụng cụ tránh thai này chỉ giải phóng hormone progesterone chứ không giải phóng estrogen. Khi mức estrogen giảm xuống một cách tự nhiên thì sẽ vẫn có các dấu hiệu như bốc hỏa, khó ngủ và khô âm đạo.
4. Vòng tránh thai nội tiết cũng có thể gây ra những biểu hiện khác
Ngoài những dấu hiệu mãn kinh thông thường, những phụ nữ đặt vòng tránh thai nội tiết sẽ còn gặp một số biểu hiện khác do lượng hormone progesterone mà vòng tránh thai giải phóng ra. Những biểu hiện này gồm có:
- Vú căng đau, nhạy cảm
- Đau đầu
- Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu
5. Bác sĩ vẫn có thể chẩn đoán mãn kinh ngay cả khi bạn đang sử dụng vòng tránh thai nội tiết
Thường thì không cần phải làm xét nghiệm để chẩn đoán mãn kinh. Khi không có kinh nguyệt trong suốt 12 tháng liên tục thì bạn sẽ được coi là đã mãn kinh.
Tuy nhiên, vì vòng tránh thai nội tiết có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt dừng lại dù chưa mãn kinh nên sẽ cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) và estrogen. FSH là hormone có vai trò điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và sự sản xuất trứng trong buồng trứng.
Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ FSH tăng trong khi nồng độ estrogen giảm. Phương pháp xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện những thay đổi này.
Nồng độ FSH có thể tăng và giảm trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nên sẽ cần làm xét nghiệm máu một vài lần, mỗi lần cách nhau một khoảng thời gian. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng như bốc hỏa để xác định xem liệu có phải bạn đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh hay không.
6. Liệu pháp hormone thay thế có thể giảm bớt một số triệu chứng tiền mãn kinh
Vòng tránh thai nội tiết có thể giảm bớt mức độ ra máu kinh hàng tháng nhưng không có tác dụng đối với các triệu chứng tiền mãn kinh khác. Vì thế nên để khắc phục những vấn đề khó chịu xảy ra trong thời gian này thì cần có một giải pháp khác là liệu pháp hormone thay thế (HRT).
Liệu pháp hormone có nhiều dạng khác nhau như dạng miếng dán, thuốc đường ống hay thuốc tiêm và giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như:
- Bốc hỏa
- Đổ mồ hôi về đêm
- Khô âm đạo
- Loãng xương
Có hai loại liệu pháp hormone thay thế là:
- Loại chỉ có estrogen, dành cho những phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung
- Loại có cả estrogen và progesterone dành cho những phụ nữ vẫn còn tử cung
Phương pháp điều trị này có đi kèm với một số rủi ro, ví dụ như tăng nguy cơ đột quỵ, hình thành cục máu đông và ung thư vú... Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyến nghị chỉ nên dùng liều thấp nhất và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể để làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.
Khi đi khám, bác sĩ sẽ tư vấn liệu phương pháp này có phù hợp với bạn hay không.
7. Liệu pháp hormone không có tác dụng tránh thai
Liệu pháp hormone thay thế cung cấp estrogen và progesterone vào cơ thể. Thuốc tránh thai cũng có có chứa hai hormone này. Vậy liệu pháp hormone có tác dụng tránh thai không? Câu trả lời là không.
Mỗi một phương pháp hoạt động theo những cơ chế khác nhau. Các biện pháp kiểm soát sinh sản ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn bằng cách ngăn cản sự giải phóng hormone tự nhiên của cơ thể để ngăn rụng trứng. Trong khi đó liệu pháp hormone có tác dụng thay thế một phần hoặc toàn bộ lượng estrogen mà cơ thể từng tạo ra nhưng không thể ngăn được sự rụng trứng để ngừa thai. Vì vậy, nếu chưa mãn kinh thì bạn vẫn có thể mang thai trong khi điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế.
Để vừa tránh mang thai ngoài ý muốn và vừa làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh thì bạn có thể lựa chọn một trong hai cách như sau:
- Sử dụng thuốc tránh thai. Các loại thuốc này cũng giúp khắc phục các triệu chứng tiền mãn kinh.
- Điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế và sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai khác khi quan hệ tình dục cho đến khi mãn kinh hoàn toàn.
8. Khi đã mãn kinh thì có thể ngừng dùng vòng tránh thai
Mặc dù khả năng sinh sản sẽ giảm đáng kể vào độ tuổi 40 nhưng chừng nào còn chưa mãn kinh thì phụ nữ vẫn có thể mang thai. Để tránh mang thai ngoài ý muốn thì cứ để vòng tránh thai trong cơ thể cho đến khi qua độ tuổi mãn kinh trung bình - khoảng 51 tuổi.
Nếu lúc này vẫn còn có kinh nguyệt thì cần đợi cho đến khi dừng kinh nguyệt được ít nhất 1 năm mới tháo vòng tránh thai hoặc cũng có thể tháo vòng tránh thai sớm hơn nhưng cần chuyển sang các biện pháp tránh thai khác như bao cao su hoặc thuốc tránh thai đường uống.
Nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt dừng lại trong thời gian dùng vòng tránh thai nội tiết thì nên đi khám để làm xét nghiệm máu xác định xem đã mãn kinh hay chưa.
9. Hoặc cũng có thể giữ lại vòng tránh thai cho đến khi hết thời hạn sử dụng
Nếu không chắc có phải mình đang trải qua thời kỳ mãn kinh hay không thì có thể giữ nguyên tránh thai trong cơ thể cho đến khi hết thời hạn sử dụng. Vòng tránh thai mạ đồng có thể được để trong cơ thể lên đến 10 năm. Mirena và các loại vòng tránh thai nội tiết khác cần được tháo ra sau 5 năm.
10. Cảm giác khi tháo vòng tránh thai cũng giống như khi đặt
Cảm giác khi tháo vòng tránh thai cũng tương tự như khi đặt nhưng quá trình tháo thường đơn giản hơn và được thực hiện qua các bước sau:
- Đầu tiên, bạn nằm ngửa trên bàn và mở rộng hai chân.
- Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để từ từ mở ống âm đạo.
- Sau khi đã xác định được vị trí của vòng tránh thai thì bác sĩ sẽ nhẹ nhàng kéo sợi dây.
- Hai thanh ngang của vòng tránh thai gập lại và vòng sẽ trượt ra khỏi âm đạo.
- Nếu vòng tránh thai không ra thì bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để lấy ra.
Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau ở bụng dưới trong khoảng một đến một vài phút sau khi vòng tránh thai được lấy ra.
Từ khóa » Hình ảnh Vòng Tránh Thai Nội Tiết
-
Vòng Tránh Thai Nội Tiết Là Gì? | Vinmec
-
Vòng Tránh Thai Nội Tiết Hiệu Quả Như Thế Nào?
-
Vòng Tránh Thai Nội Tiết: Hiệu Quả Và Chi Phí - Docosan
-
Đặt Vòng Tránh Thai Nội Tiết: Quy Trình Thực Hiện Và đối Tượng Phù Hợp
-
Vòng Tránh Thai Nội Tiết - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Các Loại Vòng Tránh Thai Và ưu Nhược điểm Chị Em Cần Biết
-
Giải đáp Thắc Mắc: Có Nên đặt Vòng Tránh Thai Nội Tiết
-
Đặt Vòng Tránh Thai Là Gì? Có An Toàn Không? Khi Nào Cần đặt?
-
Đặt Vòng Tránh Thai Bao Lâu Thì Quan Hệ được? Lưu ý Cần Phải Biết
-
Vòng Tránh Thai Nội Tiết Là Gì? Cơ Chế Hoạt động
-
Cách Tránh Thai Qua Da Và Sử Dụng Vòng âm đạo Có Nội Tiết Tránh Thai
-
Vòng Tránh Thai Nội Tiết Là Gì? Ưu Nhược điểm Khi đặt Vòng Nội Tiết
-
Vòng Tránh Thai Là Gì? Phân Loại Và ưu Nhược điểm Từng Loại?